Nhà giáo Nguyễn Kim Đính tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1959; là thực tập sinh sau đại học tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU), Liên bang Nga (1959 - 1963). Thầy công tác tại Trường từ năm 1963 đến năm 2001. Thầy từng là Chủ nhiệm Bộ môn Văn học nước ngoài (1984-1992), Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn (1987), Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn (1988-1991). Thầy là chuyên gia về Văn học Nga; Văn học Xô viết (sau Cách mạng tháng 10); Lý luận về thi pháp và ngôn từ; Loại hình học văn học và thi pháp tự sự.
Những công trình tiêu biểu của thầy như Macxim Gorki (NXB Văn hóa, 1981), Lịch sử văn học Xô Viết (viết chung, đồng chủ biên, NXB ĐH&THCN 1982,1985), Lịch sử văn học Nga (viết chung, đồng chủ biên với PGS. Đỗ Hồng Chung, NXB ĐH&THCN, 1998), Từ điển Văn học (viết chung, NXB Khoa học Xã hội 1983, 1993), Puskin trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 (viết chung, NXB Thông tin, 2002)...
Trong bài viết chân dung nhà giáo Nguyễn Kim Đính "Người Thầy đôn hậu bác văn" trong cuốn "Chân dung nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu Trường ĐHKHXH&NV 1945-2015", tác giả Phạm Gia Lâm từng dành những lời trân trọng để nói về người thầy của mình: "Ai đã từng đọc tất cả, hoặc hầu hết những công trình nghiên cứu của riêng thầy hay do thầy chủ trì – khoảng ba mươi bài báo, cuốn sách, đề tài nghiên cứu khoa học (một con số không thực “bắt mắt” lắm với những ai thích số liệu thống kê), chắc đều có thể chia sẻ với tôi ấn tượng trước hết về một ngòi bút luôn táo bạo vượt trước và lôi kéo đồng nghiệp, học trò “xông vào” những vấn đề học thuật thời sự trong nghiên cứu văn học như loại hình học, thi pháp học, kí hiệu học, trần thuật học, văn hoá học. Chỉ qua các công trình công bố trên Tạp chí văn học – Một số vấn đề thi pháp của nghệ thuật ngôn từ (1985), Về khuynh hướng nghiên cứu văn chương tự tại (1993), Các nhà ngữ văn Nga và khuynh hướng kí hiệu học văn chương (1995), in trong kỉ yếu hội thảo quốc gia về Thơ Mới – Cảm nhận không gian nghệ thuật trong Thơ Mới (trong cuốn Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, 1993), hoặc qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ Những vấn đề ngữ thoại tự sự (1998), với tôi, hình bóng của Thầy nếu “nhìn nghiêng” đã thấy thật sắc nét".
Nhà giáo Lê Mậu Hãn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận hiện đại tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1959. Thầy làm việc tại trường giai đoạn 1956-2000, giữ vị trí Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1976-1990); Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử (1991-1997), nguyên Tổ trưởng Tổ Hồ Chí Minh học (Khoa Khoa học Chính trị).
Thầy là chuyên gia đầu ngành về Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử Quốc hội và Lịch sử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tác giả Phạm Minh Thế trong bài viết "Một chuyên gia về khoa học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh" đã nói về phong cách và cống hiến khoa học của thầy: "... Khi đọc những công trình nghiên cứu của ông về Lịch sử Đảng người ta không cảm thấy nhàm chán, khô khan mà tìm thấy ở đó một sự khoáng đạt, một sự dẫn dắt, cuốn hút lý thú của chân lý lịch sử. Tôn trọng sự thật lịch sử, đánh giá đúng sự thật lịch sử đã làm cho các công trình, những bài viết ngồn ngộn sử liệu của ông thực sự trở thành cẩm nang cho các thế hệ học trò, đồng nghiệp của ông sử dụng để tiếp cận và nghiên cứu về khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, những công trình, những bài viết của ông như: Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tập I và II), các Đại hội Đảng và hội nghị Trung ương, về Lịch sử Chính phủ, Lịch sử Quốc hội Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam…đã góp phần to lớn vào việc xây dựng Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Khoa Lịch sử, bet365 football . Không chỉ có công lao sáng lập và xây dựng cho sự phát triển của Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Lịch sử nói riêng và ngành Khoa học Lịch sử Đảng ở Việt Nam nói chung mà đối với ngành Hồ Chí Minh học, khi nhắc đến những nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, người ta không thể nào không nhắc đến ông với tư cách là một chuyên gia đầu ngành của ngành khoa học mới mẻ này".
Hai nhà giáo Nguyễn Kim Đính và Lê Mậu Hãn đều là thế hệ những nhà khoa học, nhà giáo tiêu biểu, có công góp phần xây dựng và phát triển các ngành học tại Trường ĐHKHXH&NV. Các thầy không chỉ để lại những công trình nghiên cứu tiêu biểu, là người thầy lớn của nhiều thế hệ học trò mà còn là những tấm gương về tinh thần cống hiến cho sự nghiệp khoa học và giáo dục, về tấm lòng nhân ái trong cuộc sống.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn đã tri ân những đóng góp, tình cảm và sự gắn bó sâu nặng của các thầy với sự phát triển của Trường ĐHKHXH&NV; đồng thời trân trọng và nồng ấm gửi tới các thầy và gia đình lời chúc sức khỏe, an khang, thịnh vượng nhân dịp Tết Canh Tý đang đến gần.
Tác giả: Thanh Hà, Lê Huy, Đức Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn