1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Thị Bích Ngọc 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/06/1989 4. Nơi sinh: Hòa Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:
4618/QĐ-SĐH, ngày 29 tháng 12 năm 2016.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định: Về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh. Số 579/QĐ-XHNV. Ngày 09 tháng 3 năm 2018.
Tên đề tài luận án cũ: Vai trò của các thiết chế cộng đồng đối với giáo dục ở Thăng Long - Hà Nội (Thời kỳ trước năm 1945)
Tên đề tài luận án mới: Tổ chức quản lý vùng biên giới Tây Nam dưới thời Nguyễn (1802-1858)
- Quyết định: Về việc buộc thôi học và trả nghiên cứu sinh về địa phương/cơ quan công tác. Số 98/QĐ-XHNV-ĐT. Ngày 12 tháng 1 năm 2022.
7. Tên đề tài luận án: Tổ chức quản lý vùng biên giới Tây Nam dưới triều Nguyễn (1802-1858)
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam 9. Mã số: 62.22.03.13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn tư liệu, luận án bước đầu xác định diên cách khu vực biên giới Tây Nam thời Nguyễn (1802-1858). Từ đó, luận án góp phần làm sáng tỏ điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực này nửa đầu thế kỷ XIX. Đặc biệt, phần điều kiện tự nhiên được phục dựng dựa trên các nguồn tư liệu thế kỉ XIX, từ đó cho thấy tác động chi phối mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên đối với vấn đề tổ chức, quản lý ở khu vực biên giới Tây Nam.
Luận án tổng hợp và khái quát hệ thống tài liệu nghiên cứu liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vấn đề tổ chức quản lý vùng biên giới Tây Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Qua đó đánh giá được những thành tựu và chỉ ra những khoảng trống trong nghiên cứu về khu vực này.
Luận án mô tả, phân tích chi tiết tổ chức bộ máy quản lý của triều Nguyễn ở khu vực biên giới Tây Nam từ Gia Long đến Tự Đức. Làm rõ vai trò của các đơn vị “đạo” được thiết lập và tồn tại ở khu vực này từ thời kỳ Chúa Nguyễn đến thời kỳ trị vì của vua Minh Mệnh. Thống kê và đánh giá được tầm quan trọng của chức quan “Bảo hộ Chân Lạp” đầu thời Nguyễn. Mô tả cách thức vận hành và chuyển biến của bộ máy tổ chức hành chính các tỉnh thuộc khu vực biên giới Tây Nam sau cải cách hành chính của Minh Mệnh.
Luận án làm rõ các thiết chế tự quản (theo tộc người) ở khu vực biên giới Tây Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Cụ thể là các thiết chế: làng xã, thôn ấp của người Việt; srok, phum của người Khmer; bang, phố của người Hoa và Pơ lây (Plei) của người Chăm. Từ đó, chỉ ra những đặc điểm tổ chức đặc trưng và ảnh hưởng của các thiết chế tự quản này đến vấn đề tổ chức, quản lý cộng đồng dân cư tại khu vực biên giới Tây Nam thời Nguyễn.
Luận án chỉ ra cách thức thiết lập, vận hành trong các hoạt động quản lý của triều đình nhà Nguyễn ở khu vực biên giới Tây Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Các hoạt động trọng tâm đã được làm rõ bao gồm: xác lập chủ quyền lãnh thổ, thiết lập hệ thống đồn bảo quân sự, quản lý đất đai, thu thuế, quản lý hoạt động giao thương, buôn bán…
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài nghiên cứu của luận án mang ý nghĩa thực tiễn, cung cấp những tri thức, lý giải cần thiết cho những mâu thuẫn và vấn đề tồn tại ở khu vực biên giới Tây Nam Bộ hiện nay. Từ bài học của triều Nguyễn cho thấy vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược đối với hoạt động bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Đồng thời, sử dụng sức mạnh quân sự sẽ không thể giải quyết được tận gốc vấn đề biên giới - lãnh thổ, an ninh - quốc phòng, ổn định xã hội.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Thiết chế tự quản của các cộng đồng tộc người, cộng đồng tôn giáo ở khu vực biên giới Tây Nam thế kỷ XIX.
- Lịch sử môi trường khu vực biên giới Tây Nam.
14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án:
1. Bùi Thị Bích Ngọc, Nguyễn Huy Điệp (2020), Hoạt động quân sự ở vùng biên giới Tây Nam thời Gia Long (1802-1820), Tạp chí Lịch sử quân sự (348), tr.102-108.
2. Bùi Thị Bích Ngọc (2021), Đơn vị đạo trong tổ chức quản lý ở khu vực biên giới Tây Nam giữa thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 7 (3), ISSN 2354-1172, tr.274-288.
3. Bùi Thị Bích Ngọc (2021), “Tìm hiểu chính sách phòng thủ tại Khu vực biên giới Tây Nam thời Gia Long”, Minh Mạng (1802-1841), Kỷ yếu Hội thảo Văn hoá trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ thực trạng và giải pháp, NXB Văn hoá dân tộc, tr.203-224.
4. Bui Thi Bich Ngoc, Nguyen Ky Nam (2021), “The Nguyen Dynasty’s response to natural hazards in the Mekong Delta in the first half of the 19th century (1802-1858)”, in The International conference on Contemporary Issues in Sustainable development, VJU, USSH, VNU, Hanoi, Vietnam, pp.127-134.
5. Bui Thi Bich Ngoc (2022), “Studying the Southwest border area in the early 19th century: From the environmental history perspective”, in The first international conference On the Issues of Social Sciences an Humaninies, USSH, Vietnam national university Press, Hanoi, ISBN: 978-604-9990-98-4, pp.360-382.
6. Bùi Thị Bích Ngọc, Hồ Thị Liên Hương (2022), “Vùng đất An Giang nửa đầu thế kỷ XIX trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên”, Kỷ yếu Hội thảo An Giang 190 năm hình thành và phát triển (1832-2022), tr.69-80.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Bui Thi Bich Ngoc 2. Sex: Female
3. Date of birth: 26/06/1989 4. Place of birth: Hoa Binh Province
5. Admission decision number: 4618/QĐ-SĐH Dated: 29/12/2016
6. Changes in academic process:
- Decision: On adjusting the doctoral dissertation topic of the doctoral candidate. Number 579/QD-XHNV. Dated March 9, 2018.
- Decision: Regarding the expulsion from studies and return of the doctoral candidate to their local area/working institution. Number 98/QD-XHNV-DT. Dated January 12, 2022.
7. Official thesis title: The Southwest Frontier Zone Management Organization during the Nguyen Dynasty, 1802 - 1858.
8. Major: Vietnamese History 9. Code: 62.22.03.13
10. Supervisors: Assoc. Prof. Vu Van Quan
11. Summary of the new findings of the thesis:
This thesis examines the characteristics of the Southwest frontier zone during the Nguyen Dynasty (1802-1858), focusing on its natural conditions, population, and social structure in the first half of the 19th century. By analyzing 19th century sources, it demonstrates the significant influence of the environment on the governance of this region. Furthermore, the thesis synthesizes existing scholarship to evaluate the achievements and identify gaps in research on the organization and management of the Southwest frontier zone. It delves into the administrative apparatus of the Nguyen Dynasty, providing a detailed analysis of its evolution from the Gia Long period to the Tu Duc period. Notably, the thesis clarifies the roles of the "Đạo" administrative units, their existence since the Nguyen Lords period, and their transformation under King Minh Mang. Additionally, it evaluates the significance of the "Chenla Protectorate" (Bảo hộ Chân Lạp) title during the early Nguyen Dynasty. Finally, the thesis describes the operation and transformation of the provincial administrative machinery in the Southwest frontier zone following the Minh Mang reforms.
The thesis elucidates the self-governance systems based on ethnic groups in the Southwest frontier zone during the first half of the 19th century. It examines the organizational structures of villages and hamlets of the Viet people, villages of the Khmer people, bangs and towns of the Chinese, and palei of the Cham. The thesis highlights not only the features of these systems but also their influence on the overall
The thesis analyzes the establishment and operation of Nguyen Dynasty management in the Southwest frontier zone during the first half of the 19th century. It investigates key activities such as establishing territorial sovereignty, setting up a military outpost system, implementing land management policies, collecting taxes, and regulating trade.
12. Practical applicability
The dissertation's research topic is practical in that it provides important insights and answers for contemporary tensions and challenges along the Southwest Border. Lessons from the Nguyen dynasty show that ethnic issues and ethnic group unification are always strategically important in ensuring national border security. Furthermore, relying primarily on military might cannot solve core border issues like territory, national security, and social stability.
13. Further research directions
- Management structures of ethnic communities and religious communities in the Southwest Border region in the 19th century.
- Environmental history of the Southwest Border region.
14. Thesis-related publications:
1. Bùi Thị Bích Ngọc, Nguyễn Huy Điệp (2020), Military activities in the Southwest Border region during the Gia Long era (1802-1820), Military History Magazine (Issue 348), pp.102-108.
2. Bùi Thị Bích Ngọc (2021), The “đạo” Unit in Administrative Management of Vietnam’s Southwestern Border from the Mid-18th to the Mid-19th Century, VNU Journal of Social Sciences and Humanities, Volume 7 (Issue 3), ISSN 2354-1172, pp.274-288.
3. Bùi Thị Bích Ngọc (2021), “Studying defense policies in the Southwest Border region during the Gia Long and Minh Mang eras (1802-1841)”, Proceedings of the Workshop on Culture in Sustainable Development of the Southwest Region: Current Situation and Solutions, Publisher: Ethnic Culture Publishing House, pp. 203-224.
4. Bui Thi Bich Ngoc, Nguyen Ky Nam (2021), “The Nguyen Dynasty’s response to natural hazards in the Mekong Delta in the first half of the 19th century (1802-1858)”, in The International conference on Contemporary Issues in Sustainable development, VJU, USSH, VNU, Hanoi, Vietnam, pp.127-134.
5. Bui Thi Bich Ngoc (2022), “Studying the Southwest border area in the early 19th century: From the environmental history perspective”, in The first international conference On the Issues of Social Sciences an Humaninies, USSH, Vietnam national university Press, Hanoi, ISBN: 978-604-9990-98-4, pp.360-382.
6. Bùi Thị Bích Ngọc, Hồ Thị Liên Hương (2022), “An Giang in the first half of the 19th century in relation to the natural environment”, Proceedings of the Conference on An Giang: 190 Years of Formation and Development (1832-2022), pp. 69-80.