bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Thăm bốn nhà khoa học nữ nổi tiếng của Trường ĐHTH Hà Nội

Thứ hai - 19/11/2018 18:01
Ngày 18/11 vừa qua, đại diện cho Ban Giám hiệu và Công đoàn Trường, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng) và TS. Trần Thị Điểu (Phó Chủ tịch Công đoàn Nhà trường) đã đến thăm các nhà giáo: GS.TS.NGND Hoàng Thị Châu, PGS.NGƯT Phạm Thị Tâm, NGND. Lê Hồng Sâm và PGS.NGƯT Đặng Thị Hạnh.
Thăm bốn nhà khoa học nữ nổi tiếng của Trường ĐHTH Hà Nội
Thăm bốn nhà khoa học nữ nổi tiếng của Trường ĐHTH Hà Nội

Các cô là bốn nhà khoa học nữ nổi tiếng và có những đóng góp lớn về nghiên cứu và giảng dạy cho Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Trường ĐHKHXH&NV sau này.

Thăm hỏi GS.TS.NGND Hoàng Thị Châu - nữ giáo sư đầu tiên của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. Cô là một trong số ít các nhà khoa học nữ vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005.

GS.TS.NGND Hoàng Thị Châu tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn tại Đại học Lomonoxop (Liên bang Nga) năm 1962, nhận bằng Tiến sỹ chuyên ngành Ngữ văn tại Đại học Hum-bôn (CH Dân chủ Đức) năm 1980. Cô là Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội giai đoạn 1983-1993. Là chuyên gia về Phương ngữ học, Địa danh học và Ngôn ngữ học lịch sử, GS.TS.NGND Hoàng Thị Châu từng thỉnh giảng tại ĐH Hum-bôn (CH Dân chủ Đức) (1975-1980) và Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) (1996-1997). Cô là nữ giáo sư đầu tiên của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam và vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005 với công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước (1989).

Lắng nghe những thông tin về tình hình hoạt động của Nhà trường từ PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, GS.TS.NGND Hoàng Thị Châu chia sẻ: Quản lý và phát triển nguồn lực con người trong trường đại học luôn là công tác vất vả và khó khăn. Và chính sự đổi mới và đặc biệt là luôn tiếp cận các nguồn tri thức mới sẽ làm cho Nhà trường ngày càng vững mạnh. Dù tuổi đã cao nhưng cô vẫn dành thời gian hàng ngày để tiếp tục nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ Tiếng Việt với mong muốn sắp tới sẽ sớm hoàn thành đề tài nghiên cứu về Tiếng Việt và phương pháp học Tiếng Việt.

Thăm hỏi PGS.NGƯT Phạm Thị Tâm. Cô là chuyên gia về lịch sử và lịch sử văn hoá Việt Nam

PGS.NGƯT Phạm Thị Tâm công tác tại Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cô chuyên sâu nghiên cứu về Lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, Lịch sử và lịch sử văn hóa Việt Nam. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của cô là về Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, 1962 (viết một chương); Vài nhận xét về ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời Lý - Trần, và nhất là Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII (viết cùng GS.NGND Hà Văn Tấn) - cuốn sách “làm thành một trong những công trình kinh điển của ngành Sử Việt Nam… được các học giả nổi tiếng Hoàng Xuân Hãn, Hoài Thanh khen ngợi và coi là “một kiệt tác sử học” (cố PGS.TSKH.NGƯT Nguyễn Hải Kế). Công trình này được trao tặng Giải thưởng Khoa học Công nghệ ĐHQGHN lần thứ I - năm 2006.

Trước tình hình sức khoẻ không được tốt của cô, Phó Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn đã động viên và chúc cô lạc quan, yên tâm điều trị.

Thăm hỏi Nhà giáo Nhân dân Lê Hồng Sâm

NGND Lê Hồng Sâm là Phó Chủ nhiệm Bộ môn Văn học nước ngoài, Khoa Ngữ văn (1965-1970); Chủ nhiệm bộ môn Văn học Pháp (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) (1970-1988). Cô là chuyên gia về văn học Pháp và từng được nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp năm 2013 vì những đóng góp trong lĩnh vực này.

NGND Lê Hồng Sâm chia sẻ với đại diện lãnh đạo Trường những kỷ niệm học tập và nghiên cứu tại Trường ĐHTH Hà Nội trong giai đoạn chiến tranh, đồng thời cho biết cô vẫn nghiên cứu chuyên môn và viết bài, kết nối thông tin với bạn bè là các nhà khoa học tại các trường đại học của Pháp.

Chúc mừng PGS.NGƯT Đặng Thị Hạnh nhân ngày 20/11

PGS.NGƯT Đặng Thị Hạnh là chuyên gia về Văn học Pháp và phương Tây. Cô nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm Cộng hoà Pháp năm 2013. Trước sự quan tâm của Nhà trường đối với các nhà giáo lão thành, PGS.NGƯT Đặng Thị Hạnh đã gửi lời cảm ơn và chúc Nhà trường luôn phát triển, giữ vững vị trí là cái nôi học thuật về khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam.

Tác giả: Thanh Hà, Vũ Ngà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây