Trung tâm nghiên cứu Phát triển các Dân tộc thiểu số và Miền núi (tên theo quyết định khi thành lập: Trung tâm nghiên cứu, tư vấn phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, gọi tắt là Trung tâm nghiên cứu Phát triển dân tộc thiểu số) là cơ sở phối hợp, liên kết một số ngành trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội để nghiên cứu ứng dụng, tư vấn, phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trực thuộc bet365 football
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tên giao dịch tiếng Anh: Centre “Research for Development of Mountainous Region and Ethnic Minorities” (viết tắt là RDME).
Trụ sở: Phòng 408 nhà A - số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 35576847.
E-mail:
[email protected];
[email protected]
Trung tâm là đơn vị hoạt động theo chế độ tự chủ tài chính, tự hạch toán, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động theo Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác quản lí khoa học và công nghệ trên cơ sở quy chế của bet365 football
.
Chức năng, nhiệm vụ
1. Nghiên cứu khoa học: Phối hợp liên kết một số ngành, một số bộ môn trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội để nghiên cứu một số vấn đề thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá vùng miền núi và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
2. Tư vấn phát triển: Tham gia tư vấn những vấn đề phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, các vấn đề về xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, bảo vệ an ninh trật tự xã hội v.v vùng miền núi và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
3. Hoạt động xã hội: Thực hiện những hoạt động trong các lĩnh vực xã hội nhằm góp phần phát triển bền vững vùng miền núi và dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam.
4. Bồi dưỡng nghiệp vụ: Chủ trì hoặc phối hợp mở các lớp ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức về phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá vùng miền núi và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và tư vấn phát triển.
5. Xây dựng nguồn dữ liệu: Xây dựng ngân hàng dữ liệu để cung cấp thông tin bách khoa về vùng miền núi và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (như: tri thức bản địa của các dân tộc, phong tục tập quán, nếp sống, tôn giáo, tín ngưỡng, môi trường xã hội đa văn hoá v.v)
Tổ chức, nhân sự
Bộ máy Trung tâm gồm: Giám đốc và các Phó giám đốc; Hội đồng tư vấn khoa học; Văn phòng và các bộ phận chuyên môn & nghiệp vụ.
Hội đồng Tư vấn khoa học của Trung tâm hiện nay gồm 09 thành viên, trong đó có 03 GS.TS, 05 PGS.TS và 01 ThS. Trung tâm có hơn 20 nhà khoa học, các cán bộ quản lí, các chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan là cộng tác viên.
Hợp tác trong và ngoài nước
Trung tâm được phép thiết lập các quan hệ hợp tác trao đổi và giao dịch với các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ trong hoặc ngoài nước để tìm kiếm dự án, đề tài và các nguồn tài trợ cũng như thiết lập các quan hệ song phương hoặc đa phương trong hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng phối hợp nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ tư vấn và chất lượng hoạt động xã hội, nâng cao năng lực bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm phục vụ cho nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá vùng miền núi và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Năm 2010, bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, kí hợp tác khoa học và cùng tổ chức Hội nghị khoa học Quốc tế với một vài Đại học ở Thái Lan, Trung tâm đẩy mạnh những hoạt động trong các lĩnh vực xã hội nhằm góp phần phát triển bền vững vùng miền núi và dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam. Trong những hoạt động đó, Trung tâm đang tập trung từng bước xây dựng “Quỹ Phát triển giáo dục Dân tộc và Miền núi” nhằm giúp đỡ giáo viên, học sinh sinh viên, các nhà trường ở vùng dân tộc thiểu số miền núi, góp phần thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp giáo dục ở vùng lãnh thổ đặc thù này của Việt Nam.
Đồng thời, Trung tâm đang chuẩn bị hướng tới việc dựng ngân hàng dữ liệu để cung cấp thông tin bách khoa về vùng miền núi và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (như: tri thức bản địa của các dân tộc, phong tục tập quán, nếp sống, tôn giáo, tín ngưỡng, môi trường xã hội đa văn hoá v.v) nhằm cung cấp cho xã hội, các doanh nghiệp v.v những thông tin bách khoa về vùng lãnh thổ quan trọng này, góp phần phát triển bền vững đất nước trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.