Trao đổi với USSH Medias bên lề hoạt động của Dự án PHER năm 2023 tại Hoa Kỳ, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn cho biết, công cuộc đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nói chung, tại các đại học quốc gia và đại học vùng tham gia Dự án nói riêng cần được tiến hành đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực chính, nguyên tắc trong 5 năm triển khai và kiên trì ở những năm đầu hậu dự án.
Với tư cách là một trường thành viên của ĐHQGHN tham gia dự án PHER, bet365 football
chủ trương tận dụng tối đa các cơ hội để đổi mới và cải tiến hoạt động của đơn vị. Trong năm 2022, Nhà trường đã trao đổi với các nhóm chuyên gia của PHER để tập trung cải tiến về hoạt động khoa học, dự án, đạo đức nghiên cứu... Trong các năm tiếp theo, những mảng chuyên đề về đảm bảo chất lượng nội bộ, quản trị đại học công hiện đại, công nghệ hóa đào tạo - nghiên cứu... sẽ tiếp tục được khai thác tối ưu.
Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn trao quà lưu niệm của Nhà trường tới GS. Shawn Reynolds - Phó Hiệu trưởng phụ trách đối ngoại và đổi mới giáo dục của Đại học Indiana
Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án PHER, chương trình năm 2023 tập trung vào các nội dung chính sau đây:
- Cơ cấu và tổ chức quản trị đại học
- Phát triển hệ thống quản lý học tập (LMS)
- Chuyển đổi số và hệ thống thông tin quản lý đại học
- Kiểm định và đảm bảo chất lượng nội bộ
- Thúc đẩy văn hóa giảng viên xuất sắc và môi trường để sinh viên thành công một cách đa dạng, hòa nhập và công bằng
- Kiến tạo môi trường cho sự thành công của sinh viên
- Đạo đức trong nghiên cứu khoa học
- Trung tâm dữ liệu và siêu máy tính trong đại học
- Hợp tác kinh doanh
- Thương mại hóa
- Kiến tạo cơ sở hạ tầng nghiên cứu hiệu quả cho trường đại học
- Chuyển đổi số và Hệ thống thông tin quản lý
- Hỗ trợ đổi mới trong dạy và học
- Kết nối cựu sinh viên và chuẩn bị tiền đề để sinh viên thành công trong công việc
- Thiết kế các chương trình giáo dục trực tuyến thành công
- Đánh giá thường niên đội ngũ giảng viên và nhân viên
Ví dụ về một số nội dung chính trong các mảng đổi mới đại học thuộc Dự án PHER:
- Kiểm định - đảm bảo chất lượng nội bộ:
- Cách thức xây dựng văn hóa chất lượng cho toàn trường và các đơn vị.
- Liên kết giữa đảm bảo chất lượng nội bộ (IQA) và thông tin quản lý (MIS).
- Ai có quyền truy cập vào dữ liệu và bảo mật dữ liệu được duy trì như thế nào?
- Những phân tích nào được chạy với dữ liệu và làm thế nào để dữ liệu được sử dụng làm cơ sở ra quyết định cho các kế hoạch chiến lược của trường đại học?
- Chính sách, công cụ, quy trình liên quan đến chất lượng: trường hợp IU.
- “Căng thẳng” giữa trách nhiệm giải trình và cải tiến
- Kiến tạo cơ sở hạ tầng nghiên cứu hiệu quả cho trường đại học:
- Hệ thống hỗ trợ nghiên cứu: trường hợp IU
- Chính sách hỗ trợ nghiên cứu với các vấn đề cụ thể như thúc đẩy nghiên cứu, tuân thủ, quản lý và kiểm soát chất lượng, liên ngành
- Trường đại học có thể làm gì để hỗ trợ giảng viên nhận được các khoản trợ cấp và hợp đồng từ bên ngoài?
- Trường đại học có thể làm gì để cải thiện trong các lĩnh vực sau: hỗ trợ tài trợ, phát triển đề xuất, hỗ trợ phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu liên ngành, hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu (hỗ trợ, động lực, khuyến khích)?
- Làm thế nào trường đại học có thể khuyến khích hợp tác nghiên cứu và nâng cao kỹ năng nghiên cứu của giảng viên?
Tin và bài liên quan đến Dự án PHER:
Đại học Quốc gia Hà Nội:
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID):
Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Báo Nhân dân:
Báo Thanh niên:
Đại học Quốc gia Hà Nội:
Đại học Quốc gia Hà Nội: