1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Phương Thảo 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/01/1980 4. Nơi sinh: Thành phố Đà Nẵng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4416/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019 của bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định số 3675/QĐ-XHNV ngày 07/12/2022 của bet365 football
về việc kéo dài thời gian học tập của nghiên cứu sinh QH-2019-X (đợt 2 lần 1).
7. Tên đề tài luận án: Hợp tác quốc tế cấp địa phương - Trường hợp thành phố Đà Nẵng (1997 - 2020).
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế 9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Khắc Nam
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Mục đích: Làm sáng tỏ nhận thức và thực tiễn hợp tác quốc tế cấp địa phương trên thế giới và ở Việt Nam với trường hợp nghiên cứu cụ thể là thành phố Đà Nẵng; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng.
- Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác quốc tế cấp địa phương ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam với trường hợp nghiên cứu cụ thể về hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp chung: Luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, thống kê, dự báo v.v. để phân tích đặc điểm, vai trò, kết quả và triển vọng của hợp tác quốc tế cấp địa phương.
- Phương pháp lịch sử và logic: Xem xét hợp tác quốc tế cấp địa phương trong một quá trình thời gian từ khi bắt đầu hình thành đến nay và theo trình tự không gian từ thế giới đến Việt Nam và đến thành phố Đà Nẵng. Phương pháp lịch sử được kết hợp với việc vận dụng phương pháp logic để tìm ra bản chất, tính phổ biến, hay quy luật vận động và phát triển khách quan của cấp độ hợp tác quốc tế này.
- Phương pháp phân tích chính sách: Tìm hiểu, đánh giá mục tiêu và nội dung chính sách đối ngoại của nhà nước cũng như chính sách hợp tác quốc tế ở cấp địa phương mà cụ thể ở đây là chính sách của thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể: Nghiên cứu hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng như một trường hợp cụ thể để phân tích động lực, vai trò, kết quả và triển vọng của hợp tác quốc tế cấp địa phương.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua quá trình làm việc thực tiễn, trao đổi, thảo luận với các chuyên gia về quan hệ quốc tế cũng như các cán bộ ngoại giao ở các cơ quan Trung ương và địa phương để thu thập những thông tin, quan điểm về hợp tác quốc tế cấp địa phương.
Các kết quả chính và kết luận
Các kết quả chính
- Luận án sẽ đóng góp vào việc phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu quan hệ quốc tế ở cấp độ địa phương, vốn là lĩnh vực vẫn chưa được quan tâm nhiều trong bộ môn quan hệ quốc tế ở Việt Nam.
- Đặc biệt, trong bối cảnh các công trình trên thế giới và ở Việt Nam mới chỉ tập trung phân tích quan hệ hợp tác song phương ở cấp độ địa phương, Luận án sẽ có đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn khi hệ thống hóa và phân tích quan hệ hợp tác đa phương ở cấp độ địa phương.
- Luận án sẽ giúp các cơ quan trung ương và chính quyền các địa phương Việt Nam xây dựng chính sách hợp tác quốc tế phù hợp trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
- Với việc phân tích trường hợp thành phố Đà Nẵng, Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu dụng để lãnh đạo và đội ngũ cán bộ đối ngoại của thành phố nghiên cứu, hoạch định và triển khai chính sách hợp tác quốc tế một cách thiết thực và hiệu quả.
Kết luận
- Các xu hướng lớn trong quan hệ quốc tế như toàn cầu hóa, phi tập trung hóa, hợp tác để phát triển cũng như sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và chính phủ một số nước lớn tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế cấp địa phương hình thành và phát triển. Những diễn biến mới về thực tiễn như vậy đã dẫn đến sự thay đổi về lý luận và học thuật. Hoạt động đối ngoại của các chủ thể dưới quốc gia bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong ngành quan hệ quốc tế và một số chuyên ngành gần như luật quốc tế, quản lý đô thị, quản trị công v.v. Các công trình về chủ đề này khá phong phú, đa dạng về cả nội hàm khái niệm lẫn địa bàn và phạm vi nghiên cứu.
- Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm được thống nhất hoàn toàn để chỉ hoạt động quốc tế của các vùng và thành phố trực thuộc chính phủ quốc gia. Tại Việt Nam, hai khái niệm “đối ngoại” và “ngoại giao” thường được dùng xen kẽ với nhau mặc dù nội hàm của hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Để phù hợp với nội dung nghiên cứu và thực tiễn trên thế giới, Luận án thống nhất sử dụng các khái niệm “ngoại giao địa phương” và “hợp tác quốc tế cấp địa phương” thay vì “đối ngoại địa phương” như cách dùng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
- Nhìn từ góc độ các lý thuyết quan hệ quốc tế chủ yếu, cả ba lý thuyết quan hệ quốc tế gồm chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo đều cần được xem xét để có cái nhìn tổng thể về động lực khiến các địa phương thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế. Trong đó, chủ nghĩa tự do là nền tảng lý luận phù hợp nhất vì chủ nghĩa tự do công nhận sự tham gia của các chủ thể phi quốc gia trong quan hệ quốc tế và cho rằng hợp tác vẫn là xu thế chính trong quan hệ giữa các chủ thể.
- Các công trình nghiên cứu cũng để lại một thành tựu quan trọng là những nỗ lực xây dựng một khung phân tích về ngoại giao của chủ thể dưới quốc gia. Trên cơ sở khung phân tích của Kuznetsov [2015], tác giả Luận án đã xây dựng một khung phân tích để áp dụng cho trường hợp thành phố Đà Nẵng nói riêng và các địa phương Việt Nam nói chung. Từ khung phân tích mới này, Luận án phân tích ba nhóm yếu tố tác động đến hợp tác quốc tế cấp địa phương nói chung gồm các yếu tố quốc tế, các yếu tố quốc gia và các yếu tố địa phương. Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, ngoài các yếu tố nói trên, hoạt động hợp tác quốc tế của thành phố còn chịu tác động của các yếu tố trong nước và yếu tố nội tại, trong đó yếu tố nội tại đóng vai trò quyết định.
- Hoạt động đối ngoại của các chủ thể dưới quốc gia có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời thông qua hai phương thức phổ biến nhất là xúc tiến quan hệ song phương với các quốc gia/địa phương nước ngoài khác hoặc tham gia vào các tổ chức/mạng lưới đa phương. Xét về lĩnh vực hợp tác, hợp tác phát triển và ngoại giao khí hậu là hai hoạt động được quan tâm nhiều nhất.
- Tại Việt Nam, các địa phương đã tích cực thiết lập quan hệ hữu nghị gồm hợp tác song phương và tham gia vào các mạng lưới đa phương cấp dưới quốc gia. Số lượng cặp quan hệ song phương cũng như số thỏa thuận quốc tế cấp địa phương ngày càng tăng lên, những thành tựu nhất định trong một số lĩnh vực như đầu tư, thương mại, giáo dục - đào tạo, môi trường, hợp tác biên giới v.v. đã được ghi nhận. Một số tỉnh, thành phố tích cực xúc tiến hợp tác trong các mạng lưới, diễn đàn quốc tế. Tuy nhiên, số lượng địa phương đạt được kết quả nổi bật không nhiều, và một cơ chế hay chương trình độc lập để điều phối và hỗ trợ hoạt động này vẫn chưa được xây dựng. Trên cơ sở đó, những hạn chế và trở ngại cũng được phân tích nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình hội nhập và hợp tác trong giai đoạn kế tiếp.
- Mặc dù hợp tác quốc tế cấp địa phương trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng sẽ còn gặp phải nhiều thách thức, nhưng đó sẽ là thành phần không thể thiếu trong hệ thống quan hệ quốc tế đa tầng hiện nay. Trong bối cảnh đó, những thành tựu đã đạt được về hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng, giai đoạn từ 1997 đến 2020, là minh chứng sinh động cho ý chí và sự quyết tâm của chính quyền và nhân dân thành phố trong việc chủ động, tích cực hội nhập để tận dụng sự hỗ trợ và nguồn lực từ bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển của địa phương mình. Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng, Luận án khuyến nghị một số giải pháp, từ những giải pháp chung về chính sách, nhận thức cho đến các phương án cụ thể về xây dựng nguồn lực, vận dụng hiệu quả công cụ ngoại giao số, củng cố và mở rộng quan hệ song phương với các địa phương nước ngoài cũng như tăng cường vai trò trong các tổ chức, diễn đàn đa phương.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo
- Tiếp tục điều chỉnh, cập nhật khung phân tích về hợp tác quốc tế cấp địa phương cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn mới của Việt Nam nói chung cũng như thành phố Đà Nẵng nói riêng.
- Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh khái niệm "hợp tác quốc tế cấp địa phương" trong bối cảnh Việt Nam; làm rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm "hợp tác quốc tế cấp địa phương” và "đối ngoại địa phương”.
- Nghiên cứu sâu hơn về một số phương thức và lĩnh vực hợp tác quốc tế cấp địa phương, gồm hợp tác phát triển cấp địa phương, ngoại giao khí hậu của địa phương, và hợp tác đa phương cấp địa phương.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án
- Đỗ Phương Thảo (2019), “Đẩy mạnh hợp tác quốc tế cấp địa phương nhìn từ thực tiễn Đà Nẵng”, Tạp chí Đối ngoại (116), tr. 8-11.
- Đỗ Phương Thảo (2019), “Nâng tầm đối ngoại đa phương ở cấp độ địa phương: Trường hợp của thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (117), tr. 8-13.
- Do Phuong Thao (2020), “Opportunities and challenges to regional linkages on the East - West Economic Corridor”, Sustainable Regional Development: Theoretical and Practical Issues, The 2nd Annual International Conference on Sustainable Development in the Central Vietnam, Da Nang.
- Do Phuong Thao (2021), “Development Cooperation at Local Level: The Case of Da Nang City”, International Conference Proceedings: The Security and Development Issues in the New Situation Vol II, Ha Noi.
- Đỗ Phương Thảo (2021), “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và triển vọng cho hợp tác quốc tế cấp địa phương”, Quan hệ quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Hà Nội.
- Do Phuong Thao (2022), “Climate Diplomacy of Local Governments - The Case of Da Nang City”, The First International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Ha Noi.
-
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Do Phuong Thao
- Sex: Female
- Date of birth: 22 January 1980
- Place of birth: Da Nang City, Viet Nam
- Admission decision number 4416/QD-XHNV dated 26 November 2019 by University of Social Sciences and Humanities - Ha Noi National University
- Changes in academic process: Decision number 3675/QĐ-XHNV dated 07 December 2022 by University of Social Sciences and Humanities - Ha Noi National University on the extension of study time of QH-2019-X post-graduate students (first time of the second sequence).
- Official thesis title: International cooperation at local level - The case of Da Nang City (1997 - 2020)
- Major: International Relations
- Code: 9310601.01
- Supervisors: Prof. Dr. Hoang Khac Nam
- Summary of the new findings of the thesis:
Thesis purpose and objects
- Purpose: To clarify the perception and practices of international cooperation at local level around the world and in Viet Nam with Da Nang City as a case study.
- Objects: International cooperation of sub-national entities around the world and in Viet Nam with a case study on international cooperation of Da Nang City.
Research methods
- General methods: The thesis utilises methods of analysis, summary, justification, comparison, statistical collection and prediction etc. to analyse the features, roles, results and future of international cooperation at local level.
- Historical and logical methods: These methods are applied to consider international cooperation from its inception up to now and within the spatial sequences from Viet Nam to Da Nang City, as well as to find out the nature, popularity or rules of objective development of this phenomenon.
- Policy analysing method: Objectives and contents of the foreign policy at central and local levels are discussed and evaluated, especially in the case of Da Nang.
- Case study method: International cooperation of Da Nang City is studied as an example to illustrate the motivations, roles, results and prospects of international cooperation at local level.
- Expert method: The author collects information and viewpoints regarding international cooperation at local level through working practices, discussions, and talks with international relations experts as well as diplomatic officers in both central and local agencies.
Major results and conclusions
The major results
- The thesis will contribute to the development of theoretical and practical grounds for research on international cooperation at local level, which is a new topic with insufficient attention in the International Relations discipline in Viet Nam.
- Especially, while other research in the world and Viet Nam have just focused on sub-national bilateral relations, the thesis will make new theoretical and practical contributions by systematising and analysing multilateral cooperation at this level.
- The thesis will act as a source of reference for Vietnamese agencies at central and local level to devise appropriate international cooperation policies in the context of integration and globalisation.
- With the case of Da Nang to be studied, the thesis will be helpful for leaders and officials of Da Nang in exploring, stipulating and effectively implementing cooperation with foreign partners.
Conclusions
- Major trends in international relations including globalisation, decentralisation, cooperation for development, as well as the support of international communities and some major countries have paved the way for international cooperation at local level. Such new moves have led to changes in academic and theoretical fields. More attention has been paid to the international action of sub-state actors. Research conducted by scholars in International Relations and other relevant disciplines have increased with diverse perception, contents, areas and scopes.
- A generally accepted concept to indicate the international action of sub-state entities has been still absent so far. In Viet Nam, the two terms “external relations” and “diplomacy” have been interchangeably used despite their different meanings. In the thesis, the concepts of “sub-national diplomacy” and “international cooperation at local level” are adapted instead of the frequently used terminology “local external relations” in Viet Nam.
- From the perspective of main international relations theories, all the three theories of realism, liberalism and constructivism need to be considered to build on a holistic view of motivations behind international action of sub-state actors. Of them, liberalism should be the most suitable theory because it recognises the participation of non-state actors in international relations and confirms that cooperation is still a main tendency in the multi-actor relationship.
- Analytical frameworks are also significant achievements of research in this field. Based on Kuznetsov’s analytical framework [2015], the thesis’s analytical framework is built, which is applicable to the case of Da Nang City as well as other Vietnamese localities. From this perspective, the thesis analyses three groups of factors influencing international cooperation at local level, which include international, national and local factors. In the case of Da Nang, beside those general factors, the city's international cooperation is also impacted by Vietnamese factors and internal factors of Da Nang. Although all these factors are important, the city’s internal ones determine.
- The international action of sub-state actors has been developed for a long time with the two most popular forms of bilateral and multilateral cooperation. Those entities have promoted bilateral relations with other foreign nation-states and localities as well as conducted their membership in multilateral organisations and networks. Regarding cooperative aspects, development cooperation and climate diplomacy are considered the most typical and engaging activities.
- Vietnamese provinces and cities have actively established friendly ties and taken part in sub-national networks. The number of bilateral agreements and relationships have increasingly risen with certain outputs in several fields of investment, trade, education and training, environment, and border cooperation etc. Some localities have assumed proactive roles in multilateral networks and forums. However, the count of remarkable results is still limited and there is still lack of an independent mechanism or programme in Viet Nam to assist sub-national diplomacy. In this regard, shortcomings and hindrances are explored for necessary lessons to serve the integration and cooperation in the next period.
- Although international cooperation at local level in the world and Viet Nam particularly will face with many challenges, this action will be an indispensable component of the present multi-layered international relations. With this in mind, results of Da Nang’s international cooperation during the period of 1997 - 2020 have proved the determination and efforts of the city government and people. The city aims at proactive integration to make use of external resources for local socio-economic development. The thesis recommends some groups of measures for more effective international cooperation of Da Nang, which range from policy-making, awareness raising to capacity building, utilisation of digital diplomacy, improvement of existing linkages and establishment of new ties, as well as better participation in multilateral networks.
- Futher research directions
- To continue adjusting and updating the thesis’s analytical framework in accordance with the current legal regulations and practices in Viet Nam and Da Nang.
- To further clarify the concept of “international cooperation at local level” and differences between “international cooperation at local level” and “local external relations”.
- To study in detail some forms and aspects of international cooperation at local level, including development cooperation, climate diplomacy, and multilateral cooperation.
- Thesis-related publications
- Do Phuong Thao (2019), “To strengthen international cooperation at local level and the case of Da Nang City”, External Relations Review (116), pp. 8-11.
- Do Phuong Thao (2019), “To boost multilateral cooperation at local level: The case of Da Nang City”, Reviews of Da Nang Socio-Economic Development (117), pp. 8-13.
- Do Phuong Thao (2020), “Opportunities and challenges to regional linkages on the East - West Economic Corridor”, Sustainable Regional Development: Theoretical and Practical Issues, The 2nd Annual International Conference on Sustainable Development in the Central Vietnam, Da Nang.
- Do Phuong Thao (2021), “Development Cooperation at Local Level: The Case of Da Nang City”, International Conference Proceedings: The Security and Development Issues in the New Situation Vol II, Ha Noi.
- Do Phuong Thao (2021), “The Indo-Pacific Strategy and prospects for international cooperation at local level”, International relations in the free and open Indo-Pacific, Ha Noi.
- Do Phuong Thao (2022), “Climate Diplomacy of Local Governments - The Case of Da Nang City”, The First International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Ha Noi.