bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Điểm mới trong công tác giảng dạy Giáo dục Quốc phòng An ninh tập trung tại Hòa Lạc

Thứ tư - 29/07/2015 23:42
Những ngày cuối tháng 7, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh (GDQP-AN) Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) đang bận rộn đi đến kết thúc khóa học GDQPAN thứ ba với hơn 1000 sinh viên của trường Đại học Khoa học Tự Nhiên. Đây là lần đầu tiên sinh viên ĐHQGHN được học tập chương trình GDQPAN tập trung. Nhóm cộng tác viên đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với các thầy tại Trung tâm GDQP-AN để tìm hiểu những điểm mới trong công tác giảng dạy GDQPAN tại Hòa Lạc.
Điểm mới trong công tác giảng dạy Giáo dục Quốc phòng An ninh tập trung tại Hòa Lạc
Điểm mới trong công tác giảng dạy Giáo dục Quốc phòng An ninh tập trung tại Hòa Lạc

Mới, khác biệt để hiệu quả

Công tác GDQPAN là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo tại các trường đại học.Căn cứ tình hình cụ thể của ĐHQGHN, Trung tâm GDQP-AN là đơn vị tiên phong đi đầu trong ĐHQGHN triển khai công tác đào tạo tại Hòa Lạc. Để thuận tiện cho công tác quản lí sinh viên, Trung tâm đã tổ chức biên chế sinh viên theo các đại đội, trung đội và tiểu đội. Như vậy, kể từ khóa K59, sinh viên ĐHQGHN sẽ không còn học môn QPAN trong 3 kì mà sẽ có một khoảng thời cùng sống, cùng học tập và rèn luyện tập trung tại Trung Tâm.

Thầy Đinh Văn Hưởng, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Sinh viên vừa được học tập rèn luyện, vừa tự giác xây dựng ý thức tập thể trong một môi trường gần với môi trường quân sự. Đó là điều khác biệt lớn mà Hòa Lạc sẽ đem lại. Bởi nếu ở trường, giảng viên chỉ quản lí các em trong giờ lên lớp hàng tuần, thì ở đây - chúng tôi - các em sẽ đồng hành trong một tháng để giảng dạy, học tập và chia sẻ cùng nhau.”

Thầy Đinh Văn Hưởng chia sẻ những điểm mới ở Hòa Lạc

Tại đây, Trung tâm GDQP-AN đã xây dựng cho các bạn sinh viên một thời gian biểu với giờ giấc sinh hoạt đều đặn, nghiêm túc và khoa học theo 11 chế độ/ngày và 3 chế độ/tuần để tạo ra môi trường sống “tiệm cận” môi trường quân sự, đưa sinh viên vào thích nghi và rèn luyện mình. “Mọi việc, mọi giờ đều phải thống nhất với nhau. Tất cả hành động theo một quy chế duy nhất, theo một mệnh lệnh tuyệt đối. Phương pháp giáo dục quốc phòng luôn luôn là kỉ luật cộng kế hoạch” Thầy Hưởng chia sẻ.

Ngoài giờ lên lớp, sinh viên được tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa nhưcác hoạt động tự quản, làm việc nhóm, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Các bạn sinh viên được phân chia thành các tổ trực ban luân phiên canh gác mỗi đêm; các tổ tham gia nấu bếp, dọn và chuẩn bị cơm... Chính những hoạt động ngoại khóa này đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho công tác GDQP-AN tại đây.

Thầy Hưởng cho biết: “Qua những giờ hoạt động ngoại khóa, sinh viên học được cách chia sẻ hòa đồng, đoàn kết tập thể và trở nên gắn bó, gần gũi với nhau hơn. Cũng qua đây xây dựng cho sinh viên ý thức chủ động tham gia mọi công việc, biết san sẻ trách nhiệm với nhà bếp khi xuống bếp góp sức, cùng chung tay với bộ phận an ninh khi luân phiên canh gác, đồng thời nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung và xây dựng cảnh quan môi trường”.

Lao Động và thể thao là những hoạt động ngoại khóa gắn bó sinh viên

Và hơn hết, việc được đào tạo tập trung tại Hòa Lạc mang đến những bài học về sự thích nghi môi trường, học cách làm chủ mình và khắc phục những khó khăn khi phảo sống và học tập xa nhà. Có thể rất nhiều sinh viên xa quê đã quen với những việc này nhưng đối với những bạn chưa bao giờ phải sống xa gia đình thì đây là một trải nghiệm vô cùng mới lạ và đầy khó khăn, thách thức. Các bạn phải học cách tự lập, tự giác trong cả học tập và sinh hoạt hàng ngày. Hiệu quả đào tạo ở Hòa Lạc vươn đến những mục tiêu cao nhất trong giáo dục con người đó là: “Học để biết, học để chung sống, học để làm việc và học để phát triển”.

Khó khăn khi tiên phong

Trung tâm GDQP-AN là một trong những đơn vị đầu tiên được Giám đốc ĐHQGHN giao cho quản lí, khai thác các hạng mục công trình phục vụ công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên theo mô hình tập trung tại Hòa Lạc. Và người tiên phong chính là người mang vinh dự nhưng cũng là người gánh những trọng trách rất nặng nề. Thầy Hưởng tâm sự: “Khi nhận bàn giao cơ sở vật chất từ ĐHQGHN, chúng tôi vừa vui mừng vừa lo ngại. Bởi tiến độ thực hiện dự án Đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc chậm, dự án thành phần đầu tư xây dựng Trung tâm GDQP-AN cũng bị chậm theo. Do đó, Hòa Lạc ngày chúng tôi đến đã có những dấu hiệu xuống cấp theo thời gian. Đặc biệt là sự không ổn định của hệ thống điện nước. Khu vực này lại xa trung tâm thành phố, xa trung tâm ĐHQGHN nên việc khắc phục những vấn đề tồn đọng lại càng khó khăn”. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo ĐHQGHN, sự cố gắng vượt bậc của cán bộ, viên chức và người lao động trong Trung tâm về công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức giảng dạy môn học tạo Hòa Lạc. Đến nay, cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường đã khang trang và ổn định đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập tập trung cho hơn 1000 sinh viên. Ngoài ra, Trung tâm còn tận dụng thêm đặc điểm địa hình để triển khai những giờ học chiến thuật ngoài đồi núi, kết hợp thực học thực nghiệm.

Bên cạnh những khó khăn về vật chất và những thiếu thốn trong sinh hoạt cần khắc phục là những “bỡ ngỡ” khi Trung  tâm bắt đầu đi vào quy trình đào tạo tập trung còn chưa có kinh nghiệm trong tổ chức và quản lí số lượng sinh viên lớn. Cả thầy và trò từ những khóa đầu tiên với sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ cho đến các khóa 2, 3 đều phải tuân thủ một cường độ rèn luyện khá cao và dày đặc cộng hưởng với thời tiết nóng bức khắc nghiệt của mùa hè đã tạo ra một khối áp lực lớn.

Sự thay đổi ở Hòa Lạc cũng đi kèm với những thay đổi trong giảng dạy. Thầy Nguyễn Văn Hùng (Chủ nhiệm Khoa Chính trị) cho biết: “Vẫn giữ vững mục tiêu trang bị nhận thức, niềm tin và lí tưởng cho sinh về đường lối QPAN của Đảng, Nhà Nước nhưng thay vì phân chia bộ môn theo tín chỉ như trước, khi học tập trung tại Hòa Lạc, chúng tôi đã xây dựng trình tự các học phần kế tiếp nhau và tổ chức học – thi theo hình thức cuốn chiếu, học đến đâu - thi đến đó. Yêu cầu giảng viên truyền thụ nội dung sinh động, cụ thể nhất gắn với thực tiễn.”

Một giờ lên lớp ngoài doanh trại của Thầy và trò

Những gian khổ chưa bao giờ làm người lính chùn bước và Hòa Lạc cũng chỉ là một thách thức cần vượt qua để rèn luyện ý chí cho người chiến sĩ. Với sự nỗ lực cố gắng của Ban Giám đốc Trung tâm cùng sự phối hợp các Phòng, Ban phối hợp, sự quan tâm động viên của Ban Giám đốc ĐHQGHN giúp cho Hòa Lạc có những bước đầu thực hiện chương trình giảng dạy và học tập tương đối hiệu quả, khắc phục tốt mọi khó khăn xảy đến.

Niềm vui ban đầu

“Niềm an ủi lớn nhất mà người làm công tác giáo dục chúng tôi có được chính là được nhìn thấy các em trưởng thành hơn sau mỗi khóa học tập và tôi đã thấy được điều đó” Thầy Hưởng phấn khởi: “Có một sự khác biệt rất lớn giữa ngày các em đến và ngày các em ra về. Sự trưởng thành về trách nhiệm, nhận thức và tình cảm đã biểu hiện ra từng nét mặt. Tôi bắt gặp những ánh mắt lưu luyến không muốn rời xa nơi đây của các em; tôi thấy được sự sẻ chia giúp đỡ nhau của các em khi các bạn cùng vận chuyển đồ đạc cho nhau ra xe; những cái ôm và cái bắt tay của tình thầy trò, tình đồng đội. Đó là hoa trái của giáo dục muốn gặt hái được.”

Tình đồng đội keo sơn của lớp K59 - Kinh tế chính trị (trường ĐH Kinh Tế)

Thêm một điều không thể thiếu nữa chính là sự sẻ chia thấu hiểu chân thành của sinh viên dành cho các thầy và dành cho nhau. Khi phải học tập trung ở đây, cácbạn sinh viên đã nhận ra nhiều điều thú vị trong cuộc sống người lính, thì ra ở các thầy không chỉ có sự nghiêm khắc, kỉ luật mà còn có sự quan tâm, hòa đồng lại rất vui tính và nhận ra rằng người lính phải chịu rất nhiều những gian khó nhưng các thầy chưa bao giờ chùn bước bỏ cuộc, nhưng vẫn luôn luôn trách nhiệm và nhiệt huyết gắn bó với nghề. Khi học tập trung ở đây, các bạn được học tập – sinh hoạt – vui chơi cùng nhau, tình đồng đội, tình bè bạn thêm gắn bó, thêm hiểu nhau và có cả những tình cảm đi xa, lớn dần hơn nữa đã chớm nở từ nắng gió Hòa Lạc.

Thầy Hùng chia sẻ: “Mong muốn và cũng là trách nhiệm của các thầy là giúp các em rèn luyện mình để đối mặt, thích nghi được với mọi môi trường. Do đó các em phải trưởng thành hơn trong kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và xây dựng tinh thần tập thể. Sau hết để các em nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận người trẻ đối với Tổ Quốc. Trải qua những khóa đầu tiên tôi cảm nhận được một bầu khí rèn luyện rất hăng say của sinh viên ĐHQG. Đó là điều làm người thầy chúng tôi tự hào”.

Tạm kết

“Vui – nhiệt – đáng nhớ - trải nghiệm…” đó là những phản hồi mà các khóa sinh viên dùng để miêu tả về khóa học QPAN tập trung tại Hòa Lạc. Với sự nỗ lực khắc phục khó khăn ban đầu, thầy và trò Trung tâm GDQP-AN không chỉ đạt được mục tiêu hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ năm học mà còn trao cho nhau Tình yêu Tổ Quốc, niềm tự hào quê hương. Hòa Lạc là cơ hội thử thách những cô cậu sinh viên năm nhất sự trưởng thành và trách nhiệm; Hòa Lạc cũng đang trao đi sự chân thành thấu hiểu lẫn nhau của thầy – trò, bè bạn. Để rồi nhớ về Hòa Lạc, nỗi nhớ ấy đượm một màu xanh quân phục, màu xanh núi đồi, màu xanh hi vọng.

Tác giả: Bài và ảnh: Thanh Tùng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây