Tham dự buổi lễ tưởng niệm có đại diện Hội Hữu nghị Fukushima – Việt Nam, gia đình và người thân, bạn bè anh Takano từ Nhật Bản, đại diện lãnh đạo phòng Hợp tác và Phát triển, Chính trị và Công tác Học sinh sinih viên, Ban chủ nhiệm và Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt; các chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ Viện Văn học.
Nhà báo Takano Isao (1943 - 1979) và cuốn sách viết về ông
sinh năm 1943 tại thành phố Kobe, Nhật Bản. Năm 1967, anh sang Việt Nam và nhập học Khoa Tiếng Việt của Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, trường ĐHKHXH&NV). Takano Isao học đại học đúng lúc tình hình chiến tranh ở Việt Nam ngày càng ác liệt, nhưng anh đã vượt qua tất cả khó khăn để học tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa Việt Nam và hòa mình vào cuộc sống kháng chiến của người dân Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp Takano về Nhật Bản công tác. Tháng 2/1979 nhà cầm quyền Trung Quốc mở chiến dịch tấn công đồng loạt các tỉnh biên giới Việt Nam, Takano tức tốc quay lại Việt Nam để lao mình vào những điểm ác liệt nhất để đưa tin về chiến sự.
Và ngày 7/3/1979, Nhà báo Takano đã hi sinh khi đang tác nghiệp tại thị xã Lạng Sơn sau loạt đạn của quân Trung Quốc tấn công vào 2 chiếc xe chở phóng viên. Lễ tang anh được Đảng Cộng sản Nhật Bản tổ chức trọng thể tại Tokyo ngày 20/3. Tấm bia tưởng niệm anh hiện nay được đặt tại nghĩa trang Hoàng Đồng ở thành phố Lạng Sơn, trên đó ghi dòng chữ: "Đồng chí Isao Takano - phóng viên báo Akahata (Nhật Bản) đã hi sinh tại thị xã Lạng Sơn ngày 7/3/1979".
Takano để lại một sự nghiệp báo chí phong phú, trong đó có rất nhiều phóng sự, tin tức, hình ảnh về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam. Những hình ảnh đó có sức lan tỏa rất lớn, mô tả chân thực về tinh thần quả cảm, anh dũng nhân dân Việt Nam, quyết bảo vệ từng tấc đất quê hương. Bên cạnh đó, với vốn tiếng Việt phong phú, sâu sắc, anh còn là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học (từ tiếng Việt sang tiếng Nhật), góp phần quảng bá, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè Nhật Bản và quốc tế. Sau khi hy sinh, Takano Isao được Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng ký quyết định truy tặng Huân chương Hữu nghị. Ngày 5/3/2019, nhân kỷ niệm 45 năm ngày quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1978-2018), một buổi tọa đàm với chủ đề "Nhà báo Takano Isao - Nhân chứng quả cảm" đã được tổ chức, giới thiệu cuộc đời và những di vật của ông.
Thay vì những phát biểu khai mạc, TS Lê Thị Thanh Tâm (Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt) đã đọc một bài thơ bày tỏ sự xúc động sâu sắc về Nhà báo, phóng viên chiến trường quả cảm, một cựu sinh viên xuất sắc của Khoa, của ngôi trường Tổng hợp.
Nhân dịp Lễ tưởng niệm ngày cựu sinh viên, Nhà báo Takano Isao hi sinh, đại diện Hội Hội Hữu nghị Fukushima – Việt Nam, gia đình và nhóm nhóm tác giả đã trân trọng tặng cuốn sách "
Nhà báo Nhật Bản Takano Isao - Nhân chứng quản cảm" cho trường ĐHKHXH&NV, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Viện Văn học.
PGS.TS Đoàn Lê Giang thay mặt nhóm tác giả giới thiệu về cuốn sách và chiếc máy ảnh - kỉ vật của Nhà báo, phóng viên Takano Isao
Cuốn sách "Nhà báo Nhật Bản Takano Isao - Nhân chứng quản cảm" tập hợp và giới thiệu những tư liệu rất quý về Nhà báo Takano: chiếc máy ảnh, balo theo anh suốt ngày tháng chiến đấu tại chiến trường, những bức hình anh chụp, những đoạn hồi kí của bạn bè chiến đấu cùng anh. Qua những tư liệu đó đã cho người đọc hình dung Nhà báo Takano Isao - người bạn Nhật Bản, đã sống và chiến đấu anh dũng cùng bộ đội, nhân dân Việt Nam trong những ngày tháng ác liệt nhất của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
Những người tham gia Lễ tưởng niệm xúc động khi được xem thước phim tư liệu quý về cuộc đời và những ngày tháng chiến đấu, giây phút hi sinh của Nhà bác Takano Isao ở Lạng Sơn tháng 2 năm 1979 do chính người vợ của ông gửi đến. Trong thước phim tư liệu ấy có sự xót xa, đau đớn của người góa phụ, giọt nước mắt của đứa con gái bé bỏng, người khi chồng, người cha hi sinh, nhưng trên tất cả là niềm tự hào khi người thân của mình đã sống, chiến đấu cùng những người bạn Việt Nam, đã hi sinh cho công lý, cho hòa bình.
Trong không khí ấm áp, xúc động, mọi người tham dự Lễ tưởng niệm được lắng nghe tiếng sáo du dương do nghệ sĩ Tachibana Ryomei - một người bạn của Nhà báo Takano Isao đến từ Nhật Bản biểu diễn.
Nhà báo Ngô Minh Đạo, nhân chứng có mặt tại chiến trường Lạng Sơn tháng 2 năm 1979 chia sẻ nhiều câu chuyện cảm động về giây phút hi sinh của Nhà báo Takano Isao
Takano Isao - vầng dương nơi sứ lạ, với tình yêu thiết tha với tiếng Việt, với đất nước Việt Nam, đã chiến đấu và hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979 của nhân dân Việt Nam. Tấm gương hi sinh của anh đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó nhạc phẩm : "Takano – Nhân chứng quả cảm” của Nhạc sỹ Phó Đức Phương với những ca từ rất xúc động:
“Xin hát về người con của đất nước tuyết trắng Fuji hùng vĩ.
Anh đã đến quê tôi trong những ngày lửa khói, tâm hồn anh tươi thắm như hoa anh đào hé nở.
Vinh quang thuộc về anh, người chiến sĩ đã hy sinh vì chân lý
.....
Ôi! Isao Takano! Gửi tới quê anh mối tình lắng sâu lòng tôi!
Chân lí rồi sẽ toàn thắng, tình anh còn ãi nồng thắm, đẹp thay tuổi xuân Takano!".
Ban chủ nhiệm Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt tặng hoa cảm ơn Hội Hữu nghị Fukushima – Việt Nam và nghệ sĩ Tachibana Ryomei