1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu Thành Chung 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 31/12/1991 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 3013/2019/QĐ-XHNV ngày 30/07/2019 của Hiệu trưởng bet365 football
, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: thay đổi tên đề tài theo Quyết định số 4522/QĐ-XHNV của Hiệu trưởng bet365 football
, ĐHQGHN; gia hạn, kéo dài thời gian đào từ 1/8/2022 – 30/7/2024.
7. Tên đề tài luận án: “Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”.
8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ 9. Mã số: 9340412.01
10. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Văn Hải
2. PGS.TS. Lưu Quốc Đạt
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục tiêu nghiên cứu: Luận án đề xuất cách áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ tư.
- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học định hướng nghiên cứu tại Việt Nam (có đối sánh với một số trường đại học Thái Lan) trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ tư.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích tài liệu, Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp phân tích thứ bậc, Phương pháp so sánh, Phương pháp chuyên gia.
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
+ Luận án nhận diện khoa học về bản chất và đặc điểm của đại học trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Đó là đại học thế hệ thứ ba trên nền tảng của các công nghệ mới nổi và mục tiêu phát triển bền vững. Theo tiếp cận này, luận án đóng góp vào việc điều chỉnh, mở rộng cách phân loại các thế hệ đại học và nhận diện các thách thức của giáo dục đại học Việt Nam.
+ Về cơ sở lý luận, luận án đã đề xuất mô hình đại học ĐMST 2 tầng, bao gồm tầng đại học (định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng) truyền thống và tầng đổi mới sáng tạo phổ quát và đặc thù (theo định hướng đổi mới sáng tạo mở - loại 1 hoặc đổi mới sáng tạo tiên phong – loại 2). Mô hình này có 5 đặc điểm theo 5 tiếp cận cơ bản: nêu cao tinh thần khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số, đào tạo cá thể hóa và thúc đẩy các chuẩn mực sinh thái và xã hội mới.
+ Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM, luận án đã đề xuất bộ tiêu chuẩn rút gọn với 32 trong số 52 tiêu chí của UPM, trực tiếp liên quan đến ĐMST trong đào tạo, ĐMST trong nghiên cứu, Chuyển đổi số, Hệ sinh thái ĐMST và các chuẩn mực xã hội.
+ Sử dụng bộ chỉ số rút gọn nêu trên từ hệ thống xếp hạng UPM, luận án đã khảo sát, phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng với đổi mới sáng tạo của 10 trường đại học Việt Nam và so sánh kết quả với một số trường đại học Thái Lan. Nhìn chung, các trường đại học công nghệ kỹ thuật tham gia UPM ở Việt Nam đều có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và uy tín. Các cơ sở giáo dục này đào tạo nhiều sinh viên, thu hút nguồn tài trợ nghiên cứu đáng kể, triển khai hoạt động R&D, phát triển tư duy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, công bố nhiều bài báo khao học có chất lượng và thúc đẩy các hoạt động đăng ký tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, văn hóa đổi mới sáng tạo của trường đại học vẫn còn mới. Trong hầu hết các trường hợp, các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam đang đòi hỏi được đầu tư môi trường nghiên cứu R&D hiện đại, đồng bộ và không gian khởi nghiệp thuận lợi. Đặc biệt, cùng với hạ tầng số và sự thay đổi tư duy, các trường đại học còn cần phải quan tâm đến những khái niệm, nội dung mới của hoạt động phục vụ cộng đồng, trong đó học tập suốt đời và phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu.
Kết luận:
Luận án này đánh giá khả năng áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM vào việc đánh giá mức độ sẵn sàng với CMCN lần thứ tư của 10 trường đại học tại Việt Nam. Luận án đưa ra kết luận về các gợi ý mà các trường đại học cần đầu tư phát triển để chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng làm việc trong kỷ nguyên mới. Với năm đặc điểm cốt lõi của giáo dục trong CMCN lần thứ tư, bao gồm tinh thần khởi nghiệp, hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, giáo dục cá thể hóa và các chuẩn mực về sinh thái và xã hội, phương pháp đối sánh này phù hợp để định hướng và cung cấp thông tin cho các cải tiến chất lượng của trường đại học. Hơn nữa, luận án cũng gợi ý các nhiệm vụ mà các cơ sở giáo dục đại học nên thực hiện cũng như các ưu tiên và mục tiêu cần đạt được để định hướng cho việc hoạch định chiến lược của mình.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Mối liên hệ giữa đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững;
- Đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên trí thông minh nhân tạo (AI).
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Thành Chung, Nghiêm Xuân Huy, Mai Thị Quỳnh Lan, Trần Thị Bích Liễu, Hà Quang Thụy, Nguyễn Lộc (2018), “Tiếp cận giáo dục đại học 4.0 – các đặc trưng và tiêu chí đánh giá”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 34 (4), tr.1-28.
2. Nguyễn Hữu Thành Chung, Võ Đình Hiếu, Ngô Mạnh Dũng (2019), “Phân tích năng suất và chất lượng nghiên cứu khoa học của các CSGDĐH Việt Nam dựa trên cơ sở dữ liệu tích hợp Web of Science và Scopus”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 35 (4), tr. 24-37.
3. Nguyễn Hữu Thành Chung, Trần Văn Hải, Vũ Thị Mai Anh, Nghiêm Xuân Huy, Tạ Thị Thu Hiền, Nguyễn Hữu Đức (2020), “Mô hình đại học SMARTI và hệ thống đối sánh chất lượng UPM”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 36 (1), tr. 28-43.
4. Nguyễn Hữu Thành Chung, Trần Văn Hải, Lưu Quốc Đạt, Nguyễn Hữu Đức (2022), “Mức độ tiếp cận đổi mới sáng tạo của các trường đại học Việt Nam và Thái Lan”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 38 (1), tr. 32-49.
5. Nguyễn Hữu Thành Chung, Trần Văn Hải, Lưu Quốc Đạt, Nancy W Gleason, Nguyễn Hữu Đức (2022), “Measuring 4IR Responsiveness in Vietnam's Higher Education”, Journal of Institutional Research South East Asia, Vol. 20 (2), pp. 1-19
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Huu Thanh Chung
2. Sex: Male
3. Date of birth: 31/12/1991
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 3013/2019/QĐ-XHNV dated 30/07/2019 by the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.
6. Changes in the academic process: Change in title (Decision number 4522/QĐ-XHNV dated November 11st 2023 of Principal of University of Social Sciences and Humanities); Extension of doctoral program from August 1st 2022 to July 30th 2024.
7. Officical thesis title: “Applying the UPM rating system to evaluate the responsiveness to innovation of universities in Vietnam in the context of the Fourth Industrial Revolution.”
8. Major: Science and Technology Management
9. Code: 9340412.01
10. Supervisors: 1. Assoc. Prof. Tran Van Hai
2. Assoc. Prof. Luu Quoc Dat
11. Summary of the new findings of the doctoral thesis
- Thesis purpose: The doctoral thesis proposes applying the UPM rating system to evaluate the responsiveness to innovation of Vietnamese universities in the context of the Fourth Industrial Revolution.
- Objectives: The object of the doctoral thesis is the responsiveness to the innovation of universities in Vietnam (compared with some universities in the region) in the context of the Fourth Industrial Revolution.
- Research Methods: Documentary research method, Deѕcriptiᴠe Statiѕticѕ, Analytical Hierarchy Process, Comparative method, In-depth interview method.
- Summary of the new findings of the doctoral thesis:
+ The doctoral thesis identifies the characteristics of universities in the context of the Fourth Industrial Revolution (4IR). It is the 3rd Generation Universities (3GU) that is based on new technology platform and sustainable development goals. According to this approach, the thesis contributes to adjusting and expanding the classification of university generations and identifying challenges in Vietnam’s higher education.
+ A two-core cluster innovation university model, including the traditional (applied and research) university cluster and general innovation core cluster (of general innovation with specific (open innovation type 1 and pioneering innovation type 2), is proposed. This model has five essential characteristics: entrepreneurship, innovation, digital transformation, personalized education, and new social norms.
+ Applying the UPM rating system, the thesis defined a reduced set of 32 of the 52 UPM indicators directly relating to education innovation, research and innovation, digital transformation, and innovation ecosystems.
+ Using the above-mentioned reduced set of indicators based on the UPM rating system, the thesis surveyed, analyzed, and evaluated the responsiveness to innovation of 10 Vietnamese universities and compared the results with those of Thailand universities. Overall, the UPM participated technological universities in Vietnam have a highly qualified and reputable academic staff. They train many students, attract a significant amount of research funding, conduct R&D, develop innovation- and startup mindset, publish many quality articles, and facilitate the production of intellectual properties. However, the university innovation culture is still new. In most cases, HEIs in Vietnam require a modern and synchronized R&D research environment and excellent startup support. In particular, along with digital infrastructure and mindset changes, the universities need to pay attention to the new concepts and contents of
community service activities, in which lifelong learning and sustainable development are priorities.
Conclusions:
This thesis assesses UPM's ability to evaluate the 4IR readiness of 10 HEIs in Vietnam. It provides conclusions on the skills HEIs need to develop to prepare graduates for work and life in the 4IR. With its five core 4IR education characteristics of entrepreneurial spirit, innovative practices, digital transformation, personalized education, and ecological and social norms, this rating approach is suitable to guide and inform university transformations. Moreover, the thesis can show the tasks that higher education institutions should perform, as well as priorities and targets that must be reached, to guide their strategic planning.
12. Futher research directions
- The relationship between innovation and sustainable development;
- Innovation in the era of artificial intelligence (AI).
13. Thesis-related publications
1. Nguyen Huu Duc, Nguyen Huu Thanh Chung, Nghiem Xuan Huy, Mai Thi Quynh Lan, Tran Thi Bich Lieu, Ha Quang Thuy, Nguyen Loc (2018), “Higher Education 4.0: Characteristics and Criteria”, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 34 (4), pp. 1-28
2. Nguyen Huu Thanh Chung, Vo Dinh Hieu, Ngo Manh Dung (2019), “Research Productivity and Quality of Higher Education Institutions in Vietnam: An Analysis Based on the Integrated Database of Web of Science and Scopus”, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35 (4), pp. 24-37
3. Nguyen Huu Thanh Chung, Tran Van Hai, Vu Thi Mai Anh, Nghiem Xuan Huy, Ta Thi Thu Hien, Nguyen Huu Duc (2020), “SMARTI University Model and Performance Benchmarking System UPM”, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36 (1), pp. 28-43
4. Nguyen Huu Thanh Chung, Tran Van Hai, Luu Quoc Dat, Nguyen Huu Duc (2022), “Innovation Approaches in Vietnam and Thailand Higher Education Institutions”, VNU Journal of Science: Education Research, Vol 38 (1), pp. 32-49
5. Nguyen Huu Thanh Chung, Tran Van Hai, Luu Quoc Đat, Nancy W Gleason, Nguyen Huu Đuc (2022), “Measuring 4IR Responsiveness in Vietnam's Higher Education”, Journal of Institutional Research South East Asia, Vol. 20 (2), pp. 1-19