1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Ngọc Hiển 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 21/09/1984 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 2949/2021/QĐ-XHNV-ĐT ngày: 28/12/2021
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tác động của Hệ sinh thái du lịch thông minh đến chất lượng trải nghiệm công nghệ và ý định quay trở lại của khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh
8. Chuyên ngành: Du lịch 9. Mã số: 9810101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Anh Tuấn. TS. Đặng Thị Phương Anh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục tiêu: Nghiên cứu có mục tiêu phát triển khung lý thuyết Hệ sinh thái du lịch thông minh (STE) và xây dựng thang đo cho mô hình nghiên cứu (bao gồm 5 yếu tố: công nghệ du lịch thông minh, khách du lịch thông minh, chính quyền thông minh, doanh nghiệp du lịch thông minh, người dân thông minh), đánh giá tác động đến chất lượng trải nghiệm công nghệ và ý định quay trở lại điểm đến của khách du lịch.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là STE, vai trò của công nghệ du lịch thông minh đối với STE, tác động của các yếu tố STE đến lượng trải nghiệm công nghệ và ý định quay trở lại của khách du lịch.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng phương pháp kế thừa, phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp và phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong giai đoạn nghiên cứu định tính. Phương pháp định lượng: chọn mẫu, số lượng mẫu, khảo sát, xử lý và phân tích dữ liệu trên SPSS và Smart PLS 4.0.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ nội hàm của STE gồm có năm yếu tố: Công nghệ du lịch thông minh (STT), Doanh nghiệp du lịch thông minh (SB), Chính quyền thông minh (SG), Khách du lịch thông minh (SC) và Người dân thông minh (SP). Kết quả có 25 biến quan sát dùng để đo lường năm yếu tố trên của STE. Trong đó có 06 biến quan sát được phát triển từ nghiên cứu định tính được bổ sung vào thang đo nghiên cứu, bao gồm SC5, SG6, SB4, SP4, SP5, QTE3.
Kết luận và kiến nghị: Mục tiêu của luận án đã đạt được với kết quả là mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ban đầu từ H1 đến H10 được chấp nhận. Kết quả đã làm rõ được vai trò của yếu tố công nghệ du lịch thông minh đối với STE. Kết quả tác động của yếu tố chất lượng trải nghiệm công nghệ đến ý định quay trở lại ở mức độ rất mạnh với chỉ số p = 0,745. Như vậy, các kết quả trên đã cho thấy các yếu tố cụ thể trong STE tác động nâng cao hơn chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại điểm đến đô thị thông minh, vì đây là yếu tố quan trọng tác động đến ý đinh quay trở lại của khách du lịch đối với điểm đến có phát triển toàn diện STE với năm bên liên quan không thể thiếu, bao gồm: công nghệ du lịch thông minh, chính quyền thông minh, doanh nghiệp thông minh, khách du lịch thông minh và người dân thông minh.
Thành phố Hồ Chí Minh cần hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị thông minh là một yếu tố quan trọng để cung cấp chất lượng trải nghiệm cao cho khách du lịch và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp du lịch của thành phố cần đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ du lịch thông minh để cải thiện dịch vụ và tạo ra trải nghiệm tương tác và hấp dẫn hơn cho khách du lịch. Việc xây dựng quy định về an toàn và bảo mật thông tin cá nhân cũng như quyền lợi của khách du lịch trên hệ thống công nghệ du lịch thông minh trong STE là một bước quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển ngành du lịch hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh.
Để phát triển STE của thành phố Hồ Chí Minh đạt được hiệu quả về việc nâng cao chất lượng trải nghiệm và thu hút khách du lịch quay trở lại, cần thiết phải có sự phát triển đồng bộ của năm yếu tố quan trọng: công nghệ du lịch thông minh, chính quyền thông minh, doanh nghiệp thông minh, người dân thông minh và khách du lịch thông minh.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu và làm rõ hơn lý thuyết về chất lượng trải nghiệm du lịch cho nhiều mô hình phát triển du lịch dựa trên nền tảng ứng dụng AI – trí tuệ nhân tạo, robot phục vụ trong hoạt động cung cấp dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch.
Nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đo lường sự tác động của công nghệ du lịch thông minh tới khai thác và phát triển bền vững các điểm đến di sản tại những địa phương có tài nguyên du lịch văn hóa cần được khai thác hiệu quả gắn với công tác bảo tồn.
Để làm cho nghiên cứu trở nên toàn diện hơn, cần mở rộng phạm vi để đánh giá một cách chi tiết hơn về ảnh hưởng và tương tác của các yếu tố trong STE. Điều này không chỉ liên quan đến chất lượng trải nghiệm của khách du lịch mà còn bao gồm việc đánh giá những khía cạnh quan trọng của văn hóa, xã hội và kinh tế tại địa điểm du lịch thông minh.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Hoàng Ngọc Hiển (2021), “Phát triển Hệ sinh thái du lịch thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, pp. 39 - 43. ISSN 0866-7373.
- Hoang Ngoc Hien, Đang Thi Phuong Anh, Le Anh Tuan (2022), “Smart tourism ecosystem: impacts on visitor’s experience and intention to return” 5th International Conference on Tourism Development in Vietnam Future of Tourism, Leisure, and Sport, pp. 206 - 222. ISBN: 978-604-330-539-5.
- Hoang Ngoc Hien, Pham Hong Long, Nguyen Thi Xuyen (2023), “Impact of smart tourism technology on satisfaction and return intention of Gen z tourists”, ICE 2023, 1st International Conference on Economics, pp. 871-888. ISBN:978-604-346-165-7
- Nguyen Thi Xuyen, Dang Thi Phuong Anh, Hoang Ngoc Hien (2023), “Impact of electronic word-of-mouth on international tourists’ intention to Vietnam” ICE 2023, 1st International Conference on Economics, pp. 775-793. ISBN:978-604-346-165-7
- Hoang Ngoc Hien, Pham Huong Trang (2023), “Navigating the Rise of Smart Tourism: Implications of Technology and Data for Sustainable Industry Growth”, Brawijaya Journal of Social Science, Vol. 3(01), pp. 1-18.
- Hoàng Ngọc Hiển, Nguyễn Hạnh Nguyên (2024), “Tác động của công nghệ du lịch thông minh tới chất lượng trải nghiệm và lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến đô thị du lịch thông minh”, Ứng dụng công nghệ số khai thác giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Kỷ Hội thảo Du lịch Quốc gia, pp. 02-20. ISBN: 978-604-43-1124-1.
- Hoang Ngoc Hien, Pham Huong Trang (2024), “Decoding Smart Tech’s Influence on Tourist Experience Quality”, Asian Journal of Business Research, Vol. 14(01), pp. 12-23.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Hoang Ngoc Hien
- Sex: Male
- Date of birth: September 21, 1984
- Place of birth: Hanoi
- Amission decision number No. 2949/2021/QD-XHNV-DT dated December 28, 2021
- Changes in academic prcess
- Officical thesis title: Research on the Impact of Smart Tourism Ecosystem on the Quality of Technological Experience and Intention to Return of Tourists to Ho Chi Minh City
- Major: Tourism
- Code: 9810101.01
- Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Le Anh Tuan, Dr. Dang Thi Phuong Anh
- Summary of the new findings of the thesis
Aim: The research aims to develop a theoretical framework of Smart Tourism Ecosystem (STE) and construct a measurement scale for the research model (including 5 factors: smart tourism technology, smart tourists, smart governance, smart tourism businesses, and smart citizens), to assess their impact on the quality of technological experience and the intention of tourists to return to their destination.
Research Objectives: The research subjects include the STE, the role of smart tourism technology in STE, and the impact of STE factors on the technological experience and intention to return of tourists.
Research Methods: The thesis employed inheritance method, secondary document analysis method, literature review method, and expert interviews in the qualitative research phase. Quantitative methods included sampling, sample size determination, surveying, data processing, and analysis using SPSS and Smart PLS 4.0.
Research Results: The research results clarified the essence of STE, comprising five factors: Smart Tourism Technology (STT), Smart Tourism Businesses (SB), Smart Governance (SG), Smart Tourists (SC), and Smart Citizens (SP). There are 25 observed variables used to measure these five factors of STE. Among them, 06 observed variables were developed from qualitative research and added to the research scale, including SC5, SG6, SB4, SP4, SP5, QTE3.
Conclusion and Recommendations: The aim of the thesis was achieved with the acceptance of the research model and initial hypotheses from H1 to H10. The results elucidated the role of smart tourism technology in STE. The impact of the quality of technological experience on the intention to return was strongly significant with a p-value of 0.745. Thus, the results indicated that specific factors within STE enhance the tourist experience in smart urban destinations, as this is a crucial factor influencing tourists' intention to return to comprehensively developed STE destinations with five indispensable stakeholders: smart tourism technology, smart governance, smart businesses, smart tourists, and smart citizens.
Ho Chi Minh City needs to enhance and develop smart urban infrastructure as a crucial factor in providing high-quality experiences for tourists and promoting sustainable tourism development. The Ho Chi Minh City Department of Tourism and city tourism businesses need to invest heavily in smart tourism technology to improve services and create more interactive and engaging experiences for tourists. Establishing regulations on safety, privacy, and tourist rights on the smart tourism technology system within STE is an important and indispensable step in the development of the modern tourism industry in Ho Chi Minh City.
To effectively develop the STE of Ho Chi Minh City in enhancing experience quality and attracting repeat tourists, it is necessary to have synchronized development of the five important factors: smart tourism technology, smart governance, smart businesses, smart citizens, and smart tourists.
- Futher research directions
Research and further clarify the theory of tourism experience quality for various AI-driven tourism development models, including the application of artificial intelligence and robotic services in hotel, restaurant, and travel company operations.
Subsequent research could aim to measure the impact of smart tourism technology on the sustainable exploitation and development of heritage destinations in areas rich in cultural tourism resources that need efficient exploitation linked with conservation efforts.
To make the research more comprehensive, it is necessary to expand the scope to assess in more detail the influence and interaction of factors within the STE framework. This involves not only the quality of tourist experiences but also includes evaluating important aspects of the cultural, social, and economic dimensions at smart tourism destinations.
- Thesis-related publications
- Hoàng Ngọc Hiển (2021), “Phát triển Hệ sinh thái du lịch thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, pp. 39 - 43. ISSN 0866-7373.
- Hoang Ngoc Hien, Đang Thi Phuong Anh, Le Anh Tuan (2022), “Smart tourism ecosystem: impacts on visitor’s experience and intention to return” 5th International Conference on Tourism Development in Vietnam Future of Tourism, Leisure, and Sport, pp. 206 - 222. ISBN: 978-604-330-539-5.
- Hoang Ngoc Hien, Pham Hong Long, Nguyen Thi Xuyen (2023), “Impact of smart tourism technology on satisfaction and return intention of Gen z tourists”, ICE 2023, 1st International Conference on Economics, pp. 871-888. ISBN:978-604-346-165-7
- Nguyen Thi Xuyen, Dang Thi Phuong Anh, Hoang Ngoc Hien (2023), “Impact of electronic word-of-mouth on international tourists’ intention to Vietnam” ICE 2023, 1st International Conference on Economics, pp. 775-793. ISBN:978-604-346-165-7
- Hoang Ngoc Hien, Pham Huong Trang (2023), “Navigating the Rise of Smart Tourism: Implications of Technology and Data for Sustainable Industry Growth”, Brawijaya Journal of Social Science, Vol. 3(01), pp. 1-18.
- Hoàng Ngọc Hiển, Nguyễn Hạnh Nguyên (2024), “Tác động của công nghệ du lịch thông minh tới chất lượng trải nghiệm và lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến đô thị du lịch thông minh”, Ứng dụng công nghệ số khai thác giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Kỷ Hội thảo Du lịch Quốc gia, pp. 02-20. ISBN: 978-604-43-1124-1.
- Hoang Ngoc Hien, Pham Huong Trang (2024), “Decoding Smart Tech’s Influence on Tourist Experience Quality”, Asian Journal of Business Research, Vol. 14(01), pp. 12-23.