Ngôn ngữ
Với dự án “Những sắc màu của chuối”, nhóm sinh viên đến từ khoa Quốc tế học – bet365 football đã xuất sắc giành giải Nhất – Dự án tiềm năng nhất cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên về Quản trị và Phát triển lưu vực sông Mê Kông” 2019.
Sinh viên Việt Nam giành giải cao nhất tại IYCGM 2019 (Ảnh: Nhật Linh). |
Vòng chung kết của cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên về Quản trị và Phát triển lưu vực sông Mê Kông 2019 (Youth Innovation Competition on Lantsang-Mekong Region’s Governance and Development - YICMG) kéo dài từ ngày 22-26/1/2019 tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia).
Cuộc thi diễn ra với sự góp mặt của 20 đội thi đến từ 6 quốc gia thành viên mà sông Mê Kông chảy qua gồm: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Việt Nam.
Đề tài của cuộc thi năm nay là “Sản xuất, tiêu dùng xanh và phát triển xã hội”, nhóm sinh viên khoa Quốc tế học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (gồm em: Bùi Nhật Linh, Nguyễn Thị Hương Giang, Bùi Thị Minh Thuý) đã mang đến Phnom Penh ý tưởng “Những sắc màu của chuối”.
“Dự án này bắt đầu khi chúng mình nhận thấy đến vụ thu hoạch, người ta sẽ chủ yếu thu hoạch quả và lá chuối còn thân chuối sẽ bị vứt đi. Lúc đó chúng mình nghĩ tại sao không tận dụng nó mà lại vứt đi như vậy?
Từ đó, chúng mình nảy ra ý tưởng sẽ tận dụng phần thân chuối bị vứt đi để làm thành giấy và từ giấy đó sẽ sản xuất ra những bức tranh phục vụ nhu cầu thẩm mĩ của xã hội”, Nhật Linh chia sẻ.
Mục tiêu lớn nhất của dự án nhằm hướng đến việc giải quyết các vấn đề về môi trường và tạo ra giá trị cao cho xã hội.
Để làm được điều đó cả nhóm dự định sẽ thành lập một doanh nghiệp xã hội mà mục tiêu hướng đến là tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật, những người còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Thông qua việc sản xuất những bức tranh từ chuối nhóm cũng muốn quảng bá hình ảnh về đất nước, con người và văn hoá Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Khi được hỏi về hướng đi sau cuộc thi nhằm phát triển những ý tưởng trên, cả nhóm cho biết:
“Hiện tại, chúng mình vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để mở rộng các mặt hàng sản phẩm từ cây chuối vì chủ yếu đã tìm hiểu cũng như làm các mẫu thử với thành phần hóa học của chuối, còn chất liệu khác thì hiện tại nhóm chưa nghĩ đến.
Về mặt hàng, ngoài tranh chuối thì trong giai đoạn đầu nhóm cũng làm các sản phẩm nhỏ như postcards, bookmarks... và đang nghiên cứu để làm giai đoạn 2 là các sản phẩm như mực từ chuối và mĩ phẩm”.
Đây quả là ý tưởng mới lạ, nhưng vì chưa từng có ai thực hiện một dự án giống hoặc tương tự như vậy nên khi thực hiện chắc chắn sẽ vấp phải những khó khăn nhất định.
Trước những khó khăn đó, Hương Giang đại diện cho nhóm chia sẻ: “Vì đề tài này là do chúng mình tự nghĩ ra, nên khi thực hiện đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm và nghiên cứu tài liệu, đặc biệt là việc tìm hiểu về các thành phần hoá học của chuối, cách thức làm thế nào để có thể sản xuất thành giấy và in được tranh lên.
Đến khi thành lập công ty, chúng mình cũng gặp khó khăn trong việc tổ chức, vận hành, quản lý nhân lực và tài chính”.
Bên cạnh việc giành được giải thưởng cao quý nhất tại cuộc thi, dự án cũng dành được nhiều sự quan tâm, tài trợ từ ban tổ chức trong việc phát triển dự án.
Chia sẻ về quá trình nghiên cứu của nhóm, Nhật Linh cho biết: “Trong quá trình thực hiện, nhóm đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của cô Bùi Hồng Hạnh – Giảng viên khoa Quốc tế học và thầy Bùi Thành Nam – Giảng viên khoa Quốc tế học.
Thầy cô rất tâm lý và sẵn sàng giúp đỡ nhóm khi làm việc với nhà đầu tư cũng như giới thiệu cho nhóm những cố vấn về kinh tế và nghệ thuật”.
Rõ ràng với một đề tài đầy mới mẻ cùng nền tảng đã có từ cuộc thi, mong rằng cả nhóm sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện đến cùng dự án của mình, góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội, đặc biệt là việc làm cho những người kém may mắn, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Tác giả: Nguyễn Đức Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn