bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Thầy cô chúng mình nói gì về E-Learning ?

Thứ bảy - 29/02/2020 14:02
Bên lề buổi tập huấn giảng dạy E-learning do công ty UMP hỗ trợ, phóng viên Ussh ghi nhận những ý kiến ủng hộ việc triển khai rộng rãi phương thức giảng dạy này trong toàn trường như một xu thế tất yếu của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới giảng dạy. Các thầy cô cũng chia sẻ trải nghiệm mới mẻ về phần mềm giảng dạy trực tuyến mới.
Thầy cô chúng mình nói gì về E-Learning ?
Thầy cô chúng mình nói gì về E-Learning ?

* TS. ĐỖ VĂN HÙNG - TRƯỞNG KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN: Nhà trường cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho giảng viên triển khai E-learning!

TS. Đỗ Văn Hùng

Hiểu một cách giản dị thì E-learning là ứng dụng công nghệ trong dạy học. Thay vì các thầy cô lên giảng đường trực tiếp giảng dạy SV thì các thầy cô có thể sử dụng công nghệ, môi trường mạng, các thiết bị đa phương tiện có kêt nối Internet như điện thoại di động, laptop, desktop... để giảng dạy trực tuyến.

Để áp dụng phương pháp giảng dạy này, theo tôi khó khăn nhất hiện giờ là giảng viên phải vượt qua được rào cản về tâm lý; học cách chuyển đổi bài giảng của mình lên môi trường mạng cũng như tương tác sinh viên trên môi trường mạng. Hiện nay có rất nhiều công nghệ, công cụ có thể hỗ trợ giảng viên và sinh viên học trực tuyến được. Ví dụ đơn giản nhất là chúng ta có thể dùng facebook, zalo, skype để chuyển tải bài giảng trực tiếp của giảng viên. Chúng ta có thể dùng điện thoại cá nhân - một smartphone đơn giản cũng có thể triển khai được bài giảng. Tuy nhiên thì để một trường ĐH triển khai được một hệ thống E-learning thì theo tôi phải có một giải pháp tổng thể về mặt hạ tầng công nghệ và một hệ thống platform phần mềm tích hợp. Platform này phải tích hợp tổng thể: giảng dạy trực tuyến, tương tác SV, cho phép SV trao đổi ý kiến của mình thông qua mạng, có thể trao đổi chat thông qua hệ thống messenger, giảng viên có thể chấm bài trực tuyến, trả bài trực tuyến cho SV, kiểm soát việc học của SV trực tuyến là buổi hôm đó có lên lớp hay không lên lớp…

Tôi mong Nhà trường sẽ xây dựng được những chính sách để hỗ trợ, động viện giảng viên mạnh dạn đổi mới theo hướng giảng dạy E-learning; tạo điều kiện tối đa cho giảng viên - tức là giảm thiểu tất cả những khó khăn về mặt công nghệ để giảng viên có thể triển khai hoạt động giảng dạy hiệu quả nhất trong môi trường mạng.

* TS. ĐÀO MINH QUÂN - PHÓ TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO: Nền tảng mới cho E-learning cho phép tương tác trực tiếp và đa chiều giữa người dạy và người học

TS. Đào Minh Quân

Ngay từ năm 2009, Trường ĐHKHXH&NV đã ứng dụng CNTT để hỗ trợ các thầy cô giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên lúc đó, chúng tôi mới chỉ tập trung vào công cụ chia sẻ tài liệu, video bài giảng, quản lý sinh viên; tức là chưa có được ứng dụng toàn diện theo hướng giảng viên có thể tương tác trực tiếp với sinh viên. Nhưng hiện nay chúng tôi có thể làm được điều này, với một nền tảng hoàn toàn mới, cho phép tương tác trực tiếp với người học.

Ưu điểm của hệ thống mới là tạo ra các lớp học ảo để qua đó giảng viên trao quyền cho sinh viên trong học tập. Đặc biệt hệ thống cho phép ghi lại các video để up lại trên hệ thống để sinh viên có thể học lại. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên có thể ứng dụng các phương pháp khác nhau: chia sẻ video trực tuyến, chia sẻ màn hình máy tính đang giảng dạy. Hệ thống mới cho phép up tài liệu lên tới 50-100 MB. Năng lực máy chủ mà công ty đối tác hỗ trợ cho Ussh tương đối mạnh, giúp mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hóa phương thức đào tạo theo hướng tăng cường trao đổi, tương tác.

Trước đây, website môn học mà Trường áp dụng chỉ là công cụ hỗ trợ quản lý, chia sẻ tài liệu. Bây giờ với hệ thống mới thì giảng dạy sẽ là một phần trực tuyến và một phần trên lớp, đa dạng hóa nội dung bài giảng. Phương pháp của giảng viên cũng sẽ tích cực hơn, linh hoạt hơn. Giảng viên có thể dạy 3,4 tuần trực tuyến và 3 tuần còn lại trên lớp.

Khóa tập huấn này được mở cho tầm hơn 80 giảng viên, chủ yếu là những người trẻ. Với mỗi học kỳ, chúng tôi đều sẽ triển khai các buổi tập huấn tiếp theo với hệ thống đăng ký môn học này. Ở đây, giảng viên sẽ trực tiếp xây dựng bài giảng của mình qua hệ thống này, cùng chia sẻ kinh nghiệm để làm sao buổi giảng được tích cực, hiệu quả và hấp dẫn nhất.

* TS. ĐẶNG HOÀNG GIANG - KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT: Tôi ủng hộ xu hướng giảng dạy E-learing!

TS. Đặng Hoàng Giang

Tôi rất ủng hộ xu hướng giảng dạy E-learning của Trường ĐHKHX&NV vì đây là một xu hướng toàn cầu mà hiện nhiều trường đại học VN bắt đầu áp dụng. Trong bối cảnh hiện nay, đó là một lựa chọn tất yếu. Lý do thứ nhất: dịch bệnh hiện nay làm cho việc tới lớp trở nên bất tiện, không thuận lợi; thứ hai là nó giúp thầy cô, sinh viên tiết kiệm được thời gian, không gian, tăng tính chủ động học tập và giảng dạy.

Tôi đánh giá cao những nỗ lực để thích nghi với xu hướng này của Nhà trường và các thầy cô. Tất nhiên cũng có những thách thức nhất định: thầy cô phải tìm cách thích nghi với những yêu cầu của hình thức giảng dạy này, đặc biệt về mặt kỹ thuật. Rất may là đã có những khóa học như thế này để các thầy cô nắm bắt được. Thứ hai là người dạy phải cấu trúc lại khung chương trình môn học, nghĩ ra những kịch bản giảng dạy mới phù hợp với môi trường trực tuyến. Nhưng đó là những thách thức hoàn toàn có thể vượt qua được dù ban đầu sẽ hơi bỡ ngỡ.

Ở học kỳ này tôi đã đăng ký platform online, theo đó tôi thấy platform này sống động hơn platform website môn học, hướng đến sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và học. Các hình thức tương tác mà lớp offline có thì ở platform giảng dạy trực tuyến này cũng có: thảo luận nhóm, điểm danh, trình bày, giới thiệu các tài liệu môn học....

* TS. NGUYỄN THỊ THUỲ TRANG - KHOA QUỐC TẾ HỌC: Dự định sẽ áp dụng nền tảng E-learing mới cho hai môn học: "Kinh tế chính trị quốc tế" và "An ninh con người" trong học kỳ này

TS. Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Tôi thấy chủ trương kết hợp giữa học trực tuyến và học trên lớp là rất đúng đắn và kịp thời, giúp tăng sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Vì đây là một kế hoạch dài hơi nên các thầy cô cũng có nguyện vọng được tham gia tập huấn để thực hiện các bài giảng trực tuyến. Nền tảng E-learning hiện tại có ưu điểm là: có thể kết hợp giảng dạy trực tuyến và trên lớp; những nền tảng khác như google meeting, hay website môn học chỉ là sự tương tác trực tuyến chứ không phải trực tiếp. Giảng viên có quyền lựa chọn tỷ lệ giảng dạy e-learning hay trực tiếp. Chẳng hạn nếu tôi đi nước ngoài thì vẫn có thể giảng dạy và cung cấp tài liệu, các bài kiểm tra thường kỳ cho sinh viên; cả sinh viên và giảng viên cảm thấy các hình thức học tập không bị nhàm chán.

Tôi dự định sẽ áp dụng nền tảng này cho hai môn học là "Kinh tế chính trị quốc tế" và "An ninh con người". Hai môn này có tính lý thuyết và hàn lâm cao và làm thế nào để truyền tải các bài giảng một cách sinh động, cô động là một thách thức với những giảng viên như tôi. Với nền tảng này, việc truyền tải kiến thức cơ bản rồi hướng dẫn các em tự nghiên cứu tài liệu học tập và làm các dự án riêng; đó là những phương pháp mà các giảng viên ngành KHXH&NV có thể kết hợp để giảng dạy. Tất nhiên là các giảng viên sẽ phải mất thời gian để làm quen với phương thức giảng dạy mới này.

* TS. NGUYỄN NĂM HOÀNG - KHOA VĂN HỌC: Chúng tôi vui mừng và ủng hộ chủ trương giảng dạy E-learning tại trường

Tôi cảm thấy không những ủng hộ mà còn vui mừng, phấn khởi khi Nhà trường chủ trương triển khai giảng dạy E-learning trong toàn trường. Đây là bước phát triển lên tầm cao mới trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và so với website môn học. Điều này thúc đẩy giảng viên phải tự trau dồi kỹ năng công nghệ thông tin của mình để tiếp cận người học; việc giảng dạy cũng đa chiều hơn vì thầy cô không chỉ đứng trên bục giảng mà còn giao tiếp với sinh viên qua các kênh trực tuyến, chia sẻ học liệu dễ dàng hơn. E-learning cũng giúp sinh viên năng động trong khai thác thông tin trên mạng hơn. Nên nó giúp cả thầy và trò tận dụng những lợi thế của công nghệ và môi trường mạng để nâng cao việc dạy và học.

Tất nhiên là sẽ có những rào cản, thách thức. Thứ nhất là nếu chúng ta không biết cách tổ chức lớp học trực tuyến hay giao tiếp hiệu quả với sinh viên, sẽ làm giảm hứng thú, cảm xúc của chính mình và người học. Thứ hai là trong cuộc sống nhiều người cảm thấy ngần ngại khi phải học cách làm chủ các phương tiện, công nghệ. Thứ ba là chúng ta phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất giảng dạy như đường truyền internet, thiết bị. Nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta triển khai quá trình một cách chuyên nghiệp, tích cực; cả thầy và trò được thông tin, hướng dẫn để hiểu về nó thì có thể vượt qua những thách thức ấy.

Tác giả: Truyền thông Ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây