Năm 2010, CHXHCN Việt Nam và CHLB Đức kỉ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1975-2010). Cuốn sách mà quý vị đang cầm trên tay là công trình chào mừng sự kiện quan trọng này. Nó là kết quả hợp tác liên tục giữa hai cơ quan là Viện Goethe Hà Nội và Khoa Quốc tế học, bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ý tưởng này chắc chắn cũng không trở thành hiện thực nếu không có sự đóng góp của các nhà khoa học từ cả hai phía CHLB Đức và Việt Nam.
Cuốn sách bao gồm 9 bài viết, trong đó có 4 bài viết của các học giả Đức và 5 bài viết của các học giả Việt Nam với chủ đề xuyên suốt là nhìn lại quan hệ Việt-Đức để hướng tới tương lai. Không còn nghi ngờ gì nữa, quan hệ Đức-Việt là mối quan hệ đặc biệt. Sự đặc biệt được thể hiện ở chỗ cả hai nước đều bị chia cắt thành những trận tuyến đối đầu nhau và trở thành những điểm nóng nhất trong cuộc Chiến tranh lạnh. Cả hai sau đó đều đã thống nhất, tuy bằng những con đường khác nhau. Kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, cả hai nước đều tham gia vào quá trình hội nhập của khu vực và đều đóng vai trò quan trọng trong tiến trình đó. Tuy nhiên, những điểm tương đồng đó lại không hề làm cho quan hệ giữa hai nước diễn ra dễ dàng thuận lợi như người ta nghĩ, mà trên thực tế mối quan hệ đó khá phức tạp, đan xen, nhiều khi nhạy cảm trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động.
Trong công trình này, nhiều câu hỏi đã được các học giả đưa ra thảo luận nhằm đem lại một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về quan hệ Việt-Đức. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chuyển biến từ cuộc đấu tranh dân tộc sang đấu tranh giai cấp như thế nào (PGS. TS. Phạm Hồng Tung, Đại học Quốc gia Hà Nội); Chính phủ CHLB Đức đã có quan hệ với Chính quyền Sài Gòn ra sao (TS. Gerhard Will, Viện Nghiên cứu Chính trị và An ninh Quốc tế Đức); có phải phong trào ủng hộ Việt Nam ở CHLB Đức trong thời gian chiến tranh là hoàn toàn vì Việt Nam hay không (TS. Joerg Wischerman, Viện Nghiên cứu Châu Á, Hamburg, Đức); phải hiểu tính chất quốc tế vô sản của hợp tác giữa CHDC Đức và Việt Nam như thế nào (TS. Bernd Schaefer, Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson, Washington D.C.); người Việt ở Đức họ là ai (TSKH Martin Grossheim, Viện Nghiên cứu Á-Phi, Đại học Humboldt, Berlin); tại sao Việt Nam lại tiếp thu triết học Đức một cách thụ động và thiếu hệ thống (PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng, Khoa Triết học, bet365 football
); yếu tố văn hoá và giao tiếp liên văn hoá có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Việt - Đức (PGS.TS. Phạm Quang Minh, Khoa Quốc tế học, bet365 football
); Việt Nam có thể học tập được gì từ mô hình kinh tế thị trường xã hội của Đức (TS. Lê Đăng Doanh, Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương và TSKH. Lương Văn Kế, Khoa Quốc tế học, bet365 football
)? Thực ra, đây mới chỉ là một phần những gì mà các tác giả muốn gửi đến bạn đọc.
Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, xin gửi lời tri ân tới tất cả những nỗ lực âm thầm và tình cảm sâu nặng mà tất cả mọi người đã dành cho dự án này. Cám ơn Viện Goethe Hà Nội đã tài trợ cho Hội thảo cũng như tổ chức việc xuất bản. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị. Xin trân trọng cám ơn.