LATS về biểu thức ngôn ngữ cố định
admin
2010-08-24T08:19:56-04:00
2010-08-24T08:19:56-04:00
//oddbark.com/vi/news/tin-hoat-dong/lats-ve-bieu-thuc-ngon-ngu-co-dinh-6791.html
/themes/ussh/images/no_image.gif
bet365 football
- ĐHQGHN
//oddbark.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 24/08/2010 08:19
“Các biểu thức ngôn ngữ cố định trong văn bản khoa học kĩ thuật tiếng Anh và các tương đương của chúng trong tiếng Việt” là đề tài luận án tiến sĩ của NCS Hoàng Thị Minh Phúc, bảo vệ tại Trường ĐHKHXH&NV ngày 19/8/2010.
“Các biểu thức ngôn ngữ cố định trong văn bản khoa học kĩ thuật tiếng Anh và các tương đương của chúng trong tiếng Việt” là đề tài luận án tiến sĩ của NCS Hoàng Thị Minh Phúc, bảo vệ tại Trường ĐHKHXH&NV ngày 19/8/2010.
Luận án nghiên cứu về các biểu thức ngôn ngữ cố định (BTNNCĐ) thường dùng trong các văn bản khoa học kĩ thuật tiếng Anh trên các bình diện ngôn ngữ học từ đó tìm ra những đặc trưng về cấu trúc - ngữ pháp – ngữ nghĩa của BTNNCĐ, nhận diện và phân biệt BTNNCĐ đồng thời tìm ra cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt.
Luận án đã phân tích làm nổi bật các đặc tính của BTNNCĐ trên bình diện các bình diện cấu trúc hình thức, chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa. Bên cạnh đó, luận án đã nêu ra được những khó khăn thường gặp của người Việt khi dịch BTNNCĐ tiếng Anh đó là: thiếu kiến thức tổng quát về BTNNCĐ, hạn chế về khả năng ngôn ngữ (bao gồm cả nguồn dịch và ngữ dịch), không xác định rõ ngữ cảnh trong sử dụng BTNNCĐ. Luận án cũng đã đề xuất các thủ pháp dịch BTNNCĐ tiếng Anh sang tiếng Việt như: dịch theo nghĩa đen, dịch theo nghĩa đen có cải biến hoặc pha trộn, dịch đặc ngữ.
TS. Phạm Tất Thắng đã đánh giá đối tượng nghiên cứu của luận án về BTNNCĐ là rất phức tạp, còn nhiều quan điểm khác nhau, người Việt học tiếng Anh thường bị mắc lỗi trong dịch và học. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã thành công bởi đã xác định được BTNNCĐ, trình bày được các đơn vị cấu tạo BTNNCĐ, miêu tả được cấu trúc của BTNNCĐ, trình bày được khái niệm tương đương và đối chiếu được ngôn ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt.
GS.TS Hoàng Văn Vân (phản biện 1) cũng đánh giá luận án đã đưa ra quan niệm đúng BTNNCĐ, những ví dụ minh hoạ phong phú, cập nhật. Mặc dù vậy, GS.TS Hoàng Văn Vân góp ý: Luận án cần chú ý một số từ và thuật ngữ dịch chưa thật chính xác.
PGS.TS Vũ Văn Thi (phản biện 3) thì cho rằng: Một trong những điểm nổi bật của luận án là nên lên những khó khăn trong việc dịch BTNN tiếng Anh sang tiếng Việt, NCS đã tập trung khảo sát, miêu tả các BTNNCĐ và đề xuất giải pháp dịch.
Ngoài ra, một vài nhận xét khác của các thành viên trong và ngoài hội đồng góp ý: Luận án sẽ sâu sắc hơn nếu đầu tư thêm vào phần tương đương dịch BTNNCĐ từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Tổng hợp các nhận xét cho thấy luận án đã đem lại cái nhìn tổng quan, cụ thể và chi tiết hơn về BTNNCĐ tiếng Anh, giúp xử lí được BTNNCĐ, khắc phục được những khó khăn do BTNNCĐ gây ra trong khi dịch Anh - Việt.
Kết quả, 7/7 thành viên trong hội đồng công nhận luận án tiến sĩ cấp nhà nước, trong đó 5/7 đã bỏ phiếu xếp loại xuất sắc. Luận án góp phần làm cho các căn cứ lí thuyết, các tiêu chí nhận diện, các đặc điểm cấu trúc, hình thức ngữ nghĩa, ngữ pháp của BTNNCĐ được phản ánh một cách đầy đủ hơn và toàn diện hơn. Qua đó khiến cho BTNNC dễ tiếp cận hơn với người Việt, giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả trong dạy và học tiếng Anh cho người Việt.