bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại

Thứ sáu - 25/01/2013 02:37
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại” do Trường ĐHKHXH&NV cùng các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với các chuyên gia đến từ Đại học Paris I, Viện Lịch sử Quân sự Bộ Quốc phòng, Đại học Monperllier, Đại học Lyon (Cộng Hoà Pháp), Đại học Hawaii Pacific (Hoa Kì), Đại học Greifswald (CHLB Đức) tổ chức vào ngày 17/01/2013.
Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại
Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại” do Trường ĐHKHXH&NV cùng các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với các chuyên gia đến từ Đại học Paris I, Viện Lịch sử Quân sự Bộ Quốc phòng, Đại học Monperllier, Đại học Lyon (Cộng Hoà Pháp), Đại học Hawaii Pacific (Hoa Kì), Đại học Greifswald (CHLB Đức) tổ chức vào ngày 17/01/2013. Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế: TS Pierre Journoud – Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Quân sự, Bộ Quốc phòng, Cộng hoà Pháp; GS Jean-Christophe Noel – Chuyên gia hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao, Cộng hoà Pháp; GS Pierre Asselin – Đại học Hawaii Pacific; GS Antoine Coppolani – Đại học Paul-Valéry, Montpellier 3; GS Michael North – Đại học Greifswald. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học Việt Nam đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước. Đặc biệt hội thảo có sự hiện diện của các nhân chứng tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán Hiệp định Paris: Bà Tôn Nữ Thị Ninh – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban đối ngoại Quốc hội; ông Nguyễn Khắc Huỳnh - nguyên Đại sứ, thành viên đoàn đàm phán Paris. Hội thảo tập trung thảo luận về một số nội dung chính: Bối cảnh lịch sử và tương quan lực lượng giữa hai bên dẫn đến Hội nghị và Hiệp định Paris; Lợi ích của Mĩ, Liên xô, Trung Quốc và các nước trong tiến trình của Hiệp định Paris Kết quả và tầm vóc của Hiệp định Paris trong thắng lợi của Việt Nam và lực lượng hoà bình trên thế giới. Hiệp định Paris sau 40 năm nhìn lại nguyên đại sứ, thành viên đoàn làm phán Nguyễn Khắc Huỳnh khẳng định: Cuộc đàm phán Paris là cuộc đối chọi quyền lực giữa hai nền ngoại giao. Hiệp định Paris là thắng lợi ngoại giao quan trọng nhất của Việt Nam qua mọi thời đại. Một vấn đề theo ông chưa ai nói đến đó là: Hiệp định Paris tổng hoà thắng lợi chiến thắng đem lại thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguồn gốc thắng lợi là đường lối đấu tranh trên 3 mặt trận, ngoại giao được đặt thành một mặt trận đấu tranh có ý nghĩa chiến lược.

Từ Hiệp định Paris 1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh rút ra bài học trong việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột khu vực và quốc tế hiện nay: tập hợp lực lượng, xác định lợi ích của các bên. Đặc biệt lợi ích của quốc gia, của dân tộc là trên hết. Và trong thời kì hiện đại tinh thần, bản lĩnh sáng tạo, linh hoạt cần phải phát huy hơn nữa.

Các tham luận và ý kiến phát biểu của các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam tại hội thảo đều khẳng định: Hiệp định Paris đã trở thành biểu tượng của tinh thần “Không gì quý hơn độc lập, tự do” của nhân dân Việt Nam, của phong trào giải phóng dân tộc, của nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lí trên toàn thế giới. Nhiều ý kiến khác tập trung nhấn mạnh: Hiệp định Paris là sự kiện lịch sử có tầm vóc quan trọng góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và bền bỉ của nhân dân Việt Nam. Đồng thời đây cũng là sự kiện chứa đựng nhiều bài học về ngoại giao, quân sự, nghệ thuật đàm phán – thoả hiệp.

Các tham luận, các ý kiến tại Hội thảo đã đưa ra được những kinh nghiệm và bài học thiết thực, hữu ích trong việc giải quyết các mẫu thuẫn, xung đột và chiến tranh cục bộ dựa trên hoạt động ngoại giao và đàm phán trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay. Hội thảo khoa học “Hiệp định Paris: 40 năm nhìn lại” là một trong những hoạt động thiết thực của trường ĐHKHXH&NV, hướng tới kỉ niệm 40 năm ngày kí Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2013).

Tác giả: nguyenhang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây