bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Trường ĐHKHXH&NV tuyển sinh ngành Tôn giáo học từ 2016

Thứ ba - 22/03/2016 04:13
Ngành Tôn giáo học cung cấp những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tôn giáo; tạo động lực thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, toàn diện cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và định hướng xã hội về tôn giáo...
Trường ĐHKHXH&NV tuyển sinh ngành Tôn giáo học từ 2016
Trường ĐHKHXH&NV tuyển sinh ngành Tôn giáo học từ 2016

Tại các nước phát triển trên thế giới, từ lâu Tôn giáo học đã là một ngành khoa học cơ bản được chú trọng nghiên cứu, giảng dạy. Ở Việt Nam, thời gian gần đây, Tôn giáo học là một ngành đang được chú trọng để phát triển, đặc biệt là bậc đại học, bên cạnh các trung tâm, các cơ sở nghiên cứu về tôn giáo đã có bề dày lịch sử.

Năm 2016, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN cho phép tuyển sinh năm đầu tiên sinh viên ngành Tôn giáo học với chỉ tiêu là 50 em, theo hình thức thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hội thảo về đa dạng tôn giáo và văn hoá ở Việt Nam do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức (3/2014)

Là một ngành học đặc thù nhưng được định hướng phát triển theo hướng khoa học liên ngành rộng, ngành Tôn giáo học thuộc Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN, có sự phân công chuyên ngành với ba khối kiến thức: 1. Mảng kiến thức chuyên ngành văn hóa tôn giáo (Du lịch tâm linh, Đạo đức & Luân lý tôn giáo học, Nghệ thuật Tôn giáo học và lịch sử nghệ thuật tôn giáo, Biểu tượng Tôn giáo học, Tín ngưỡng và Lễ hội, Lịch sử Tâm linh, Mỹ học tôn giáo …); 2. Mảng kiến thức chuyên ngành các tôn giáo cụ thể (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài…); 3. Mảng kiến thức chuyên ngành đường lối, chính sách, và nghiệp vụ tôn giáo.

Bên cạnh đó là hai hướng phát triển đào tạo của ngành là Tôn giáo ứng dụng và lý luận tôn giáo và kỹ năng, nghiệp vụ.

Với những định hướng phát triển liên ngành sáng tạo và mang sắc thái riêng nêu trên, ngành Tôn giáo học, thuộc Bộ môn Tôn giáo học đã khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về tôn giáo bên cạnh những ngành học khác có mảng nghiên cứu về tôn giáo như ngành Sử học, ngành Đông phương học, ngành Nhân học…

Ngành Tôn giáo học cung cấp những kiến thức, kĩ năng về lĩnh vực tôn giáo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, quản lý hay làm việc trong các cơ quan hành chính của nhà nước, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về tôn giáo, đặc biệt là các lĩnh vực báo chí truyền thông, du lịch, ngoại giao, văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu tâm linh...

Là một chuyên ngành của Khoa Triết học từ năm 1990 tới nay, bằng sự nỗ lực của Bộ môn Tôn giáo học, sự quan tâm của Khoa Triết học và bet365 football Hà Nội, Bộ môn đã hoàn thiện được hệ thống đào tạo gồm ba bậc học: Đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ ngành Tôn giáo học. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, sinh viên có thể tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Lễ cắt băng khai trương phòng đọc sách, tư liệu tôn giáo, tín ngưỡng tại Trường ĐHKHXH&NV (11/2015)

Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội học thêm một ngành thứ hai trong các ngành: Báo chí, Đông phương học, Khoa học quản lý, Lịch sử, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quốc tế học, Văn học của Trường ĐHKHXH&NV hoặc ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN) sau khi học hết năm thứ nhất.

Bộ môn Tôn giáo học, Trường Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN là cơ sở đào tạo Tôn giáo học có uy tín ở Việt Nam, có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy và định hướng xã hội về Tôn giáo.

Sự hình thành và lớn mạnh của Bộ môn Tôn giáo học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, cùng với những định hướng trong đào tạo, tuyển sinh sinh viên chính quy của ngành, đã cho thấy sứ mệnh tiên phong của Trường Đại học KHXH&NV trong nắm bắt sớm và kịp thời nhu cầu thực tiễn của đời sống chính trị, kinh tế -xã hội và nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh của mỗi con người Việt Nam cụ thể.

Tác giả: Phạm Hải

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây