1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Diệu Hà 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/03/1985 4. Nơi sinh: Thanh Hoá
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2775/2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định đổi tên đề tài luận án từ “So sánh ngôn ngữ thể hiện hình ảnh trẻ em trong truyện tranh thiếu nhi tiếng Anh và tiếng Việt ở Việt Nam hiện nay: một phân tích diễn ngôn đa phương thức” thành “Ngôn ngữ thể hiện nhân vật trẻ em trong một số bộ truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh theo phương pháp phân tích diễn ngôn đa phương thức” theo quyết định số 4284/QĐ-XHNV ngày 26 tháng 10 năm 2023 của bet365 football
, ĐHQG Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Ngôn ngữ thể hiện nhân vật trẻ em trong một số bộ truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh theo phương pháp phân tích diễn ngôn đa phương thức
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu 9. Mã số: 9229020.03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Quang Đông
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu nhằm tìm ra hình ảnh trẻ em được thể hiện qua ngôn ngữ và hình ảnh trong truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh như thế nào.
- Khối liệu nghiên cứu là ngôn ngữ thể hiện và đánh giá nhân vật trẻ em và hình ảnh đánh giá nhân vật trẻ em trong các cuốn truyện tranh thiếu nhi phổ biến tiếng Việt và tiếng Anh.
11.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp định tính và định lượng, phương pháp miêu tả, phương pháp đối chiếu, thủ pháp thống kê, phân loại
11.3. Các kết quả chính và kết luận
Những phân tích ngôn ngữ thể hiện nhân vật trẻ em cho thấy sự phong phú về số lượng và tần suất những tính ngữ và động ngữ miêu tả nhân vật trẻ em. Trong khi ngôn ngữ miêu tả nhân vật này trong tiếng Việt giàu sắc thái biểu cảm, mang tính hàm ngôn và nhiều hiện tượng từ láy thì khối liệu tiếng Anh cho thấy rằng ngôn ngữ mang tính hiển ngôn, trực tiếp và rõ ràng. Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá nhân vât cũng cho thấy, nhân vật trẻ em trong truyện tiếng Anh hầu hết (hơn 90%) được đánh giá tích cực, trong khi đó các nhân vật trẻ em trong truyện tiếng Việt được đánh giá tiêu cực hơn rất nhiều. Nếu như trong tiếng Việt, trẻ em thường bị đánh giá bởi người lớn tuổi hơn mình (bố mẹ, ông bà, anh và người lớn khác) thì trẻ em lại là người đánh giá chính mình trong các tác phẩm tiếng Anh.
Xét về mối quan hệ giữa ngôn từ đánh giá và hình ảnh đánh giá nhân vật trẻ em trong truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh theo phân loại Khai triển, Mở rộng, và Sự tăng cường và phóng chiếu, nghiên cứu cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt rõ ràng giữa cách ngôn bản và minh hoạ bằng hình ảnh bổ sung và làm rõ cho nhau trong ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa ngôn bản và hình ảnh cho thấy tính chặt chẽ và tính liên kết cao giữa ngôn ngữ và hình ảnh trong 2 khối liệu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy những nội dung khắc họa trong truyện tranh tiếng Việt và tiếng Anh phù hợp với những giá trị văn hoá và thông điệp về những hành vi, phẩm chất và thái độ phù hợp của nhân vật trẻ em trong truyện nói riêng và của trẻ em trong xã hội nói chung. Tác giả khuyến nghị các tác giả và các nhà xuất bản cần chú ý hơn nữa về thông điệp người lớn đồng hành và có nhiều những biểu hiện ấm áp (qua ngôn từ và phi ngôn từ) để phù hợp hơn nữa với sự thay đổi của vai trò của người lớn trong nuôi dạy và đồng hành cùng trẻ, để bắt kịp với sự thay đổi đang diễn ra trong thực tế cuộc sống.
Nghiên cứu này có những đóng góp về mặt lí thuyết và thực tiễn sau đây.
Về lí thuyết: Nghiên cứu này góp phần nâng cao hiểu biết về việc sử dụng khung lí thuyết PTDNPP và NPCNHT trong phân tích ngôn từ và hình ảnh, và cho thấy tính khả thi của những khung lí thuyết này trong việc phân tích các nguồn tài nguyên tạo nghĩa (meaning-making resources) khác nhau để hiểu sâu sắc hơn về các loại văn bản. Phân tích cung cấp những phát hiện thực nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu hình ảnh trẻ em được khắc họa trong truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh theo hướng đa phương thức. Hướng tiếp cận này tương đối mới và theo hiểu biết của tác giả, cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào theo cùng hướng về cùng một dữ liệu hoặc dữ liệu tương tự. Một đóng góp nữa về lí thuyết của luận án là xây dựng danh mục tiêu chí chọn lựa tác phẩm phù hợp với độc giả nhỏ tuổi nhằm mang lại những giá trị phù hợp với lứa tuổi.
Về thực tiễn: Truyện tranh là một nguồn giải trí và phát triển các giá trị đạo đức cho trẻ em. Tác giả muốn góp một tiếng nói để đánh giá những vấn đề không tương thích, không phù hợp giữa ngôn từ và hình ảnh trong truyện tranh tiếng Việt và tiếng Anh phổ biến có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay. Qua đó, luận án đóng góp ý kiến, cơ sở khoa học để cải tiến chất lượng, nâng cao tính giáo dục và hiệu quả của truyện tranh về văn hóa và ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ cũng như điều chỉnh những yếu tố không phù hợp của truyện tranh nước ngoài/ tiếng Anh du nhập vào Việt Nam hiện nay cũng như của chính truyện tranh tiếng Việt. Nghiên cứu cũng đưa ra những gợi mở về cách khai thác văn bản đa phương thức này trong việc giáo dục đối tượng độc giả nhỏ tuổi.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu này là nghiên cứu đa phương thức nên tác giả chỉ mới giới hạn trong việc nghiên cứu trên 25 tác phẩm tiếng Việt và 27 tác phẩm tiếng Anh để có thể phân tích sâu nội dung và hình thức thể hiện sự đánh giá với những nhân vật trẻ em; nhưng cũng vì vậy mà kết quả nghiên cứu còn chưa có tính khái quát để có thể đưa ra những kết quả mang tính đại diện hơn với việc khắc hoạ hình ảnh trẻ em nói riêng và những bài học ẩn chứa trong truyện tranh nói chung với các truyện tranh cho thiếu nhi hiện có trên thị trường. Nếu điều kiện cho phép, tác giả muốn mở rộng nghiên cứu với nhiều tác phẩm hơn nữa, và có thể nghiên cứu cả những tác phẩm đến từ các nền văn hoá tập thể khác (Trung Quốc, Hàn Quốc) và văn hoá cá nhân khác (Châu Âu).
Ngoài việc mong muốn mở rộng đối tượng nghiên cứu, tác giả còn muốn mở rộng phạm vi nghiên cứu. Nếu như trong nghiên cứu này tác giả mới chủ dừng lại ở việc nghiên cứu tính ngữ đánh giá nhân vật trẻ em trong phần ngôn từ và góc đánh giá nhân vật trẻ em (trong phần hình ảnh), trong các nghiên cứu tiếp theo tác giả muốn nghiên cứu thêm những khía cạnh khác của nghĩa liên nhân như address (cách văn bản xưng hô với người đọc), social distance (khoảng cách xã hội) và involvement (mức độ tương tác của người đọc với tham thể trình diễn) với cả phần ngôn từ và hình ảnh (Kress và Van Leeuwen, 2006).
Cuối cùng, để hiểu cách một nhân vật được xây dựng như thế nào, tác giả cũng dự định nghiên cứu nhân vật trẻ em trên cả nghĩa biểu ý (the representational meaning) qua nghiên cứu hành động, các tham thể và tổng thể; nghĩa văn bản/ bố cục (the compositional meaning) với các yếu tố bằng lời và hình ảnh; bên cạnh nghĩa liên nhân (the interpersonal meaning) như trong luận án này.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Diệu Hà (2021), “Giới thiệu về cách tiếp cận diễn ngôn đa phương thức khi phân tích giao diện giữa hình ảnh và ngôn từ trong truyện tranh thiếu nhi”, Tạp chí Khoa học (66), tr. 101-108, ISBN 2354 – 1067
- Nguyen Thi Dieu Ha (2023), “The portrayal of child characters in Vietnamese and English children’s picture books: a multimodal analysis”, International Graduate Research Symposium, University of Languages and International Studies, Vietnam National University, pp. 293-307 – ISBN 978-604-384-167-1
- Nguyen Thi Dieu Ha (2023), “Prosocial behaviours in children’s picture books: A constrastive analysis of English and Vietnamese works”, "Xu thế mới trong đào tạo tiếng Anh tại các trường đại học đa ngành và liên ngành" (Teaching English for specific purpose: perspective, polices and practices), University of Languages and International Studies, Vietnam National University, pp. 246-254 - ISBN: 978-604-369-478-9.
- Nguyen Thi Dieu Ha, Thai Quynh Trang (2023), “The relationship between texts and images in depicting child characters in Vietnamese and English children’s picture books”, "Xu thế mới trong đào tạo tiếng Anh tại các trường đại học đa ngành và liên ngành" (Teaching English for specific purpose: perspective, polices and practices), University of Languages and International Studies, Vietnam National University, pp. 270-280 - ISBN: 978-604-369-478-9.
- Nguyễn Thị Diệu Hà (2023), Chủ đề chính trong truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh: xét trên khía cạnh xã hội, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (12), tr.50-62, ISSN 0868 – 3409.
- Nguyen Thi Dieu Ha (2024), “The interface of words and images in Vietnamese and English children’s picture books in depicting child characters”, International Conference on Interdisciplinary Research in Linguistics and Language Education, Hue University of Languages and International Studies, Hue University, pp. 804-816 - ISBN 978-604-489-031-9
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Nguyen Thi Dieu Ha 2. Sex: Female
- Date of birth: 25/03/1985 4. Place of birth: Thanh Hoa
- Amission decision number 2775/2020/QĐ-XHNV dated 31/12/2020 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Changes in academic prcess: Change in thesis title from “A contrastive analysis of child child representation in English and Vietnamese children's picture books in Vietnam today: a multimodal discourse analysis” to “The portrayal of child characters in Vietnamese and English children’s picture books: a multimodal analysis” according to decision number 4284/QĐ-XHNV, dated 26th October, 2023 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Officical thesis title: The portrayal of child characters in Vietnamese and English children’s picture books: a multimodal analysis
- Contrastive - comparative Linguistics 9. Code: 9229020.03Supervisors
- Supervisors: Assoc. Prof. PhD. Lam Quang Dong
- Summary of the new findings of the thesis
- Research purposes and research subject
- The study aims to find out how the portrayal of child characteres is depicted through language and images in Vietnamese and English children's picture books.
- The research data is the language depicting and evaluating children's characters and images evaluating children's characters in popular Vietnamese and English children's picture books.
-
- Research methods
- Qualitative and quantitative methods, descriptive methods, contrastive analysis method, descriptive statistics techniques
-
- Major results and conclusion
- The analysis of the language depicting child characters shows the richness in number and frequency of adjectives and verbs describing children's characters. While the language describing this character in Vietnamese is rich in expressive nuances, connotative and has many lexical phenomena, the English corpus shows that the language is explicit, direct and clear.
- The analysis of adjectives and verbs evaluating children's characters shows that children's characters in English stories are mostly (more than 90%) evaluated positively, while children's characters in Vietnamese stories are evaluated more negatively. If in Vietnamese, children are often evaluated by their elders (parents, grandparents, brothers and other adults), children are the ones who evaluate themselves in English works.
- In analysing the images of child characters, those in Vietnamese stories tend to be aloof/distant and alienated from readers/viewers. Another highlight is that the children characters in Vietnamese and English stories are mostly seen at the same level as the reader's eyes, showing an attitude of respect and equality with the reader. However, children in Vietnamese comics are judged more (with 33.1% top-down perspective), 10 times as much as these characters in English comics (only 3.1%). .
- Regarding the relationship between evaluative language and evaluative images, the study shows similarities and clear differences between the written language and the visual illustrations, which complement and clarify each other in the Vietnamese and English corpuses. The results of analyzing the relationship between text and images show the close connection between language and images in the two research materials.
Conclusions
The research results of the thesis show that the contents portrayed in Vietnamese and English comics are consistent with cultural values and messages about appropriate behaviors, qualities and attitudes of children's characters in stories, in particular, and of children in society, in general. The author recommends that book writers and publishers pay more attention to the message of adult companionship and have more warm expressions (through verbal and non-verbal) to better adapt to the change in the role of adults in raising and accompanying children, to keep up with the changes taking place in real life.
- Thesis’s major contributions:
Theoretical contributions: This study contributes to the understanding of the use of the Critical Discourse Analysis and Systemic Functional Grammar theoretical frameworks in the analysis of language and images, and shows the feasibility of these theoretical frameworks in analyzing different meaning-making resources to gain a deeper understanding of text types. The analysis provides empirical findings in the field of multimodal research on children's images portrayed in Vietnamese and English children's comics. This approach is relatively new and to the author's knowledge, up to now in Vietnam there has been no research following the same direction on the same data or similar data. Another theoretical contribution of the thesis is to develop a list of criteria for selecting works suitable for young readers to appropriate values.
Practical contributions: Comics are a source of entertainment and develop moral values for children. The author wants to contribute a voice to evaluate the incompatibility and inconsistency between language and images in Vietnamese and English comics that are popular in the Vietnamese market today. Thereby, the thesis contributes suggestions and scientific basis to improve the quality, enhance the educational value and effectiveness of comics on culture and language for children's development as well as adjust the inappropriate elements of foreign/English comics imported into Vietnam today as well as of Vietnamese comics themselves. The study also provides suggestions on how to exploit this multimodal text in educating young readers.
- Futher research directions
This study adopts a multimodal analysis approach, so the author has only limited the study to 25 Vietnamese works and 27 English works to be able to deeply analyze the content and form of expressing the evaluation of children's characters; but because of that, the research results are not representative with the depiction of children in particular and the lessons hidden in comics in general with children's comics currently on the market. If conditions permit, the author wants to expand the study with more works, and can study works from other collective cultures (China, Korea) and other individual counterparts (Europe). In addition to the extension of the research subjects, the author also wants to expand the scope of the study. If in this study the author only study the evaluative features of both language and images, in the following studies the author wants to investigate other aspects of interpersonal meaning such as address (how the text addresses the reader), social distance and involvement (the level of interaction between the reader and the performing participant) with both the linguistic and visual parts (Kress and Van Leeuwen, 2006).
Finally, to understand how a character is constructed, the author also intends to study the child character in both the representational meaning through studying actions and participants; the textual/compositional meaning with verbal and visual elements; in addition to the interpersonal meaning as in this thesis.
- Thesis-related publications
- Nguyen Thi Dieu Ha (2021), “An introduction into using the grammar of visual design framework and evaluative theory in analysing the interface between pictures and words in picture books for children”, HNUE Journal of Science (66), pp 101-108, ISBN 2354 – 1067
- Nguyen Thi Dieu Ha (2023), “The portrayal of child characters in Vietnamese and English children’s picture books: a multimodal analysis”, International Graduate Research Symposium, University of Languages and International Studies, Vietnam National University, pp. 293-307 – ISBN 978-604-384-167-1
- Nguyen Thi Dieu Ha (2023), “Prosocial behaviours in children’s picture books: A constrastive analysis of English and Vietnamese works”, "Xu thế mới trong đào tạo tiếng Anh tại các trường đại học đa ngành và liên ngành" (Teaching English for specific purpose: perspective, polices and practices), University of Languages and International Studies, Vietnam National University, pp. 246-254 - ISBN: 978-604-369-478-9.
- Nguyen Thi Dieu Ha, Thai Quynh Trang (2023), “The relationship between texts and images in depicting child characters in Vietnamese and English children’s picture books”, "Xu thế mới trong đào tạo tiếng Anh tại các trường đại học đa ngành và liên ngành" (Teaching English for specific purpose: perspective, polices and practices), University of Languages and International Studies, Vietnam National University, pp. 270-280 - ISBN: 978-604-369-478-9.
- Nguyen Thi Dieu Ha (2023), “Main themes in Vietnamese and English children’s picture books: from the social perspective”, Journal of Language and Life (12), pp.50-62, ISSN 0868 – 3409.
Nguyen Thi Dieu Ha (2024), “The interface of words and images in Vietnamese and English children’s picture books in depicting child characters”, International Conference on Interdisciplinary Research in Linguistics and Language Education, Hue University of Languages and International Studies, Hue University, pp. 804-816 - ISBN 978-604-489-031-9