bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Quan hệ quốc tế của Nhật Bản trong bối cảnh khu vực và quốc tế mới: Tiếp cận từ góc độ quyền lực mềm

Thứ năm - 21/03/2013 11:55
Nhân kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2013), sáng 19/3/2013, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật bản tại Việt Nam thuộc Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật bản phối hợp với Trường ĐHKHXH&NV tổ chức buổi thuyết trình mở về chủ đề: “Quan hệ quốc tế mới của Nhật Bản với trọng tâm về mối quan hệ Nhật – Trung – Mĩ và khu vực Đông Nam Á”.
Quan hệ quốc tế của Nhật Bản trong bối cảnh khu vực và quốc tế mới: Tiếp cận từ góc độ quyền lực mềm
Quan hệ quốc tế của Nhật Bản trong bối cảnh khu vực và quốc tế mới: Tiếp cận từ góc độ quyền lực mềm
Nhân kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2013), sáng 19/3/2013, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật bản tại Việt Nam thuộc Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật bản phối hợp với Trường ĐHKHXH&NV tổ chức buổi thuyết trình mở về chủ đề: “Quan hệ quốc tế mới của Nhật Bản với trọng tâm về mối quan hệ Nhật – Trung – Mĩ và khu vực Đông Nam Á”. Dự buổi thuyết trình về phía Nhật Bản có Ngài Yukio Saita, Tham tán Đaị sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ông Inami Kazumi, Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật bản tại Việt Nam, đại diện phái đoàn ngoại giao tại Hà Nội và hai diễn giả đến từ Nhật Bản là GS Soeya Yoshihide, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Keio và GS. Watanabe Yasushi, Khoa Nghiên cứu Môi trường và Thông tin, Trường sau đại học về Truyền thông và chính trị thuộc Đại học Keio. Về phía Việt Nam, tham dự buổi thuyết trình có các chuyên gia, các nhà khoa học, nghiên cứu đến từ Học viện Ngoại giao, các Viện Nghiên cứu Trung Quốc, châu Mĩ, Đông Bắc Á, Trung Đông và châu Phi, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, giảng viên đến từ các Khoa trong trường như Đông phương học, Quốc tế học, Lịch sử, Khoa học Chính trị và gần 400 NCS, học viên cao học và sinh viên.

Thay mặt lãnh đạo Nhà trường, trong lời khai mạc, PGS.TS Phạm Quang Minh – Phó Hiệu trưởng đã cám ơn Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật bản tại Việt Nam thuộc Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật bản về sáng kiến đồng tổ chức buổi thuyết trình về một chủ đề quan trọng như thế này và cám ơn hai học giả đến từ Đại học Keio và những người quan tâm đã tham dự đông đảo sự kiện này. PGS TS Phạm Quang Minh nhấn mạnh: “Từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt và nhất là từ đầu thế kỉ XXI, môi trường đại chính trị và an ninh khu vực Đông Á đã có những thay đổi to lớn do tác động của sự gia tăng các vấn đề an ninh truyền thống, sự tranh chấp chủ quyền ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, chiến lược xoay trục về châu Á của Mĩ và sự trỗi dậy của Trung Quốc….Đối mặt với những thách thức đó, cả Nhật Bản và Việt Nam đều phải điều chỉnh chính sách của mình bằng cách tăng cường hợp tác với nhau”.

Tiếp đó, GS. Yoshihide Soeya đã có bài thuyết trình về Sự trỗi dậy của Trung Quốc và phản ứng của Nhật Bản – Những hàm ý cho an ninh khu vực (The Rise of China and Japan’s Responses: Implications for Regional Security) và GS. Yasishi Watanabe đã thuyết trình về Quyền lực mềm và cam kết văn hoá của Nhật Bản (Soft Power and Japan’s International Cultural Engagements) Trong bài thuyết trình GS.TS Yoshihide Soeya đã nhấn mạnh: Những thay đổi trong khu vực, nhất là chính sách của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đang thách thức hoà bình, an ninh của Nhật Bản nói riêng, của khu vực nói chung. Hàm ý của thách thức này theo GS. Yoshihide Soeya là Trung Quốc mong muốn khôi phục “tinh thần đại Hán” kết hợp với chủ nghĩa dân tộc bị kích động bởi “sự sỉ nhục” khi Trung Quốc bị các nước phương Tây đối xử bất công trong các cuộc Chiến tranh Nha phiến. Thứ hai, thách thức này còn là niềm tin của Trung Quốc vào vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ tạo nên “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Đối mặt với những thách thức đó, Nhật Bản đã kiềm chế và hi vọng quan hệ Trung-Nhật được kiểm soát. Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi xây dựng một “quan hệ có lợi đôi bên dựa trên những lợi ích chiên lược chung” với Trung Quốc. Cánh cửa luôn rộng mở cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc”. Tuy nhiên, trở ngại và cũng là tình trạng tiến thoái lưỡng nan cho quan hệ Nhật-Trung chính là liên minh Mĩ-Nhật. Trên thực tế, GS.Soyea kết luận là các dân tộc ở châu Á đang đối diện với một thách thức lịch sử do sự trỗi dậy của Trung Quốc đem đến và phải cùng nhau tìm ra một cách thức để tồn tại trong hệ thống đó. Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về truyền thống, văn hoá, hai nước có chung lập trường về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, khu vực theo luật pháp quốc tế… Do đó, GS Yoshihide Soeya cho rằng Nhật Bản và các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam cần phải tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ đồng thuận và có một tiếng nói, tư duy chung.

Trong bối cảnh quốc tế mới trọng tâm của Nhật Bản là tăng cường ngoại giao công chúng với Mĩ và các quốc gia khác điều này đã được GS.Yasushi Watanabe chia sẻ trong bài thuyết trình về “Quyền lực mềm và cam kết văn hoá của Nhật Bản”. GS Watanabe đặc biệt nhấn mạnh đến hiệu quả của việc sử dụng “quyền lực mềm” của Nhật Bản thông qua dạng thức ngoại giao công chúng vì đó là những “nỗ lực ngoại giao nhằm cảm hoá con tim và khối óc của công chúng nước ngoài là một dạng thức của quyền lực mềm. Sau đó, GS Watanabe đã điểm qua quá trình phát triển của quyền lực mềm của Nhật Bản từ thời Minh Trị Duy tân khi chính quyền sử dụng 1% ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho tham dự của Nhật tại Triển lãm ở Viên thủ đô Áo năm 1873. Ngay từ năm 1934, Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội xúc tiến văn hoá quốc tế -tiền thân của Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản ngày nay. Từ sau Thế chiến II, chiến lược ngoại giao văn hoá của Nhật đã trải qua 4 giai đoạn chính là “Chủ nghĩa ngoại lệ tiêu cực” (1945-1954, “Chủ nghĩa tương đối lịch sử” (1955-1963), “Chủ nghĩa ngoại lệ tích cực” (1964-1983) và “Chủ nghĩa phổ quát” (từ 1984). Hiện nay, trọng tâm của chính sách ngoại giao văn hoá của Nhật Bản là chủ động, chia sẻ kinh nghiệm. Trong lĩnh vực này, Nhật Bản và Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ mà một ví dụ sinh động là chương trình “Tuổi teen Hồng” (Pinky Teen) phối hợp giữa NHK World và Chương trình truyền hình HTV3. Sau phần thuyết trình của hai giáo sư, lần lượt các chuyên gia của Việt Nam là PGS.TS. Hoàng Khắc Nam (Khoa Quốc tế học), GS. Nguyễn Thiết Sơn (Viện Nghiên cứu châu Mĩ), PGS. TS. Phạm Quý Long (Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á) đã bình luận và trao đổi về những vấn đề mà hai học giả vừa trình bày. Rất nhiều giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên cũng đã có dịp được bình luận, trao đổi, chia sẻ ý kiến xung quanh chủ đề mà GS.TS Yoshihide Soeya và GS.TS Yasushi Watanabe đã thuyết trình. Nhiều ý kiến cho rằng trước những thay đổi mới của các mối quan hệ quốc tế, Nhật Bản cần phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, đóng một vai trò tích cực, chủ động và xây dựng hơn nữa vì hoà bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Kết thúc toạ đàm PGS.TS. Phạm Quang Minh một lần nữa cám ơn GS. Yoshihide Soeya và GS. Yasushi Watanabe cùng Trung tâm Giao lưu văn hoá quốc tế Nhật Bản về cuộc toạ đàm bổ ích và lí thú. Với tư cách là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu, bet365 football cam kết sẽ tích cực hơn nữa trong hợp tác với các trường đại học và chuyên gia Nhật Bản để phát triển “ngoại giao kênh hai”, góp phần sự hiểu biết giữa các dân tộc, vì hoà bình và hữu nghị.

Tác giả: nguyenhang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây