1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Thị Lành 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/06/1985 4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ – XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn từ 12/2018 đến 12/2020
7. Tên đề tài luận án: Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (Trường hợp Bến không chồng của Dương Hướng)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 9.Mã số:
62220240
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1. Chọn nghiên cứu tác phẩm “Bến không chồng” theo hướng phân tích diễn ngôn, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng của diễn ngôn văn học cũng như cung cấp thêm những bằng chứng nhằm khẳng định tính hữu dụng của lí thuyết phân tích diễn ngôn, cho thấy xu hướng nghiên cứu ngôn
ngữ không chỉ dừng lại ở bình diện cấu trúc mà cần mở rộng trên bình diện nghĩa và chức năng của đơn vị ngôn ngữ (ngữ dụng học) trong các tình huống giao tiếp cụ thể.
2. Luận án đã ứng dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu diễn ngôn “Bến không chồng” trên các bình diện liên kết, mạch lạc và ngữ vực.
Từ bình diện liên kết, luận án đã chỉ ra các phương thức liên kết bên cạnh việc nối kết ý và nghĩa của các câu, các đoạn, các phần trong diễn ngôn, góp phần làm rõ tính mạch lạc của diễn ngôn, chúng còn tạo sự chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn giúp câu văn trở nên nhẹ nhàng, tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn.
Từ bình diện mạch lạc, luận án chỉ ra “Bến không chồng” không đơn thuần là một văn bản với chuỗi các nội dung liên quan đến nhau mà giữa chúng có sự liên quan với nhau, ràng buộc với nhau theo các mạng quan hệ như quan hệ nguyên nhân – hệ quả, quan hệ thời gian và sự tương hợp giữa các hành động ngôn ngữ.
Từ bình diện ngữ vực, luận án đã chỉ ra các yếu tố gắn với ngữ cảnh tình huống như trường diễn ngôn, phương thức diễn ngôn và không khí diễn ngôn. Trong đó, ứng với mỗi trường diễn ngôn sẽ có phương thức diễn ngôn khác nhau thể hiện được các mối quan hệ, vai giao tiếp và thái độ giao tiếp giữa các nhân vật (không khí diễn ngôn).
3. Kết quả nghiên cứu luận án đã cung cấp thêm một hướng tiếp cận mới, tiếp cận dưới góc nhìn của phân tích diễn ngôn cho tác phẩm “Bến không chồng” nói riêng và các diễn ngôn văn học nói chung.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc phân tích một văn bản tự sự từ phương diện ngôn ngữ.
- Kết quả nghiên cứu luận án cũng có thể xem là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc giảng dạy, nghiên cứu các tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
1.Mặc dù lý thuyết phân tích diễn ngôn mở ra nhiều chiều hướng phân tích nhưng luận án mới chỉ dừng lại ở bình diện mạch lạc, liên kết và ngữ vực để nghiên cứu diễn ngôn “Bến không chồng”. Một số bình diện khác của phân tích diễn ngôn như lập luận, hội thoại, tính quan yếu… trong tác phẩm cần tiếp tục được nghiên cứu.
2. Khi tiếp cận tác phẩm ở góc độ mạch lạc, luận án đã chỉ ra ba bình diện của mạch lạc (mạch lạc qua quan hệ nguyên nhân hệ quả, mạch lạc qua quan hệ thời gian và mạch lạc trong sự tương hợp các hành động ngôn ngữ) nhưng còn nhiều biểu hiện khác của mạch lạc chưa được nghiên cứu, như: mạch lạc trong quan hệ giữa đề tài – chủ đề, mạch lạc theo kiểu suy luận quy kết, mạch lạc trong quan hệ lập luận…điều này mở ra hướng nghiên cứu ở những công trình nghiên cứu tiếp theo.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Đặng Thị Lành (2016), “Ngôn ngữ nhân vật trong “Bến không chồng” của Dương Hướng”, Ngữ văn và Văn hóa học - Một chặng đường, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr.511 – 516.
2. Đặng Thị Lành (2018), “Mạch lạc trong quan hệ giữa đề tài – chủ đề của tiểu thuyết “Bến không chồng”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9 (559), tr.132-137.
3. Đặng Thị Lành (2019), “Về mạch lạc của tiểu thuyết “Bến không chồng”, Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học trẻ toàn quốc (Tập 2), Nxb Dân trí, tr.1290 – 1298.
4. Dang Thi Lanh (2020), “Vietnamese traditions and Customs in Duong Huong’s novels”, Proceedings of the International Conference on Language, Literature and Culture education (LLCE 2020), Vietnam Education Publishing house, pp. 315 – p.324, ISBN: 978-604-0-24664-6.
5. Dang Thi Lanh (2021), “The symbolic meaning of some images in Duong Huong’s novel “The Wharf Without Husband”, Proceedings of the 2nd International Conference on Science, Technology and Society Studies (STS 2021), Science and Technics Publishing house, pp.856 – 865.
6. Dang Thi Lanh (2022), “Conjunctional means in “Husbandless Wharf” of author Duong Huong”, Proceedings the 4th International Conference on Language Teaching and Learning (LTAL - 2022), Published by AIJR Publisher, 73 Darussalam, Dhaurahra, Balrampur, U.P (Indian), pp.106 – 113.
7. Dang Thi Lanh, Kieu Thanh Uyen (2022), “Coherence expressed through time Relationship (by frequency relationship type) in Duong Huong’ s “the Husbandless Wharf”, Proceedings of the 4th International Conference on Language Teaching and Learning (LTAL -2022), Published by AIJR Publisher, 73 Darussalam, Dhaurahra, Balrampur, U.P (Indian), pp.14 – 122.
8. Dang Thi Lanh (2022), “Approaching Duong Huong’s the “Wharf Without Husband” from cohesion perspective (Through the Ellipsis)”, Proceedings of the first international Conference on the issues of Social sciences and Humanities, Hanoi National university Publishing House, pp.958- 971.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Dang Thi Lanh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/06/1985 4. Place of birth: Thai Binh
5. Admission decision number: 3684/2015/QD –XHNV December 31st, 2015
6. Changes in academic process: Extension from 12/2018 to 12/2020
7. Official thesis title: Discourse analysis of literary works (the case of Husbandless Wharf of author Duong Huong).
8. Major: Linguistics 9. Code: 62220240
10. Supervisor: Associate Professor Ph.D. Nguyen Van Chinh
11. Summary of the new findings of the thesis:
1. Choosing to analyze “Husbandless wharf” from a discoursal perspective, the thesis partially highlights the specific traits of literary discourse as well as providing additional evidence to reinstate the usefulness of discourse analysis theory. Therefore, it shows that language research direction not only focus on structural level but also expand to semantic and pragmatic ones in specific conversational situations.
2. The thesis applies discourse analysis theory to analyze “Husbandless wharf” from the cohesive, coherent and register levels.
From the cohesive level, the thesis highlights that the cohesive devices, apart from helping to connect the ideas and meanings of sentences, passages and parts of discourse to partially clarify the coherence of discourse, also establishes tight connection clarity and concision, which lightens the sentences and creates a harmony between them.
From the coherent level, the thesis shows that “Husbandless wharf” is not simply a literature work comprising of series of related contents. In fact, between them exist a connection and astriction formed by cause-effect and chronological relationships and speech act.
From the level of register, the thesis depicts the factors connecting to situational contexts such as field of discourse, mode of discourse and tenor of discourse. In the analysis, every field of discourse is accompanied by a correspondent mode of discourse to establish the relationships, conversational, roles and attitude of the characters (tenor of discourse).
3. The results of the thesis provides a new approach from the perspective of discourse analysis for literary discourse in general and for “Husbandless wharf” in specific.
12. Practical applicability:
- The research results of the thesis will be a useful source of reference for analyzing a narrative passage from a linguistic level.
- The research results of the thesis can also be useful source of reference for teaching and studying Vietnam’s literature works during the renovation period.
13. Further research directions:
1. Although discourse analysis theory contains multiple analytical directions, the thesis only approaches “Husbandless wharf” from the levels of coherence, cohesion and register. Several other levels such as argumentative, conversational, relevant, … in the work will need further research.
2. Approaching the work form the level of coherence, the thesis highlights the 3 aspects of coherence (coherence through cause-effect relationship, coherence through chronological relationship and coherence through speech act. However, there still remain other aspects that are yet researched, such as: coherence in the relationship between theme-topic, coherence through attributional inference, coherence through argumentative relationships. … This opens new approaches for futures research.
14. Thesis -related publication:
1. Dang Thi Lanh (2016), “The language of characters in “Husbandless wharf” of Duong Huong author, Literature and Linguistics _ Culturology Faculty _ A journey, Ho Chi Minh National University Publish house.
Dang Thi Lanh (2018), “Coherence in the relationship between theme and topic of “Husbandless wharf” novel, Literary Study Magazine, No. 9 (559), pp. 132-137.
3. Dang Thi Lanh (2019), “Analyzing coherence of the novel “Husbandless wharf”, Proceedings of the National Youth Linguistics Conference (Volume 2), Dan Tri Publishing House, pp. 1290 – 1298.
4. Dang Thi Lanh (2020), “Vietnamese traditions and Customs in Duong Huong’s novels”, Proceedings of the International Conference on Language, Literature and Culture education (LLCE 2020), Vietnam Education Publishing house, pp. 315 – p.324.
5. Dang Thi Lanh (2021), “The symbolic meaning of some images in Duong Huong’s novel “The Wharf Without Husband”, Proceedings of the 2nd International Conference on Science, Technology and Society Studies (STS 2021), Science and Technics Publishing house, pp.856 – 865.
6. Dang Thi Lanh (2022), “Conjunctional means in “Husbandless wharf” of author Duong Huong”, Proceedings the 4th International Conference on Language Teaching and Learning (LTAL - 2022), Published by AIJR Publisher, 73 Darussalam, Dhaurahra, Balrampur, U.P (Indian), pp.106 – 113.
7. Dang Thi Lanh, Kieu Thanh Uyen (2022), “Coherence expressed through time Relationship (by frequency relationship type) in Duong Huong’ s “Husbandless wharf”, Proceedings of the 4th International Conference on Language Teaching and Learning (LTAL -2022), Published by AIJR Publisher, 73 Darussalam, Dhaurahra, Balrampur, U.P (Indian), pp.14 – 122.
8. Dang Thi Lanh (2022), “Approaching Duong Huong’s the “Wharf Without Husband” from cohesion perspective (Through the Ellipsis)”, Proceedings of the first international Conference on the issues of Social sciences and Humanities, Hanoi National university Publishing House, pp.958- 971.