Những lớp học màu xanh
admin
2011-07-27T04:26:50-04:00
2011-07-27T04:26:50-04:00
//oddbark.com/vi/news/tin-hoat-dong/nhung-lop-hoc-mau-xanh-5736.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
bet365 football
- ĐHQGHN
//oddbark.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ tư - 27/07/2011 04:26
Tôi có mặt ở Nhà văn hóa thôn Thanh Nhàn lúc 2 giờ chiều. Nắng chênh chếch soi từng giọt mỏng manh vào những ô cửa gỗ đã bạc màu, làm sáng lên những màu áo xanh thấp thoáng phía xa. Tiếng trẻ em đọc bài vang lên như rõ và vang hơn trong buổi chiều đầy nắng ấy.
Tôi có mặt ở Nhà văn hóa thôn Thanh Nhàn lúc 2 giờ chiều. Nắng chênh chếch soi từng giọt mỏng manh vào những ô cửa gỗ đã bạc màu, làm sáng lên những màu áo xanh thấp thoáng phía xa. Tiếng trẻ em đọc bài vang lên như rõ và vang hơn trong buổi chiều đầy nắng ấy.
Đây là lớp học do các bạn sinh viên tình nguyện Trường ĐHKHXH&NV tại xã Thanh Xuân (Sóc Sơn - Hà Nội) tổ chức và trực tiếp đứng trên “bục giảng”. Tuy là tổ chức cho toàn bộ thiếu nhi và trẻ em trong xã nhưng do điều kiện đi lại nên lớp học này chủ yếu thu hút học sinh của thôn Thanh Nhàn và các thôn lân cận như thôn Trung, thôn Na… Số lượng học sinh trong lớp khoảng gần 50 em là học sinh cấp I và cấp II.
Các “thầy cô” phải bố trí chia nhà văn hóa làm các khu vực khác nhau, chỗ này đang chăm chỉ làm Toán cấp I, chỗ kia đang ê a đọc Tiếng Anh cấp II, chỗ kia nữa lại đang hì hụi chép chính tả và đọc Tiếng Việt. Chính vì thế nên việc ổn định được lớp học mà vẫn đảm bảo chất lượng cho các em cũng khá vất vả.
“Thầy giáo” Tuấn (K54 Khoa học Chính trị) nhìn tôi cười: ”Các em cũng quậy lắm, nhiều khi đến giờ vào lớp rồi mà vẫn chạy nhảy, cười nói rôm rả. Ổn định được cũng mất khá nhiều thời gian”. Tuy nhiên, khi đã vào học các em khá tập trung, cặm cụi nhẩm từng phép tính, chép từng con chữ. Đặc biệt, các em tỏ ra khá thích thú khi được các thầy cô dạy học Tiếng Anh. Khi tôi bảo các em đọc các số từ 1 đến 10 bằng Tiếng Anh, các em hăm hở, tranh nhau để được đọc thật to cho tôi nghe: "One, two, three…" Rồi khi được dạy những câu cơ bản nhất, các em cũng hứng đọc đồng thanh rõ ràng từng từ một: "Good morning, Good afternoon". Không phải là người dạy học, thấy không khí rộn rã này, tôi chợt ước giá như mình được làm cô giáo…
Góc trong cùng đang say sưa làm toán và chép chính tả. Vì điều kiện cơ sở vật chất có hạn nên đành phải để các em học Toán và Tiếng Việt cấp I ngồi chung với nhau. Các thầy cô cầm tay từng học sinh, cần mẫn nắn từng con chữ. Bình (K55 Khoa học Chính trị) đang chấm bài cho những phép tính mà các em vừa hoàn thành. Các em háo hức đứng xung quanh, còn “yêu cầu” cô giáo chấm bút đỏ chứ không chấm bút bi xanh để “về nhà em còn khoe bố mẹ”. Khi tôi hỏi học ở trường và học ở đây, chỗ nào thích hơn thì một em bé khoảng 7 tuổi thật thà: "Học ở đây thích hơn vì ở đây các anh chị không mắng và được chơi thoải mái!".
Mỗi buổi học như thế kéo dài 2 tiếng đồng hồ nhưng thường thì nó không dừng lại ở khoảng thời gian ấy. Cuối buổi là dịp để các em mang những bài toán nâng cao, những bài Tiếng Anh ở lớp làm còn dang dở hỏi cách làm, cách trình bày, cũng có khi là chỉ để hỏi ngây ngô mà chân thành: "Năm sau các anh chị có về đây dạy bọn em học nữa không?”. Có em nhà gần còn tranh thủ chạy về nhà mang cốc nước mát ra cho các anh chị uống. Khoảng cách cứ thế mà gần lại. “Chẳng biết từ bao giờ đã coi các em như em mình ở nhà. Buổi tối về lại thấy nhớ nhớ” – Chi (K54 Quốc tế học) chia sẻ.
Năm sau sẽ có những “thầy cô” mặc áo xanh khác về dạy các em học, nhưng dù thế nào đi nữa, những ngày này chắc cũng đã đi vào tuổi thơ của các em như một kỷ niệm đẹp. Các “thầy cô” ai cũng chờ đến một ngày được nhìn thấy các em cũng mặc áo xanh…