bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

GS.TS Nguyễn Văn Khánh: Nghiên cứu Tiếng Việt và Việt Nam học đang được giới khoa học quốc tế quan tâm

Thứ ba - 16/12/2014 22:50
Sáng nay, ngày 12/12/2014, phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học trong trường đại học” tại Trường ĐHKHXH&NV, GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng) đã chia sẻ quan điểm về vai trò và vị trí của nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học trong bối cảnh toàn cầu hoá.
GS.TS Nguyễn Văn Khánh: Nghiên cứu Tiếng Việt và Việt Nam học đang được giới khoa học quốc tế quan tâm
GS.TS Nguyễn Văn Khánh: Nghiên cứu Tiếng Việt và Việt Nam học đang được giới khoa học quốc tế quan tâm

Ngày 2/9/1945, lần đầu tiên trong lịch sử, tiếng Việt đã được truyền đi trên làn sóng điện quốc tế một cách chính thức với Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước toàn thể Quốc dân đồng bào và toàn thế giới, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia chính thức của Việt Nam, được sử dụng để giảng dạy ở trường ĐH và trong mọi lĩnh vực tại Việt Nam. Cho đến nay, tiếng Việt ngày càng được quan tâm, vị trí và vai trò của tiếng Việt ngày càng được đánh giá cao hơn và là một cầu nối quan trọng có tính quyết định trong giao lưu giữa Việt Nam với thế giới. Tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy ở những đại học nổi tiếng nhất của thế giới và khu vực.

Phiên khai mạc/Ảnh: Thành Long

Việc đánh giá vị thế của Tiếng Việt nói riêng, ngành Việt Nam học nói chung hiện nay đang là một trong những vấn đề trọng yếu đối với các nhà Việt Nam học trong nước và quốc tế, và đang có xu thế trở thành mối quan tâm của cộng đồng khoa học quốc tế’ - GS. Nguyễn Văn Khánh phát biểu. Điều này càng được thúc đẩy bởi bối cảnh toàn cầu hoá đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động giao lưu, hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, nghiên cứu liên ngành đang là nhu cầu cấp thiết trong nghiên cứu.

GS.TS Nguyễn Văn Khánh phát biểu tại phiên khai mạc/Ảnh: Thành Long

bet365 football , ĐHQGHN mà tiền thân là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có truyền thống gần 60 năm giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài. Hàng nghìn người nước ngoài đã học tập về tiếng Việt, văn hóa, văn học, lịch sử Việt Nam… và nhiều người đã trở thành những nhà Việt Nam học nổi tiếng, những nhà ngoại giao kỳ cựu, những phiên dịch viên cao cấp… Đặc biệt, có 15 cựu sinh viên đã trở thành Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam.

Với vị thế và trách nhiệm của một cơ sở nghiên cứu và đào tạo hàng đầu Việt Nam, Nhà trường đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế, các dự án nghiên cứu, các hoạt động giao lưu học thuật nhằm tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học, tiến tới thiết lập mạng lưới này trong khuôn khổ các trường đại học trong và ngoài nước. Hội thảo quốc tế này là một hoạt động tiêu biểu trong nỗ lực trên.

“Hội thảo sẽ tạo động lực cho việc kết nối các nhà Việt Nam học, thúc đẩy việc quảng bá tiếng Việt như một mấu chốt của văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập toàn diện với thế giới” - GS. Hiệu trưởng thể hiện sự kỳ vọng vào thành công của Hội thảo.

Ảnh: Thành Long

Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học trong các trường đại học” quy tụ các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ 9 quốc gia và khu vực: Lào, Thái Lan, Singapore, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Hội thảo đã nhận được 100 báo cáo, trong đó có 23 báo cáo của các học giả, chuyên gia và giảng viên của các trường đại học lớn như Harvard, California State Fullerton (Hoa Kỳ), Tokyo, Ngoại ngữ Tokyo, Châu Á Thái Bình dương (Nhật Bản) Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Quốc gia Australia, các trường Đại học Quảng Châu, Quảng Tây, Bắc Kinh, (Trung Quốc), Chulalongkon, Mahidol, Ubon Rachathani (Thái Lan), Tổng hợp Quốc gia Lào…

Các tham luận xoay quanh những vấn đề trọng tâm của tiếng Việt và Việt Nam học: Thực trạng, phương thức tổ chức, chương trình giảng dạy Tiếng Việt và Việt Nam học; Phương pháp giảng dạy và phương thức đánh giá năng lực tiếng Việt như một ngoại ngữ; Những vấn đề về Việt ngữ học; Nghiên cứu Việt Nam học từ góc độ liên ngành (Văn học, Lịch sử, Văn hóa, xã hội...). ..

GS.TS Vũ Đức Nghiệu trình bày báo cáo "Một số ý kiến về kiểm tra đánh giá trong giảng dạy Tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai" tại phiên toàn thể/Ảnh: Thành Long

GS. Imai Akio (Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản) với  báo cáo "Việc giảng dạy tiếng Việt thông qua trang chủ của trường Đại học TUFS" tại phiên toàn thể/Ảnh: Thành Long

GS. Ngô Như Bình (Đại học Havard) trình bày báo cáo "Vai trò của tiếng mẹ đẻ  của người học tiếng Việt như một ngoại ngữ"/Ảnh: Thành Long

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau phiên toàn thể vào buổi sáng/Ảnh: Thành Long

Tác giả: Thanh Hà - Video: Hà Dự - Đình Hậu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây