bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

NCKHSV năm học 2017-2018: Khoa Báo chí và Truyền thông giành giải Nhất tập thể

Chủ nhật - 20/05/2018 03:22
Vào ngày 18/5 vừa qua, Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên (NCKHSV) năm học 2017-2018. Đây là hoạt động thường niên dành cho các bạn sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học (NCKH).

Năm nay, có 844 sinh viên tham gia NCKH với 631 báo cáo khoa học đến từ các khoa, bộ môn trong Trường.

Hoạt động NCKH trong sinh viên là một truyền thống đẹp của Trường ĐHKHXH&NV nhiều năm qua. Phong trào sinh viên NCKH là một trong những hoạt động quan trọng để thực hiện mục tiêu đào tạo và NCKH của Nhà trường, qua đó giúp sinh viên hình thành tư duy và phương pháp làm việc khoa học, khả năng nghiên cứu độc lập, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, đặc biệt trong bối cảnh Trường ĐHKHXH&NV phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu, lấy nghiên cứu làm hoạt động trọng tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động khác.

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trưởng) đã đánh giá cao các công trình nghiên cứu của sinh viên năm nay: “Bên cạnh các vấn đề lý luận thì các đề tài đã bám sát nhiều vấn đề thực tiễn đời sống, thời sự, xã hội. Tôi cũng rất vui mừng khi nhìn thấy được các sinh viên đã ngày càng đầu tư nhiều công sức, tâm huyết hơn cho các công trình nghiên cứu của mình”.

Kết thúc Hội nghị, những công trình nghiên cứu xuất sắc nhất và những tập thể khoa, bộ môn trực thuộc có thành tích tốt trong hoạt động NCKHSB đã được khen thưởng. Cụ thể:

Giải tập thể:

  •  01 Giải Nhất: Khoa Báo chí và Truyền thông.
  •  02 Giải Nhì: Khoa Đông phương học, Khoa Xã hội học.
  •  03 Giải Ba: Khoa Khoa học Chính trị, Bộ môn Tôn giáo học, Khoa Triết học.

GS.TS Nguyễn Văn Kim trao 23 giải Nhất cá nhân

Nhà trường cũng đã trao 23 giải Nhất, 33 giải Nhì và 45 giải Ba cho các công trình NCKHSV.

Cũng trong hội nghị, Giải thưởng “Ngọn đuốc xanh” của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Nhà trường đã trao thưởng cho các đề tài nghiên cứu có chất lượng về hoạt động của sinh viên và tuổi trẻ Nhà trường. Giải thưởng “Ngọn đuốc xanh” được trao lần đầu tiên vào mùa NCKHSV năm học 2009-2010, với tên gọi tiền thân là “Giải thưởng Đoàn thanh niên”. Từ mùa NCKHSV năm 2014-2015, giải thưởng chính thức lấy tên gọi là “Ngọc đuốc xanh”, với ẩn dụ việc tiếp thêm sức sống của tuổi trẻ để làm rạng rỡ thêm uy tín hoạt động NCKH của nhà trường. Hình ảnh ngọn đuốc tượng trưng cho nhiệt huyết và đam mê, màu xanh tượng trưng cho tuổi trẻ và sức sống mãnh liệt. Đặc biệt, trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, “Ngọn đuốc xanh” là giải thưởng về NCKHSV duy nhất được trao tặng bởi Đoàn Trường.

Trao các giải tập thể

Trao giải thưởng cho các công trrình đạt giải Ngọn đuốc xanh của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Nhà trường

23 công trình NCKHSV đạt giải Nhất

  1. Vũ Hoàng Long (Khoa Báo chí và Truyền thông): "Tuổi trẻ tài cao” - Mẫu định kiến trên truyền thông và tác động lên học sinh trường chuyên.
  2. Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Minh (Khoa Báo chí và Truyền thông): Những yếu tố khiến content marketing trên Facebook của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
  3. Đỗ Thị Chung (Bộ môn Tôn giáo học): Vấn đề thực phẩm của cộng đồng người Muslim Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
  4. Nguyễn Quang Hùng (Khoa Đông phương học): Tour du lịch 0 đồng cho du khách Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Thực trạn và giải pháp.
  5. Đỗ Phương Anh, Vũ Minh Hoa, Nguyễn Thị Thùy Linh (Khoa Du lịch học): Nghiên cứu hiện trạng sử dụng năng lượng xanh trong phát triển du lịch bền vững - Trường họp Vịnh Hạ Long.
  6. Trịnh Thị Quỳnh (Khoa Du lịch học): Nghiên cứu mối quan hệ giữa các giải Marathon và du lịch ở Việt Nam.
  7. Nguyễn Tấn Toàn (Khoa Khoa học Chính trị): So sánh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Liên Xô thời kỳ 1945-1954.
  8. Thạch Thị Hồng Ánh, Chu Kim Chi, Trần Quốc Long (Khoa Khoa học Quản lý): Ứng dụng sáng chế số W02004098301 “Procedure for preservation of bananas” để bảo quản sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng.
  9. Nguyễn Sinh Hùng (Khoa Lịch sử): Mối quan hệ giữa các công ty Đông Ấn ở Đại Việt, thế kỷ XVI-XVII.
  10.  Nguyễn Ngọc Huyền (Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng): Những tác động của Nhân văn số đối với hoạt động số hóa tài liệu lưu trữ ở Việt Nam.
  11. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Phương Linh (Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng): Tìm hiểu bầu không khí tâm lý tập thể qua khảo sát thực tiễn tại phòng Hành chính thuộc Văn phòng Bộ Tài chính.
  12. Lại Phương Anh, Trịnh Mai Nhi (Khoa Ngôn ngữ học): Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tinh thể hiện qua ba bài tranh biện tổng thống Mỹ năm 2016.
  13. Bùi Diệp Anh, Nguyễn Thị Hải Giang, Cao Thị Thúy Hoàng (Khoa Nhân học): Nghiên cứu nghi lễ dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh - Hà Nội: Tiếp cận từ lý thuyết thị trường tôn giáo.
  14. Đỗ Thị Huyền Trang (Khoa Quốc tế học): Quan hệ Mỹ - EU trong năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.
  15. Nguyễn Ngọc Quan, Nguyễn Linh Chi (Khoa Tâm lý học): Ứng phó với stress học tập ở sinh viên.
  16. Nguyễn Thị Ngọc Thảo, Đỗ Thị Trang, Nguyễn Thị Ánh (Khoa Thông tin - Thư viện): Nghiên cứu việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh của một số thư viện quốc gia và khả năng áp dụng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  17. Nguyễn THị Thu Hương, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Nguyễn Hồng Anh, Hoàng Thị Hà (Khoa Thông tin - Thư viện): Hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN.
  18. Nguyễn Khuông Hồng Ngọc (Khoa Triết học): Đạo đức học trong chủ nghĩa khách quan của Ayn Rand - Một quan niệm mới về tính ích kỷ.
  19. Chu Thị Tuyết Linh (Khoa Văn học): Hiện tượng phóng chế sách Âu học Trung Quốc tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp Thiên Nam Cố sự quỳnh lâm trên Nam Phong tạp chí.
  20. Cam Thị Hoài Thu (Khoa Văn học): Thiết kế không gian vui chơi công cộng cho trẻ em thành phố Hà Nội sử dụng đồng dao và trò chơi dân gian.
  21. Etienme Mahler (Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt): So sánh tính tự lập của các thế hệ trẻ trong xã hội Đức và Việt Nam.
  22. Phạm Kim Anh, Đỗ Văn Tuấn (Khoa Xã hội học), Hồ Hà Linh (Khoa Đông phương học): Rào cản trong công khai xu hướng tính dục của người song tính (Nghiên cứu trong trường hợp sinh viên song tính Trường ĐHKHXH&NV).
  23. Ngô Thị Huyền, Vương Thị Thơm (Khoa Xã hội học): Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường ĐH Bách Khoa HN và ĐHKHXH&NV).

33 công trình NCKHSV đạt giải Nhì

  1. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Nga (Khoa Báo chí và Truyền thông): Thông điệp về mẹ đơn thân trên báo chí nữ giới góc nhìn 30 năm.
  2. Trần Thị Ngọc Tân, Nguyễn Sinh Thành, Lê Mỹ Nhàn (Khoa Báo chí và Truyền thông): Ảnh báo chí về trẻ em đạt giải thưởng Wordpress.
  3. Nguyễn Ngọc Thúy, Nguyễn Thanh Long (Khoa Báo chí và Truyền thông): Sử dụng viral video trong truyền thông thương hiệu cho doanh nghiệp.
  4. Phạm Thùy Phương (Bộ môn Tôn giáo học): Đạo tràng trong Phật giáo ở các tỉnh thành phố phía Bắc thực trạng và giải pháp.
  5. Đỗ Thị Thu Hương (Khoa Du lịch học): Phát triển du lịch bền vững ở đảo Cái Chiên.
  6. Nguyễn Thị Liên (Khoa Đông phương học): Phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi ở Thái Lan.
  7. Trần Ngọc Mai (Khoa Du lịch học): Trách nhiệm xã hội của tập đoàn Media Hotels International - Nghiên cứu tại khách sạn Melia Hanoi.
  8. Trần Thị Thảo (Khoa Du lịch học): Nghiên cứu hành vi tiêu dung các sản phẩm lưu niệm của khách du lịch quốc tế tại các Bảo tàng ở Hà Nội.
  9. Nguyễn Hương Quỳnh (Khoa Khoa học Chính trị): Nhận thức và ứng xử của sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
  10. Nguyễn Thị Thanh Vân (Khoa học Chính trị): Xây dựng và phát triển an ninh mạng tại Việt Nam - bài học từ thế giới.
  11. Trần Hải Dương (Khoa Khoa học Chính trị): Nhận diện rào cản đối với hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất rau hữu cơ tại Việt Nam.
  12. Lại Thế Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Xâm (Khoa Khoa học Chính trị): Áp dụng phương pháp bảo quản hoa hồng trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và bộ dụng cụ vận chuyển có chứa hoa hồng cắt theo patent US20170000112A1.
  13. Lê Tùng Dương (Khoa Lịch sử): Lược khảo về voi trong lịch sử người Việt (từ thế kỉ I đến thế kỉ XIX).
  14. Huỳnh Thanh Mộng (Khoa Lịch sử): Mối quan hệ giữ Hội Truyền bá Quốc ngữ với phong trào Cộng sản ở Việt Nam trong những năm 1938-1945.
  15. Bùi Xuân Tùng (Khoa Lịch sử): Vị trí và vai trò của Lý Nhật Quang qua khảo cứu hệ thống đề thờ ông trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh.
  16. Nguyễn Phương Linh (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng): Chính sách giáo dục khu tự trị Thái Mèo giai đoạn 1955-1962.
  17. Hạ Thị Hải Mây (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng): Yếu tố tác động đến thái độ làm việc của nhân viên văn phòng.
  18. Nguyễn Hà Trang (Lưu trữ học và Quản trị văn phòng): Hồ sơ, tài liệu lưu trữ đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam.
  19. Nguyễn Mai Ngọc Ánh, Đào Khánh Trang (Khoa Ngôn ngữ học): Khảo sát năng lực sử dụng từ khái quát trong tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc.
  20. Trần Vũ Hiền Nhi (Khoa Ngôn ngữ học): Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của nhóm từ vựng biểu hiện vị giác trong tiếng Việt.
  21. Hoàng Thị Linh Chi (Khoa Nhân học): Chính sách đồng hóa, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của người Ainu ở Nhật Bản.
  22. Nguyễn Thị Trang (Khoa Quốc tế học): Nền kinh tế nước Anh hậu Brexit.
  23. Đoàn Thị Phương Thục, Ninh Thùy Dung, Phan Thị Mai (Khoa Tâm lý học): Mối tương quan giữa sử dụng Facebook và cảm nhận hạnh phúc.
  24. Phùng Thị Vân (Khoa Tâm lý học): Tự đánh giá năng lực bản thân của học sinh THPT trong môi trường học tập.
  25. Lý Thị Thục Hiền, Ngô Nam Anh, Đường Việt Anh (Khoa Thông tin - Thư viện): Thư viện chung cư với việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
  26. Đào Thị Huyền Trang, Đặng Vũ Thường Huyền (Khoa Thông tin - Thư viện): Tiếp cận thông tin của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN.
  27. Lê Ngọc Hiển (Khoa Triết học): Tư tưởng Nguyễn An Ninh về văn hóa và chính trị.
  28. Nguyễn Thị Hồng Tâm (Khoa Triết học): Tư tưởng triết học về giáo dục của John Dewey và ý nghĩa triết học của nó trong phát triển giáo dục hiện đại.
  29. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Khoa Văn học): Diễn ngôn về ấu dâm trong bộ phim Silended (2014) của đạo diễn Hwang Dong Hyuk và Hope (2013) của đạo diễn Lee Yun Ik.
  30. Đỗ Thị Hồng (Khoa Văn học): Thơ Vi Thùy Linh dưới góc nhìn nữ quyền luận.
  31. Lê NGọc Ánh, Đặng Minh Tốt (Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt): Sức hấp dẫn của bộ phim “Bao giờ cho đến tháng Mười” nhìn từ góc độ bản sắc văn hóa dân tộc.
  32. Lưu Khánh Linh, Vũ Quang Huy (Khoa Xã hội học): Nhận thức, hành vi của người dân đô thị về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  33. Nguyễn Phương Thảo, Nhâm Thị Yến Ngọc, Phạm Thị Nhung, Nguyễn Thị Hồng (Khoa Xã hội học): Vai trò của niềm tin Phật giáo trong hỗ trợ tinh thần bệnh nhân ung thư.

45 công trình NCKHSV đạt giải Ba

  1. Lê Xuân Mạnh (Khoa Báo chí và Truyền thông): Thực trạng truyền thông trên báo điện tử về vi phạm quy trình bổ nhiệm cán bộ, công chức tại Việt Nam.
  2. Trường Thùy Dương, Mã Thị Phúc Quỳnh (Khoa Báo chí và Truyền thông): Định hướng xây dựng slogan cho doanh nghiệp start-up Việt Nam.
  3. Hứa Thị Linh (Khoa Báo chí và Truyền thông): Các hoạt động PR khai thác hình ảnh của đội tuyển U23 Việt Nam tại giải vô địch châu Á.
  4. Trần Bá Hưng (Bộ môn Tôn giáo học): Sự hỗn dung trong đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của nhân dân cụm tâm linh chùa Tiên Long – Hà Nam hiện nay.
  5. Phạm Thị Trang, Kim Thanh Sản (Bộ môn Tôn giáo học): Tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Thái Đen hiện nay.
  6. Trần Thị Huyền Chi (Khoa Đông phương học): Tiêu dùng Ấn Độ giai đoạn 1990 đến nay.
  7. Phạm Thị Minh Thùy (Khoa Đông phương học): Nghệ thuật hàn gắn Kintsugi.
  8. Phạm Thị Anh (Khoa Du lịch học): Lễ hội hiện đại ở Việt Nam – nghiên cứu trường hợp lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang và Festival trà Thái Nguyên.
  9. Nguyễn Thanh Huyền (Khoa Du lịch học): Hoạt động chăm sóc khách hàng tại khách sạn Jw Marriott Hanoi.
  10. Lê Thị Nhài (Khoa Du lịch học): Mức độ hấp dẫn của các món ăn đường phố Hà Nội đối với du khách du lịch quốc tế.
  11. Bế Thị Ngọc Bích (Khoa Khoa học Chính trị): Sự tác động của đồng tiền kỹ thuật số đến kinh tế chính trị thé giới qua nghiên cứu trường hợp Bitcoin.
  12. Phạm Thị Phương (Khoa Khoa học Chính trị): Cuộc khủng hoảng chính trị ở Tây Ban Nha khi xứ Catalonia đòi tách thành khu độc lập tự trị.
  13. Nguyễn Thúy Vân, Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Kim Hoàng Anh (Khoa Khoa học Quản lý): Tác động của Trung Quốc với ASEAN trong vấn đề biển Đông dưới góc nhìn chủ nghĩa.
  14. Phạm Tú Anh (Khoa Khoa học Quản lý): Nhận diện rào cản trong huy động và triển khai kinh phí phục vụ hoạt động NCKH sinh viên giai đoạn 2014-2017.
  15. Đào Văn Hoàng, Lý Thị Diệu Linh, Lê Diệu Anh (Khoa Khoa học Quản lý): Vận dụng mô hình ASK trong công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển Công nghệ quốc tế Langmaster.
  16. Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Dung Nhi (Khoa Khoa học Quản lý): Nhận diện sự thay đổi văn hóa quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn phát triển cuộc cách mạng 4.0.
  17. Quách Hoàng Anh (Khoa Lịch sử): Quan niệm của phụ nữ Việt Nam về thế ứng xử của nữ giới trong bối cảnh tiếp biến văn hóa Đông Tây thời cận đại.
  18. Bùi Công Hưng (Khoa Lịch sử): Nghệ thuật tranh biếm họa, tranh cổ động trên báo Nhân dân năm 1968.
  19. Nguyễn Thị Thảo Linh (Khoa Lịch sử): Giáo dục đại học Nhật Bản thời Minh Trị.
  20. Trần Thị Hoài (Khoa Lưu trữ học và QTVP): Nghiên cứu yêu cầu đối với thư ký văn phòng trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp qua phân tích bản mô tả công việc.
  21. Trường Thị Hồng (Khoa Lưu trữ học và QTVP): Sự ảnh hưởng của văn hóa công sở đến hoạt động tuyển dụng của một số cơ quan nhà nước và DN tư nhân tại quận Thanh Xuân, HN.
  22. Nguyễn Hà Thu (Khoa Lưu trữ học và QTVP): Vai trò của hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ đối với công tác bổ sung TLLT ở Việt Nam hiện nay.
  23. Lê Thị hải, Tô Thị Phương Thúy (Khoa Ngôn ngữ học): Định kiến giới trong ca dao Việt Nam về tình yêu nam nữ và hôn nhân gia đình.
  24. Nguyễn Thị Huyền (Khoa Ngôn ngữ học): Khảo sát ngôn ngữ trẻ em.
  25. Nguyễn Hải Yến Nhi (Khoa Ngôn ngữ học): Bước đầu đối chiếu các đơn vị có yếu tố “xanh” trong tiếng Việt và từ “green”, “blue” trong tiếng Anh.
  26. Trần Khánh Linh, Vũ Hồng Anh (Khoa Nhân học): Chữa bệnh bằng phương pháp thiền định trong cảm xạ tâm linh – niềm tin của người trong cuộc.
  27. Đinh Thị Thiên, Đỗ Thị Hường, Trần Khánh Linh (Khoa Nhân học): Các hoạt động trong khóa thiền tại chùa Pháp Vân và tác động của nó đối với những người tham gia.
  28. Nguyễn Thùy Linh (Khoa Quốc tế học): Thuyết trình chủ thể trong chính sách đối ngoại của Bắc Triều Tiên từ năm 1995 đến nay.
  29. Lại Thế Thắng (Khoa Quốc tế học): Ngoại giao thể thao với tư cách là một công cụ trong quan hệ quốc tế.
  30. Đặng Quang Nam, Nguyễn Tú Oanh, Nguyễn Thị Hải Yến (Khoa Tâm lý học): Định hướng tương lai và ảnh hưởng của định hướng tương lai đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
  31. Trần Thị Hạnh, Hà Thanh Hiền, Phạm Hạnh Dung (Khoa Tâm lý học): Mối tương quan giữa niềm tin tôn giáo và tính lạc quan bi quan của sinh viên công giáo trên dư luận.
  32. Đinh Thị Lan (Khoa Tâm lý học): Sức khỏe tâm thần và mối liên hệ với cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT tại Bắc Giang.
  33. Đỗ Thị Thanh Bình (Khoa Thông tin – Thư viện): Phân loại tài liệu và những hướng nhìn với – TK XXI.
  34. Nguyễn Bích Thủy (Khoa Thông tin - Thư viện): Những tào cản trong việc tham gia học phần nhập môn năng lực thông tin của sinh viên trường ĐHKHXH&NV,ĐHQGHN.
  35. Trịnh Ngọc Anh (Khoa Triết học): Hội nhập quốc tế trong giáo dục ĐH ở VN từ góc độ tiếp cận về tự chủ ĐH (nghiên cứu trường hợp của ĐHQGHN).
  36. Bùi Văn Chung (Khoa Triết học): Bước chuyển tư tưởng của Trần Đức Thảo từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng.
  37. Hoàng Anh Thi, Ngô Thị Tuyết Nhung (Khoa Triết học): Thế giới quan và nhân sinh quan của người Hy Lạp cổ trong thần thoại Hy Lạp.
  38. Vũ Bích Ngọc (Khoa Văn học): Nghệ thuật tự sự trong “Ngày đẹp hơn sẽ tới” của Chetan Bhagat - những tiềm năng chuyển thể.
  39. Phùng Thị Thanh Tâm (Khoa Văn học): Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết “Chiến tranh không mộ khuôn mặt phụ nữ” của Svelana Alexievich.
  40. Lê Thị Thu Trang (Khoa Văn học): Ngôn ngữ nhân vật người điên qua tác phẩm “Thoạt kỳ thủy” của Nguyễn Bình Phương.
  41. Vũ Thị Nhung (Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt): Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
  42. Nguyễn Thị Minh Thu (Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt): Phụ nữ Đảng ngoài thế kỉ XVI - XVIII qua con mắt của người ngoại quốc.
  43. Lê Đức Anh, Khương Công Thành, Văn Tuyết Minh (Khoa Xã hội học): Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của nữ sinh trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.
  44. Nguyễn Thi Hảo (Khoa Xã hội học): Thực trạng sử dụng rượu, bia của người trung niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  45. Dương Thị Hoa, Triệu Mùi Phìn (Khoa Xã hội học): Kỳ thị và tự kỳ thị của sinh viên khuyết tật.

Giải thưởng Ngọn đuốc xanh

  • Hạng mục “Lựa chọn đề tài xuất sắc nhất”

+ Phạm Tú Anh (K61 Khoa Khoa học Quản lý): Nhận diện rào cản trong huy động và triển khai kinh phí phục vụ hoạt động NCKHSV giai đoạn 2014-2017.

  • Hạng mục “Khảo sát xuất sắc nhất”

+ Đoàn Thị Phương Thục, Ninh Thùy Dung, Phan Thị Mai (K60 Khoa Tâm lý học): Mối tương quan giữa sử dụng Facebook và cảm nhận hạnh phúc.

+ Nguyễn Thu Thảo (K61 Khoa Xã hội học): Hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên.

  • Hạng mục “Giá trị ứng dụng xuất sắc”

+ Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Linh Chi (K60 Khoa Tâm lý học): Ứng phó stress học tập ở sinh viên.

  • Hạng mục “Thuyết trình xuất sắc nhất”

+ Nguyễn Thị Hồng Tâm (K60 Khoa Triết học): Tư tưởng triết học về giáo dục của John Dewey và ý nghĩa triết học của nó trong phát triển giáo dục hiện đại.

  • Hạng mục “Được yêu thích nhất”

+ Đinh Trung Hiếu (K62 Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng): Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 3D vào thiết kế triển lãm trực tuyến trên các website lưu trữ và nghiên cứu trường hợp của website Cục văn thư lưu trữ Nhà nước.

Tác giả: Công Hiếu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây