bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Triển vọng hợp tác đào tạo và nghiên cứu với ĐH Thượng Hải và Phục Đán

Chủ nhật - 22/05/2011 12:30
Đoàn đại biểu của Trường ĐHKHXH&NV (Hà Nội) do PGS.TS. Vũ Đức Nghiệu làm trưởng đoàn vừa kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Đại học Thượng Hải và Đại học Phục Đán (Trung Quốc) từ ngày 16 đến 21/5/2011.
Triển vọng hợp tác đào tạo và nghiên cứu với ĐH Thượng Hải và Phục Đán
Triển vọng hợp tác đào tạo và nghiên cứu với ĐH Thượng Hải và Phục Đán
Đoàn đại biểu của Trường ĐHKHXH&NV (Hà Nội) do PGS.TS. Vũ Đức Nghiệu làm trưởng đoàn vừa kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Đại học Thượng Hải và Đại học Phục Đán (Trung Quốc) từ ngày 16 đến 21/5/2011. Đón tiếp đoàn đại biểu của Trường ĐHKHXH&NV tại Đại học Thượng Hải có Giáo sư Li Wei, phó Hiệu trưởng kiêm trưởng khoa Sau Đại học của Nhà trường, Trưởng các phòng Đào tạo, Quan hệ quốc tế, và đại diện lãnh đạo nhiều khoa và học viện trong trường. Đại học Thượng Hải xây dựng lần đầu tiên năm 1922, tái xây dựng lại năm 1994. Đây là một cơ sở đào tạo trong dự án 211 của chính phủ Trung Quốc nhằm xây dựng 100 đại học trọng điểm. Đại học Thượng Hải có 23 học viện và 01 khoa Kiến trúc trực thuộc, 68 chuyên ngành đại học, 145 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, và 52 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Các chuyên ngành đào tạo đa dạng, từ các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật cho đến các ngành khoa học ứng dụng. Tổng số cán bộ gần 5.500, trong đó có 2800 là cán bộ giảng dạy. ĐH Thượng Hải có 482 GS, 765 PGS và 10 viện sĩ. Hiện nay, trường đang đào tạo trên 43.000 sinh viên, trong đó có hơn 10.000 học viên sau đại học, 10.000 sinh viên tại chức, và khoảng 3.000 lưu học sinh. Theo GS. Li Wei, Đại học Thượng Hải nhận lưu học sinh đến từ 93 quốc gia tới học tập. Trong đó, lưu học sinh Việt Nam tại trường lúc cao điểm có hơn 100 người. PGS.TS. Vũ Đức Nghiệu đã giới thiệu đôi nét về hoạt động của Trường ĐHKHXH&NV, đặc biệt nhấn mạnh đến tiềm năng đào tạo Việt ngữ học. Nhà trường đã đào tạo khoảng 5.000 lưu học sinh nước ngoài, có nhiều người trở thành đại sứ các nước tại Việt Nam, trong đó có các đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn, Lí Gia Trung, Tề Kiến Quốc... Hiện nay, lưu học sinh Trung Quốc có khoảng 300 người. Trong buổi làm việc, hai trường đã trao đổi nhiều vấn đề cùng quan tâm về cơ cấu tổ chức, phương thức vận hành các hoạt động của một trường đại học, công tác quản lí hành chính, quản lí đào tạo, nghiên cứu khoa học bằng công nghệ thông tin và theo chuẩn đầu ra. Đồng thời, cung cấp cho nhau nhiều thông tin về chính sách đãi ngộ nhân tài, các chế độ học bổng, học phí, điều kiện học cho lưu học sinh nước ngoài, định hướng phát triển các ngành trọng điểm, cơ chế phong học hàm, học vị ở từng cơ quan...

Đón tiếp đoàn đại biểu Trường ĐHKHXH&NV tại Đại học Phục Đán có Phó Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TS. Jin Li cùng Trưởng phòng Nghiên cứu chuyên về KHXH và NV, trưởng phòng Quan hệ Quốc tế cùng đại diện lãnh đạo nhiều khoa và phòng ban trong trường. Đại học Phục Đán được thành lập từ năm 1905, là trường đại học tư đầu tiên trong lịch sử cận đại Trung Quốc, đến ngày 25/12/1941 Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc quyết định chuyển Phục Đán thành Đại học Công lập. Năm 2000, Đại học Y Thượng Hải được sáp nhập vào Đại học Phục Đán, tạo nên bề thế cho trường Đại học này với 10 bênh viện kiêm cơ sở giảng dạy. Qua 100 năm phát triển, Đại học Phục Đán hiện nay đã trở thành trường Đại học tổng hợp có cả khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, khoa học quản lí và khoa học y học… và hiện ở trong top 200 trường Đại học nổi tiếng nhất thế giới. Đại học Phục Đán có hơn 2600 giảng viên, trong đó có 1400 GS và PGS, 36 viện sĩ và là một trong những trường Đại học tuyển nhận lưu học sinh nước ngoài sớm nhất Trung Quốc. Hiện nay, số lượng lưu học sinh học ở trường là hơn 3500, đến từ gần 100 nước và khu vực trên thế giới. Nhiều chuyên ngành trong trường được giảng dạy bằng tiếng Anh như các môn kinh tế, chính trị, ngoại giao, xã hội, lịch sử, văn hoá Trung Quốc… Trường Đại học Phục Đán rất quan tâm đến việc đào tạo và nghiên cứu Hán Nôm, cũng như văn học Trung Quốc tại Việt Nam. Ngoài ra, hai bên còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lí cho giảng viên và cán bộ lãnh đạo quản lí, việc liên thông liên kết giữa các ngành học trong trường, việc thu hút các nguồn tài lực và nhân lực để phục vụ sự nghiệp phát triển Nhà trường. Chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu Trường ĐHKHXH&NV đã thắt chặt, thúc đẩy và đưa mối quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu giữa trường ĐH KHXH và NV Hà Nội với các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc lên một tầm cao mới, toàn diện và hiệu quả hơn.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây