Kết nối Tiểu vùng sông Mekong và quan hệ Thái Lan-Việt Nam
admin
2010-10-06T13:45:26-04:00
2010-10-06T13:45:26-04:00
//oddbark.com/vi/news/tin-hoat-dong/ket-noi-tieu-vung-song-mekong-va-quan-he-thai-lan-viet-nam-6985.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
bet365 football
- ĐHQGHN
//oddbark.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ tư - 06/10/2010 13:45
Sáng ngày 6/10/2010, TS Thanyathip Sripana, chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu châu Á, Trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã thuyết trình cho cán bộ và sinh viên Khoa Quốc tế học về đề tài: “Kết nối Tiểu vùng sông Mekong và quan hệ Thái Lan-Việt Nam.”
Sáng ngày 6/10/2010, TS Thanyathip Sripana, chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu châu Á, Trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã thuyết trình cho cán bộ và sinh viên Khoa Quốc tế học về đề tài: “Kết nối Tiểu vùng sông Mekong và quan hệ Thái Lan-Việt Nam.”
Thay mặt lãnh đạo Nhà Trường, PGS.TS Nguyễn Văn Kim đã nhiệt liệt chào mừng TS Thanyathip và cám ơn bà đã giành thời gian đến thuyết trình cho cán bộ và sinh viên Khoa Quốc tế học nhân dịp Khoa chuẩn bị kỉ niệm 15 năm thành lập. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kim, tiểu vùng sông Mekong là một chủ đề nghiên cứu quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển và quan hệ của các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Thái Lan.
Trong bài thuyết trình của mình, TS Thanyathip tập trung làm rõ 3 nội dung cơ bản: một là sự kết nối ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong; hai là quan hệ Việt-Thái nhìn từ góc độ thực tiễn và ba là tác động của sự kết nối khu vực đối với quan hệ Thái Lan-Việt Nam.
Bằng những hình ảnh sinh động thu thập từ các chuyến đi nghiên cứu điền dã ở Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia, TS Thanyathip đã cho thấy sự phát triển năng động của khu vực Tiểu vùng sông Mekong trong những năm gần đây. “Sự kết nối” của Tiểu vùng sông Mekong được thể hiện trên các khía cạnh địa lí, kinh tế, văn hoá, du lịch ở cả cấp độ quốc gia và khu vực.
Bắt đầu từ những năm 1990, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã có ý tưởng hỗ trợ các quốc gia trong khu vực sông Mekong xây dựng nền kinh tế của mình trên cơ sở gắn kết với nhau. Kết quả là sau gần hai thập kỉ nỗ lực một mạng lưới các công trình cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, quốc lộ, cầu cống đã được nâng cấp hoặc xây mới. Hàng loạt các cửa khẩu, các đặc khu kinh tế và các hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây, phía Nam đã được xây dựng, kết nối toàn bộ khu vực sông Mekong. Kèm theo đó là sự gia tăng của dòng người du lịch, trao đổi, buôn bán, giao lưu giữa các quốc gia, góp phần xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho cư dân.
Dưới tác động của sự kết nối khu vực, theo TS Thanyathip, quan hệ Thái-Việt đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Sự giao lưu, trao đổi giữa nhân dân hai nước thông qua các hành lang kinh tế ngày một gia tăng. Đặc biệt, càng ngày có càng nhiều hợp tác và trao đổi giáo viên, sinh viên giữa các trường đại học ở Đông Bắc Thái Lan và miền Trung Việt Nam.
Sau phần trình bày, TS Thanyathip đã trả lời nhiều câu hỏi của cán bộ và sinh viên. Thay mặt cán bộ và sinh viên tham dự buổi thuyết trình, PGS.TS Phạm Quang Minh, Chủ nhiệm Khoa đã cám ơn TSThanyathip về bài trình bày thú vị với cách tiếp cận thực tế, sinh động, gợi mở cho cán bộ và sinh viên những ý tưởng nghiên cứu và học tập mới.
TS Thanyathip bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam từ năm 1992. Đặc biệt trong vòng 7 năm gần đây, TS Thanyathip tập trung nghiên cứu về Tiểu vùng sông Mekong, Việt Nam nói chung và người Việt Nam ở Thái Lan nói riêng. Bà có tình cảm đặc biệt với lịch sử, văn hoá, con người Việt Nam. Đối với TS Thanyathip, Việt Nam đã trở thành quê hương thứ 2 của bà.