bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Hội thảo “Nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển”

Thứ ba - 01/07/2008 17:00

Trong hai ngày 26 và 27/6/2008, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) phối hợp với Đại học San Jose (Hoa Kì) tổ chức hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển”. Hội thảo có sự tham dự của GS. TSKH. Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc ĐHQGHN và GS.TS. Alice M. Hinces - Hiệu trưởng Trường Công tác xã hội, Đại học Sanjose (Hoa Kì). Đã có hơn 30 tham luận đến từ các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam, Hoa Kì để bàn về thực trạng cũng như triển vọng của ngành CTXH ở Việt Nam và trên thế giới trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Hội thảo “Nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển”
Hội thảo “Nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển”

Trong hai ngày 26 và 27/6/2008, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) phối hợp với Đại học San Jose (Hoa Kì) tổ chức hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển”. Hội thảo có sự tham dự của GS. TSKH. Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc ĐHQGHN và GS.TS. Alice M. Hinces - Hiệu trưởng Trường Công tác xã hội, Đại học Sanjose (Hoa Kì). Đã có hơn 30 tham luận đến từ các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam, Hoa Kì để bàn về thực trạng cũng như triển vọng của ngành CTXH ở Việt Nam và trên thế giới trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Khai mạc hội thảoLiên đoàn Công tác xã hội (CTXH) quốc tế định nghĩa: “Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lí thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề” (Hiệp hội các nhà làm CTXH thế giới IFSW, tháng 7.2000 tại Montreal, Canada). Xuất phát từ định nghĩa trên, các tham luận tại hội thảo khẳng định: CTXH là một lĩnh vực ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thực hiện sự bình đẳng và tiến bộ xã hội. Trải qua hơn một nửa thế kỉ hình thành và phát triển, với tư cách là một khoa học, một nghề nghiệp, CTXH đã từng bước xây dựng và hoàn thiện các lí thuyết và phương pháp tiếp cận, thực hành các kĩ năng nghề nghiệp góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, nhóm và cộng đồng yếu thế. CTXH đã và đang góp phần thúc đẩy sự thay đổi xã hội theo hướng trao quyền và giải phóng con người, làm thức dậy tiềm năng của chính con người.

Ở Việt Nam, đầu năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo kí quyết định thành lập Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung ngành CTXH trình độ đại học và cao đẳng. Năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình khung giáo trình đại học ngành CTXH trình độ đại học và cao đẳng. Hiện nay đã có hơn 30 cơ sở đào tạo tuyển sinh đào tạo cử nhân CTXH. Tuy nhiên, hiện nay CTXH cũng đang đứng trước nhiều khó khăn: nhu cầu chung về CTXH tương đối lớn song thị trường lao động về ngành này vẫn còn khá trừu tượng; các cấp, ngành đã dần dần chú ý tới ngành nghề mới này song chưa đồng bộ; đội ngũ giảng viên chuyên ngành CTXH còn thiếu và chưa đáp ứng được về chuyên môn do không được đào tạo chính quy về CTXH; tài liệu, giáo trình, bài giảng còn thiếu và chưa cập nhật; quan hệ hợp tác với các tổ chức, các cơ sở đào tạo quốc tế vẫn chưa nhiều, chưa tương xứng với đặc thù và vị trí của ngành nghề... Từ những nguyên nhân trên dẫn đến đội ngũ cán bộ CTXH chưa chuyên nghiệp, làm việc chỉ trên cơ sở sự nhiệt tình và những kinh nghiệm cá nhân tự rút ra.

PGS.TS Phạm Văn Quyết trình bày báo cáo đầu tiên của hội thảoĐề xuất giải pháp khắc phục, các báo cáo đều khẳng định: Để CTXH Việt Nam có thể hội nhập và phát triển, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các trường, các cơ quan, các tổ chức trong nước, sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ giảng viên, học viên, cán bộ đã, đang và sẽ làm CTXH hiện tại và trong tương lai.

Không chỉ đề cập đến những vấn đề lớn mà ngành CTXH đang phải đối mặt, một số báo cáo còn phân tích, nêu lên thực trạng phát triển của CTXH liên quan đến từng lĩnh vực và đối tượng cụ thể như: CTXH trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em; CTXH với phòng chống bạo lực gia đình; CTXH trong lĩnh vực y tế, bệnh viện; CTXH nhóm với trẻ vị thành niên làm trái pháp luật; CTXH với thanh thiếu niên cai nghiện ma tuý; CTXH với sức khoẻ cộng đồng... Một số báo cáo khác đề cập sâu đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp và những trở ngại văn hoá mà cán bộ CTXH phải đối mặt; những bài học kinh nghiệm của phát triển CTXH tại Hoa Kì...

Tác giả: thanhha

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây