bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ quốc tế trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”

Thứ sáu - 26/07/2019 22:09
Ngày 26/7/2019, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ quốc tế trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Hội thảo tiếp nhận 21 tham luận và có sự tham gia của nhiều học giả quan hệ quốc tế trong và ngoài nước.
Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ quốc tế trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”
Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ quốc tế trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”

Ấn Độ-Thái Bình Dương được định nghĩa trong Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 của Hoa Kỳ là “khu vực trải dài từ phía Tây Ấn Độ cho đến bờ Tây nước Mỹ”. Khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương không thực sự mới, nhưng chỉ đến khi được Tổng thống Donald Trump nhắc lại trong bài phát biểu của mình bên lề APEC 2017 thì mới bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý. Việc thay đổi thuật ngữ “Châu Á-Thái Bình Dương” thành “Ấn Độ-Thái Bình Dương” trong chiến lược của Mỹ có hàm ý mở rộng khu vực từ chỉ tập trung vào “Đông Á và Tây Thái Bình Dương” sang  một khu vực bao hàm cả các nước ven biển Ấn Độ Dương, Đông Nam Á, Úc và New Zealand. Sự thay đổi này đánh dấu bước chuyển trong trọng tâm chiến lược đối ngoại của Mỹ ở Châu Á. Nó thể hiện mối quan tâm lớn hơn của Mỹ đến sự trỗi dậy của Ấn Độ (qua chính sách Hướng Đông của nước này), thái độ quyết đoán và sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc (sang cả Châu Phi), sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế Đông Nam Á.

Bản thân khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nổi lên như một thành tố vô cùng quan trọng trong bản đồ chính trị thế giới. Khu vực này bao hàm cả hai đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, sở hữu 40% diện tích lãnh thổ, 41% dân số, 61% GDP, 47% tổng thương mại toàn cầu. Về chiến lược, khu vực này tập trung những đồng minh thân cận của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines cũng như những đối thủ cạnh tranh lớn nhất như Trung Quốc, Ấn Độ. Về kinh tế, nơi đây tập trung các nền kinh tế hùng mạnh nhất, các tổ chức kinh tế-xã hội lớn nhất, các tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới, là trung tâm thương mại toàn cầu. Về an ninh-chính trị, nơi đây tồn tại nhiều điểm nóng của sự cạnh tranh và hợp tác đan xen, trong đó nổi bật nhất là sự tranh giành ảnh hưởng Mỹ-Trung, đồng thời các quốc gia trong khu vực đang tích cực hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh quốc phòng.

Trong phát biểu khai mạc, GS.TS Phạm Quang Minh nhấn mạnh tính thời sự, tính mới của chủ đề hội thảo trong bối cảnh có những căng thẳng trên biển như tại Biển Đông

Do vậy, mục tiêu xây dựng một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương theo hướng tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ toàn vẹn lãnh thổ; đảm bảo thương mại công bằng, bình đẳng, tự do giữa tất cả các quốc gia khu vực; phát huy các cơ chế hợp tác hiện hành đã được Hoa Kỳ đề ra trong chiến lược của mình. Chiến lược này cũng ảnh hưởng tới các quốc gia khác trong khu vực, nhất là đối với các nước nhỏ/trung bình trong cuộc tranh giành quyền lực của các cường quốc. Hội thảo “Quan hệ quốc tế trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” được tổ chức nhằm chia sẻ các góc nhìn, làm rõ hệ lụy của chiến lược Hoa Kỳ này đối với các quốc gia, tổ chức trong khu vực. Những ý kiến và quan điểm được chia sẻ tại hội thảo sẽ góp phần vào quá trình hoạch định chính sách của các nước trong quá trình xây dựng và duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương như kỳ vọng.  

Ngài Noah Zaring (Tham tán chính trị, ĐSQ Hoa Kỳ tại Việt Nam) trình bày nội dung và kế hoạch hiện thực hóa chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ dựa trên ba trụ cột chiến lược, kinh tế và quản trị

Hội thảo diễn ra với 2 phiên:

Phiên 1 “Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Góc nhìn từ các nước thuộc tổ chức nhóm QUAD” với các tham luận: “Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ và cam kết với Việt Nam” (Ngài Noah Zaring – Tham tán chính trị, ĐSQ Hoa Kỳ tại Việt Nam); “Các quan niệm của Úc về an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương: giao điểm của giá trị-chiến lược”; “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Góc nhìn từ Nhật Bản” (GS. Go Ito – Đại học Minh Trị); “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Góc nhìn từ Ấn Độ” (Gs. Rahul Mishra – Đại học Malaya); “Vai trò của Ấn Độ trong kiến trúc an ninh mới của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương” (GS.TS Phạm Quang Minh & Ths. Hồ Ngọc Diễm Thanh – Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN); “Yếu tố kinh tế trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump” (ông Nguyễn Hùng Sơn, Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam); “Nhật Bản và Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương: Lợi ích, góc nhìn và chính sách” (TS. Phạm Thị Yến, Đại học Ngoại ngữ-CNTT TP Hồ Chí Minh).

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Phiên 2 “Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Hàm ý với Châu Á” với các tham luận: “Tính trung tâm của ASEAN trong kiến trúc an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương” (TS. Nguyễn Hồng Hải – Đại học Công nghệ Queensland); “Đông Nam Á trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Hoa Kỳ” (PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy - Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN); “Nhận thức của Philippines về nhóm Quad, Ấn Độ-Thái Bình Dương, và hệ thống liên minh” (TS. Charmaine Willoughby, Đại học De La Salle – Philippines), “Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và những cạnh tranh ưu thế trên biển giữa Trung Quốc và Ấn Độ” (TS. Quách Thị Huế, Học viện Chính trị Quốc gia TPHCM), “Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Hoa Kỳ và tác động với an ninh quốc gia của Việt Nam” (Lê Thế Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia TPHCM).

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây