Ngôn ngữ
Sáng nay, 25/11/2008, Hội thảo Hàn Quốc học khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ IX với tên gọi “Hàn Quốc và Hàn Quốc học dưới góc nhìn châu Á” đã khai mạc tại khách sạn Công đoàn Hà Nội.
Sáng nay, 25/11/2008, Hội thảo Hàn Quốc học khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ IX với tên gọi “Hàn Quốc và Hàn Quốc học dưới góc nhìn châu Á” đã khai mạc tại khách sạn Công đoàn Hà Nội.
Hội thảo do Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN và Viện Nghiên cứu Hàn Quốc trung ương phối hợp tổ chức. Khoảng 200 đại biểu trong nước và gần 100 đại biểu là các học giả nổi tiếng đến từ các trường đại học và trung tâm nghiên cứu thuộc 14 quốc gia gồm: Hàn Quốc, Hoa Kì, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Nga, Australia, Canada, New Zealand, Ấn Độ... Hội thảo được đón tiếp nhiều vị khách quý như: ngài Im Hong-Jae - Đại sứ Cộng hoà Hàn Quốc tại Việt Nam, TS. Lee Seo-Hyeng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hàn Quốc Trung ương, ngài Paik Nak-Whan - chủ tịch Quỹ Hàn - Việt, GS. TSKH. Bành Tiến Long - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, GS. TSKH. Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc ĐHQGHN.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hàn Quốc duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp hoá nhanh và được ví như một trong “bốn con hổ châu Á”. Sự xuất hiện và lan toả mạnh mẽ của hiện tượng “làn sóng Hàn Quốc” tại nhiều quốc gia trên thế giới trong những thập kỉ gần đây đã càng góp phần làm hình ảnh Hàn Quốc trở nên nổi bật trên thế giới. Vì thế Hàn Quốc học nhanh chóng trở thành một ngành học phát triển, đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình dương. Thế giới đánh giá cao hiệu quả của các chiến lược phát triển giáo dục của Hàn Quốc mà nhờ đó Hàn Quốc đã tạo dựng được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nhiệm vụ phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, chiến lược quảng bá hình ảnh Hàn Quốc thông qua con đường văn hoá đã đem lại những tác động vô cùng tích cực cho việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và các nước đối tác. Giải quyết tốt mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và văn hoá: phát triển kinh tế trên nền tảng văn hoá dân tộc, lấy văn hoá là cơ sở để phát triển được đánh giá là một hướng đi rất riêng của Hàn Quốc.
[img class="caption" src="images/stories/2008/11/25/img_7210.jpg" border="0" alt="Ngài Im Hong-Jae - Đại sứ Cộng hoà Hàn Quốc tại Việt Nam" title="Ngài Im Hong-Jae - Đại sứ Cộng hoà Hàn Quốc tại Việt Nam" width="240" height="161" align="left" ]Phát biểu tại hội thảo, ngài Im Hong-Jae - Đại sứ Cộng hoà Hàn Quốc tại Việt Nam đưa ra những đánh giá đầy triển vọng về tình hình phát triển Hàn Quốc học tại Việt Nam hiện nay. Việc tạo dựng những nền tảng cơ bản về sự hiểu biết Hàn Quốc học và tiếng Hàn để giới thiệu về Hàn Quốc trong 10 năm qua tại Việt Nam có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy những giao lưu năng động trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước. Ông cũng kì vọng rằng các đại biểu sẽ cùng chia sẻ những thông tin mới về tình hình phát triển và phương án để mở rộng Hàn Quốc học trong thời gian tới. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi diện mạo về Hàn Quốc học, xây dựng một hình ảnh toàn diện về Hàn Quốc trong con mắt nhìn của thế giới.
[img class="caption" src="images/stories/2008/11/25/img_7201.jpg" border="0" alt="GS.TSKH Bành Tiến Long - Thứ trưởng thường trực Bộ GG&ĐT" title="GS.TSKH Bành Tiến Long - Thứ trưởng thường trực Bộ GG&ĐT" width="240" height="160" align="right" ]Về phía Việt Nam, GS.TSKH Bành Tiến Long - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - đã khẳng định chủ trương của Bộ về việc tập trung xây dựng và phát triển một loạt ngành đào tạo về đất nước và văn hoá các quốc gia trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc. Cho đến nay, Việt Nam có 10 trường đại học có đào tạo về Hàn Quốc, trong đó có 6 trường đào tạo về ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc, 4 trường đào tạo Hàn Quốc học như một ngành học gồm cả kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục... Hàn Quốc. Trong đó, Trường ĐHKHXH&NV là đơn vị đi dầu trong đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc học về các lĩnh vực xã hội và con người. Ông cũng cho rằng “Hội thảo lần này là cơ hội quý để các nhà nghiên cứu Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy Hàn Quốc học nhằm phát triển hơn nữa ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam”.
Vào buổi chiều nay và ngày mai 26/11/2008, các đại biểu sẽ thảo luận tại 5 tiểu ban:
- Tiểu ban 1: Văn hoá Hàn Quốc trong văn hoá châu Á
- Tiểu ban 2: Văn hoá châu Á trong văn hoá Hàn Quốc
- Tiểu ban 3: Hàn Quốc và châu Á trong lịch sử: xung đột và kinh nghiệm hợp tác
- Tiểu ban 4: Hàn Quốc và châu Á thế kỉ XXI: vấn đề và triển vọng
- Tiểu ban 5: Thành tựu và triển vọng của ngành Hàn Quốc học ở châu Á.
Phiên bế mạc hội thảo sẽ bắt đầu vào lúc 15h30 ngày 26/11/2008 với phần tổng kết của từng tiểu ban.
Đây là hội thảo được tổ chức định kì 2 năm một lần và luân phiên ở các nước khu vực châu Á - Thái Bình dương. Hội thảo lần thứ VIII vào năm 2006 được tổ chức tại Ấn Độ.
Tác giả: thanhha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn