Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Tú 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/07/1980 4. Nơi sinh: Thành phố Huế
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4416/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không
7. Tên đề tài luận án: Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học giai đoạn 2002-2020
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế 9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Hồng Thái ; 2. PGS.TS. Phan Hải Linh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án nhằm tổng kết, đánh giá quá trình hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học giai đoạn từ 2002 đến 2020 trong bối cảnh phát triển quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước. Trên cơ sở dự báo triển vọng, luận án đề xuất một số hàm ý chính sách thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học đến năm 2030.
Đối tượng của luận án: Mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Để hoàn thành luận án, các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đã sử dụng là:
+ Phương pháp thu thập thông tin: luận án thu thập thông tin từ nguồn tài liệu gốc và tài liệu thứ cấp. Các tài liệu gốc bao gồm các văn bản, tài liệu của Bộ Ngoại giao về chính sách, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản bằng ngôn ngữ Anh, Việt, Nhật; văn bản, tài liệu, số liệu thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Bộ GD&ĐT) và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (viết tắt là MEXT) về nội dung, hình thức, chương trình hợp tác giáo dục ở bậc đại học nói chung và giữa Việt Nam và Nhật Bản nói riêng. Trên cơ sở đó, khái quát hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng khung lý thuyết của luận án. Các tài liệu thứ cấp bao gồm: những nghiên cứu đi trước với quan điểm kế thừa và phát triển có chọn lọc từ kết quả nghiên cứu của học giả trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến luận án bao gồm lý thuyết lẫn thực tiễn... Nguồn tài liệu này là sách, báo, bài tạp chí, luận án, luận văn, báo cáo đề tài khoa học, bài tham luận hội thảo, văn bản quy phạm pháp luật, bài viết được đăng tải trên mạng Internet.
+ Phương pháp phân tích: được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án, trong đó chú ý sử dụng phân tích ba cấp độ của quốc tế học. Ở cấp độ phân tích quốc tế, luận án tiếp cận và phân tích cơ sở lý luận của quan hệ hợp tác giáo dục quốc tế ở bậc đại học. Ở cấp độ phân tích quốc gia, luận án phân tích vai trò của các cơ quan Nhà nước tại hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam đối với mối quan hệ hợp tác giáo dục bậc đại học. Ở cấp độ phân tích cá nhân, luận án tập trung vào làm rõ vai trò chủ thể của các cá nhân như: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong xây dựng và tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục bậc đại học của Việt Nam và Nhật Bản.
+ Phương pháp thống kê và phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại của sử học: được sử dụng nhiều trong chương ba để làm rõ được thực trạng quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học giai đoạn 2002-2020 đã diễn ra như thế nào, điều này được minh chứng qua sự thay đổi về chất và lượng trong mối quan hệ giữa hai nước, đi từ đối tác tin cậy, ổn định lâu dài (2002-2009) chuyển thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (2010-2020).
+ Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa: trong chương một và chương hai, phương pháp này được sử dụng nhiều nhất nhằm tổng hợp, hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, qua đó xây dựng khung lý thuyết cho luận án. Ngoài ra phương pháp này cũng được sử dụng trong cả chương bốn để gợi mở một số đề xuất nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản ở bậc đại học trong giai đoạn 10 năm tiếp theo.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu hợp tác giáo dục bậc đại học giữa Việt Nam và Nhật Bản. Từ việc khảo sát nêu trên, nghiên cứu sinh rút ra những đánh giá mang tính cá nhân về những vấn đề đã được thống nhất và hay các vấn đề còn đang được tranh luận, chưa có sự thống nhất và chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu mà luận án sẽ tập trung luận giải.
Luận án đã làm rõ được cơ sở lí luận thực tiễn và của hợp tác giáo dục đại học và hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Luận án đã trình bày và phân tích thực trạng hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học giai đoạn 2002-2020 được phân tích một cách có hệ thống từ: bối cảnh, chính sách và mục tiêu hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học cũng như thực tiễn triển khai hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học trong 2 giai đoạn nhỏ là 2002 - 2009 và 2010 -2020.
Luận án trên cơ sở phân tích nội dung thực trạng hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn từ 2002 đến 2020 đã rút ra những nhận xét, đánh giá thành tựu và hạn chế, khó khăn trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học giai đoạn 2002-2020 đồng thời phân tích, nhận định về triển vọng, dự báo xu hướng trong quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại cũng như đề xuất một số hàm ý chính sách để thúc đẩy hợp tác giáo dục song phương trong thời gian tới..
3.2. Kết luận
- Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản về giáo dục ở bậc đại học từ năm 2002 đến 2020 là quá trình hợp tác văn hóa - giáo dục song phương phát triển rất nhanh chóng và đem lại nhiều kết quả tích cực to lớn diễn ra trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
- Một trong những đặc điểm nổi bật của quá trình triển khai hợp tác Việt Nam - Nhật Bản về giáo dục ở bậc đại học là cả hai bên đều nỗ lực cải thiện chính sách qua các giai đoạn khác nhau xuất phát từ những hoàn cảnh cụ thể và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
- Sự phân tích quá trình triển khai hợp tác Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học trong giai đoạn này cũng cho thấy sự tác động qua lại giữa hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và hợp tác song phương nói chung.
- Trên cơ sở phân tích theo logic SWOT, chỉ những mạnh mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, Luận án chỉ rõ xu hướng phát triển tiếp tục và những triển vọng lạc quan cho sự hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục ở bậc đại học
- Cũng trên cơ sở những kết quả rút ra từ sự phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của quá trình hợp tác song phương Việt Nam - Nhật Bản về giáo dục ở bậc đại học thời gian vừa qua cũng nhưng chỉ ra những cơ hội và thách thức của sự hợp tác này trong thời gian tới.
Tính mới của luận án là: Luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ được cơ sở lý luận về hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học, đồng thời làm rõ được cơ sở hình thành mối quan hệ hợp tác, chỉ ra vai trò của hợp tác, các hình thức hợp tác và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước ở bậc đại học cũng như tác động qua lại của hợp tác giáo dục đào tạo ở bậc đại học đến quan hệ song phương nói chung. Ngoài ra luận án còn dựa trên cơ sở đó dự báo dự báo xu hướng quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học trong thời gian tới; đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong khoảng 10 năm tiếp theo.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về quan hệ hợp tác giáo dục bậc đại học giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn tiếp theo, đặc biệt giai đoạn từ 2020 đến 2030 khi quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ở trên tầm cao mới và mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước ngày càng phát triển.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
Nguyễn Thị Thanh Tú (2019), “Liên kết đào tạo quốc tế tại Viện Đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Hà Nội: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. (64), ISBN 08663719, tr.103-109.
Nguyễn Thị Thanh Tú (2021). “Higher Education cooperation in the field of information Technology between Vietnam and Japan in the context of Technologicaly Revolution 4.0, The development issues in the new situation”. International conference proceedings.Vol. II, ISBN 978-604-345-113-9, pp.61-80.
Nguyen Thi Thanh Tu (2022). “Vietnam-Japan Higher Education Cooperation in the First Two Decades of the 21st Century”. WILAYAH : The International Journal of East Asian Studies, VOL.11(1), ISSN 2232-0679, pp.23-33.
Nguyễn Thi Thanh Tú (2022). “Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 2000 đến nay”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á. (7), ISBN 2354-077X, tr.23-31.
Nguyen Thi Thanh Tu (2022). “Factors that impact the Vietnam-Japan Cooperation in higher education”. The first international conference on the issues of social sciences and humanities, ISBN 978-604-9990-98-4, pp.1079-1096.
Nguyễn Thị Thanh Tú (2022). “ Hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Nhật Bản hiện nay: Cơ hội, thách thức và xu hướng trong bối cảnh mới”, Hội thảo khoa học quốc tế văn hoá và giáo dục lần thứ 3 (ICCE2022), tr.629-641.
Full name: Nguyen Thi Thanh Tu
Sex: Female
Date of birth: 10/07/1980
Place of birth: Hue City
Amission decision number: 4416/2019/QĐ-XHNV dated 26/11/2019 by VNU University of Social Sciences and Humanities, Hanoi.
Changes in academic process: No
Officical thesis title: Vietnam – Japan Higher Education Cooperation in the period 2002-2020
Major: International relations
Code: 931060101
Supervisors: Assoc. Pham Hong Thai; Assoc. Phan Hai Linh
Summary of the new findings of the thesis
1. Research purpose and subject of the dissertation
The purpose of the dissertation is to summarize and evaluate the process of Vietnam-Japan higher education cooperation in the period 2002-2020 in the context of developing the extensive strategic partnership between the two countries. By predicting prospect of the cooperation, the dissertation proposes a number of policy implications so as to promote Vietnam - Japan higher education cooperation until 2030.
The research subject of the dissertation: Higher education cooperation relationship between Vietnam and Japan.
2. Research methods
To fulfill the dissertation, the author has utilized the following research methods:
+ Method of collecting information: The dissertation has collected information from primary and secondary sources. The primary sources consist of documents and materials of the Ministry of Foreign Affairs on policies and diplomatic relations between Vietnam and Japan in English, Vietnamese, and Japanese; documents, materials, and statistics on contents, forms, and programs of higher education cooperation in general and between Vietnam and Japan in particular of the Ministry of Education and Training (referred to as MOET) and Japan Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology (referred to as MEXT). Thenceforth, the dissertation has generalized the theoretical issues related to the research topic in order to make a theoretical framework for the dissertation. Secondary sources consist of previous studies through selective inheritance and development from theoretical and practical research results of domestic and foreign scholars related to the dissertation. These sources consist of books, newspapers, articles, theses, dissertations, scientific reports, conference papers, legal documents, and informative articles on websites.
+ Method of analysis: this method is used throughout the dissertation, in which the author has used the three levels of analysis in international relations. At the international level, the dissertation approaches and analyzes the theoretical basis of international education cooperation at the university level. At the state level, the dissertation analyzes the role of state agencies in Japan and Vietnam towards higher education cooperation. At the individual level, the dissertation focuses on clarifying the role of individuals such as Prime Minister, Minister of the Ministry of Education and Training in building and strengthening Vietnam - Japan higher education cooperation.
+ Method of statistics and method of diachronic and synchronic comparison of history: these methods are mainly used in chapter 3 to clarify the real situation of Vietnam – Japan higher education cooperation during the period 2002-2020. This is evidenced by the qualitative and quantitative changes in the relationship between the two countries, from a long-term stable and reliable partnership (2002-2009) to a comprehensive strategic partnership (2010-2020).
+ Method of synthesis and generalization: this method is mainly used in chapter 1 and chapter 2 to synthesize and systemize theoretical issues related to the topic, thereby building a theoretical framework for the dissertation. In addition, this method is also used in chapter 4 to propose recommendations to further promote higher education cooperation between Vietnam and Japan in the next 10 years.
3. Key research results and conclusion
3.1. Key research results
The dissertation has reviewed the literature on higher education cooperation between Vietnam and Japan. Since then, the author has drawn out personal assessments about the united issues and controversial issues and pointed out research gaps that the dissertation needs to explain.
The dissertation has clarified the theoretical and practical basis of higher education cooperation and Vietnam-Japan higher education cooperation.
The dissertation has presented and systematically analyzed the real situation of Vietnam-Japan higher education cooperation in the period 2002 - 2020 such as situational context, policies and objectives of higher education cooperation between Vietnam and Japan as well as the practice of implementing Vietnam-Japan higher education cooperation in two small periods 2002 - 2009 and 2010 - 2020.
By analyzing the real situation of higher education cooperation between Vietnam and Japan in the period 2002 – 2020, the dissertation has drawn out comments, assessments of achievements, limitations, and difficulties of Vietnam – Japan higher education cooperation in this period, and it has analyzed and made recommendations on the prospect and predicted trends of Vietnam – Japan higher education cooperation, as well as policy implications to further promote bilateral education cooperation in the coming years.
3.2. Conclusion
- Vietnam - Japan higher education cooperation from 2002 to 2020 is a process of bilateral cultural-educational cooperation that develops very quickly and brings many great positive results in the context of the rapid development of the relationship between Vietnam and Japan.
- One of the outstanding features of the process of implementing Vietnam-Japan higher education cooperation is that both sides have made efforts to improve policies over different stages stemming from the specific circumstances and requirements of the socio-economic development of each country.
- The analysis of the process of implementing Vietnam - Japan higher education cooperation in this period also shows the reciprocal impact of cooperation in the field of education and training and bilateral cooperation in general.
- On the basis of SWOT analysis, indicating strengths, weaknesses, opportunities and challenges, the dissertation has pointed out the development trend and optimistic prospects of bilateral cooperation in the field of higher education.
- Additionally, on the basis of analyzing and assessing the strengths and weaknesses of the bilateral cooperation process between Vietnam and Japan in the field of higher education in recent years, the dissertation has pointed out opportunities and challenges of this cooperation in the coming years.
The new findings of the thesis is: The thesis contributes to systematizing and clarifying the theoretical basis of Vietnam - Japan higher education cooperation, also clarifying the basis for forming the relationship between Vietnam and Japan, pointing out the role of cooperation, forms of cooperation and factors affecting the educational cooperation relationship between the two countries at the higher education as well as the reciprocal impact of higher education cooperation to bilateral relations in general. In addition, the thesis also forecast the trend of Vietnam - Japan higher educational cooperation in the coming time; propose a number of recommendations and solutions to contribute to promoting cooperation between the two countries in the next 10 years.
Futher research directions:
The author will continue to study the higher education cooperation between Vietnam and Japan in the next period, especially the period from 2020 to 2030 when the cooperation relationship between Vietnam and Japan is on a new level and the educational cooperation relationship between the two countries is growing.
Thesis-related publications
Nguyễn Thị Thanh Tú (2019), “Liên kết đào tạo quốc tế tại Viện Đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Hà Nội: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. (64), ISBN 08663719, tr.103-109.
Nguyễn Thị Thanh Tú (2021). “Higher Education cooperation in the field of information Technology between Vietnam and Japan in the context of Technologicaly Revolution 4.0, The development issues in the new situation”. International conference proceedings.Vol. II, ISBN 978-604-345-113-9, pp.61-80.
Nguyen Thi Thanh Tu (2022). “Vietnam-Japan Higher Education Cooperation in the First Two Decades of the 21st Century”. WILAYAH : The International Journal of East Asian Studies, VOL.11(1), ISSN 2232-0679, pp.23-33.
Nguyễn Thi Thanh Tú (2022). “Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 2000 đến nay”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á. (7), ISBN 2354-077X, tr.23-31.
Nguyen Thi Thanh Tu (2022). “Factors that impact the Vietnam-Japan Cooperation in higher education”. The first international conference on the issues of social sciences and humanities, ISBN 978-604-9990-98-4, pp.1079-1096.
Nguyễn Thị Thanh Tú (2022). “ Hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Nhật Bản hiện nay: Cơ hội, thách thức và xu hướng trong bối cảnh mới”, Hội thảo khoa học quốc tế văn hoá và giáo dục lần thứ 3 (ICCE2022), tr.629-641.
Tác giả: USSH Media
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn