1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Quách Thị Huệ 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/02/1985 4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2775/2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng bet365 football
, ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Sau khi bảo vệ các chuyên đề thì nghiên cứu sinh đổi tên đề tài là “Quan hệ Ấn Độ - Mỹ từ năm 2014 đến nay” thành “Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 2014 đến năm 2022”.
7. Tên đề tài luận án: Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 2014 đến năm 2022
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế 9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Quang Minh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích chính của luận án là trình bày, phân tích để làm rõ những chuyển biến trong quan hệ Mỹ - Ấn Độ (2014 - 2022). Từ đó, đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra đặc điểm của mối quan hệ này và phân tích những tác động của nó đối với khu vực và Việt Nam. Dự báo một số kịch bản cho quan hệ Mỹ - Ấn Độ đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách đối ngoại cho Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: quan hệ Mỹ - Ấn Độ (2014 – 2022) trên lĩnh vực Chính trị - Ngoại giao, An ninh – Quốc phòng, Kinh tế và một số lĩnh vực khác.
- Các phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống cấu trúc, các cấp độ phân tích, tiếp cận các đa ngành, đa lĩnh vực và liên ngành. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: Phương pháp lịch sử, lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo, phân tích chính sách….
- Đóng góp mới của luận án: Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận án sẽ có những đóng góp sau: Một là, nêu được một số vấn đề lý luận liên quan đến quan hệ Mỹ - Ấn Độ, phân tích những nhân tố tác động đến mối quan hệ này trong giai đoạn 2014 – 2022. Hai là, làm rõ được thực trạng mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ trên các lĩnh vực Chính trị - Ngoại giao, An ninh – quốc phòng, Kinh tế và một số lĩnh vực khác từ góc độ quốc tế học. Ba là, thông qua phân tích sự vận động, phát triển của quan hệ Mỹ - Ấn Độ, Luận án đánh giá thành tựu, hạn chế của mối quan hệ này, rút ra đặc điểm quan hệ Mỹ - Ấn Độ (2014 – 2022). Bốn là, đánh giá được những tác động của mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Việt Nam; dự báo xu hướng vận động của quan hệ Mỹ - Ấn Độ đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách đối ngoại cho Việt Nam.
- Kết luận:
Một là, quan hệ Mỹ - Ấn Độ giai đoạn 2014 - 2022 có sự kế thừa và có những bước phát triển vượt bậc so với các giai đoạn trước trên tất cả các bình diện, là giai đoạn quan hệ hai nước ổn định nhất, mang tính tích cực và các lĩnh vực hợp tác bổ trợ cho nhau. Trong đó chính trị - ngoại giao phát triển làm cầu nối cho các lĩnh vực khác, an ninh - quốc phòng là trụ cột chính và đạt được nhiều thành tựu nhất, kinh tế và một số lĩnh vực khác cũng vượt qua được những rào cản và đạt được những bước tiến đáng kể.
Hai là, bên cạnh những thành tựu đáng kể, quan hệ Mỹ - Ấn Độ vẫn tồn tại một số vướng mắc khiến hai nước chưa thể tiến đến quan hệ đồng minh. Một trong số các thách thức lớn nhất là niềm tin chính trị chưa cao, lợi ích chung giữa hai nước chưa phải là lợi ích cốt lõi và những cản trở trong thương mại hai nước. Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác song phương trên một số lĩnh vực vẫn chủ yếu mang tính một chiều (Mỹ hỗ trợ Ấn Độ) và hai nước vẫn tồn tại một số bất đồng trên phương diện ngoại giao đa phương.
Ba là, quan hệ Mỹ - Ấn Độ có tác động ở cả hai chiều tích cực và tiêu cực đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Việt Nam. Sự hiện diện của Mỹ và Ấn Độ thúc đẩy sự phát triển ngày càng thịnh vượng của khu vực và góp phần xây dựng môi trường hoà bình, ổn định cho khu vực, tạo cơ hội hợp tác cho các quốc gia khu vực. Nhưng, sự cạnh tranh giữa các nước lớn cũng khiến cho các nước trong khu vực dễ bị rơi vào tình trạng bế tắc trong quan hệ, và gia tăng tình trạng căng thẳng trong khu vực. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này và chịu sự tác động chung của mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ đối với khu vực. Ngoài ra, Việt Nam nhận được cả cơ hội và thách thức riêng từ mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ mang lại do Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là những đối tác quan trọng với Việt Nam.
Bốn là, Luận án dự báo ba kịch bản có thể xảy ra cho mối quan hệ này. Theo đó, rất có thể quan hệ Mỹ - Ấn Độ sẽ tiếp tục được thúc đẩy; hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Mỹ và Ấn Độ có bước phát triển mạnh mẽ; hai nước cùng nhau chia sẻ quan điểm về dân chủ và lợi ích chung trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, đe dọa trực tiếp đến lợi ích cốt lõi của Ấn Độ và Mỹ ở khu vực.
Năm là, Luận án đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi từ quan hệ với hai đối tác Mỹ, Ấn Độ để phát triển toàn diện đất nước và hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng quan hệ song phương và lợi ích quốc gia dân tộc.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Chính sách đối ngoại của các nước lớn
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Quách Thị Huệ (2020), “Chính sách của chính quyền Donald Trump đối với Ấn Độ trong bối cảnh Ấn Độ - Thái Bình dương tự do và rộng mở”, Tạp chí Lý luận chính trị (4), tr.127-132.
- Quach Thi Hue (03/3/2021), “India – The US Promote National Defense – Security Cooperation”, link: .
- Quách Thị Huệ (2021), “Những bước tiến mới trong hợp tác công nghệ quân sự Ấn Độ - Mỹ”, Tạp chí Lý luận Chính trị Công an nhân dân (65), tr.76-80.
- Quách Thị Huệ (2021), “Những ưu tiên trong chính sách an ninh của Tổng thống Mỹ Joe Biden”, Tạp chí Lý luận chính trị (8), tr.127-132.
- Nguyễn Thị Oanh, Quách Thị Huệ (2021), “Vai trò của Mỹ trong tranh chấp lãnh thổ Ấn Độ - Pakistan”, Tạp chí Lý luận chính trị (526), tr.140-146.
- Quach Thi Hue (2021), “Future of ASEAN and India–ASEAN Relations”, ASEAN and India–ASEAN Relations: Navigating Shifting Geopolitics, Routledge Publications, Taylor & Francis Group. pp.243-259.
- Quách Thị Huệ (2021), “Sự tương đồng lợi ích chiến lược của Ấn Độ và Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Quan hệ quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở, NXB Thế giới, Hà Nội. tr. 223-239.
- Pankaj Jha, Quach thi Hue (2022), “India’s maritime diplomacy in Southeast Asia: Exploring synergies”, Maritime Affairs: Journal of the National Maritime Foundation of India, Routledge Publications, Taylor & Francis Group Vol. 17(2), pp.78-90, published online 11 January 2022. .
- Quách Thị Huệ, Lê Huy Tuấn, (2022), “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ và những tác động đối với Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3/2022, ISSN 0936-8477, tr. 77-82.
- Quach thi Hue, (2022), “India’s foreign policy towards Southeast Asia before Prime Minister Narendra Modi”, Jindal Journal of International Affairs Vol.1(6), 6/2022, ISSN 2249-8095, pp. 20-34.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Quach Thi Hue
- Sex: Female
- Date of birth: 28 February, 1985
- Place of birth: Thai Binh
- Admission decision number: Decision No. 2775/2020/QD-XHNV dated December 31, 2020 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU.
- Changes in the academic process: After defending the topics, the PhD student changed the title of the project “India-US relations from 2014 to present” to “The US-India relations from 2014 to 2022”.
- Official thesis title: The US-India relations from 2014 to 2022
- Major: International Relations
- Code: 9310601.01
- Supervisors: Pro. Dr Pham Quang Minh
- Summary of the new findings of the thesis:
- The main purpose of the thesis is to present and analyze to clarify the changes in the US - India relations (2014 - 2022). On that basis, the thesis evaluates the achievements and limitations of the US-India relationship, draws out its characteristics and analyzes the impacts of this relationship on the region and Vietnam; offers several scenarios for US-India relations and foreign policy recommendations for Vietnam.
- The object of the study is the US - India relations (2014 - 2022) in the field of Politics-Diplomacy, Security-Defense, Economy and some other fields.
- Research methods: The thesis studies US-India relations from 2014 to 2022 through structural system approaches, analytical levels, multidisciplinary, multi-disciplinary and interdisciplinary approaches. Specific methods include: Historical method, Logical method, Analytical methods, Methods of synthesis and comparison, Forecasting methods, Policy analysis…
- New contributions: Solving the proposed research tasks, the thesis will have the following new contributions: First, the thesis presents a number of theoretical issues related to the US - India relationship, analyzes the factors affecting this relationship in the period 2014 - 2022. Second, to clarify the current status of US-India relations in the fields of Politics - Diplomacy, Security - Defense, Economy and some other fields from the perspective of international studies. Third, through analyzing the movement and development of the US - India relationship, the thesis evaluates the achievements and limitations of this relationship, and draws out the characteristics of the US - India relationship (2014 - 2022). Fourth, to assess the impacts of the US-India relationship on the Indo-Pacific region, Southeast Asia and Vietnam; forecast the movement trend of US-India relations to 2030 and make foreign policy recommendations for Vietnam.
With the mentioned contents and approach to international relations, the thesis will supplement and contribute to enriching the results of scientific research on US-India relations.
From the results of the study on the US-India relationship from 2014 to 2022, some conclusions can be drawn as follows:
First, the US-India relationship from 2014 to 2022 has a successor and has made a remarkable development compared to the previous periods in all respects, which is the period when the relationship between the two countries becomes the most stable and positive with the complementary aspects of cooperation, in which politics - diplomacy develops as a bridge for other fields, security - defense is the main pillar and achieves the most achievements, economy and some other fields also overcome barriers and made significant progress.
Second, the US-India relationship still has some problems that prevent the two countries from reaching an alliance relation. One of the biggest challenges is the low political trust; the common interests between the two countries are not the core interests, and there has been obstacles in the two countries trade. Besides, the bilateral cooperation in some fields is still mainly one-way (the US supports India) and two countries still have conflicting views on the multilateral foreign policy.
Third, the US-India relationship has positive and negative impacts on the Indo-Pacific, Southeast Asia and Vietnam. The presence of the US and India promotes the increasingly prosperous development of the region and contributes to building a peaceful and stable environment for the region, creating cooperation opportunities for regional countries. However, the competition between big countries also makes smaller countries in the region easily fall into a deadlock in relations with great countries. Vietnam is also in this vortex and is generally impacted by the US-India relation to the region. In addition, Vietnam receives both opportunities and challenges from the US-India relation because the US, China and India are all important partners to Vietnam.
Fourth, the thesis forecasts three possible scenarios for this relationship, in which it is likely that US-India relations will continue to be promoted; the economic, trade and investment cooperation between the US and India has developed strongly. The two countries share views on democracy and common interests in the context of China's strong rise, which directly threatens the core interests of India and the US in the region.
Fifth, the thesis makes a number of policy recommendations for Vietnam in order to take advantage of favorable conditions from the relationship with the US and India to comprehensively develop the country and limit the risks affecting bilateral relations and national interests.
- Further research directions: Foreign policy of major countries
- Thesis-related publications:
- Quach Thi Hue (2020), “Policy of Donald Trump administration towards India in the context of Free and Open Indo-Pacific”, Journal of Political Theory (4), pp.127 -132.
- Quach Thi Hue (03/3/2021), “India – The US Promote National Defense – Security Cooperation”, link: .
- Quach Thi Hue (2021), “New advances in India-US military technology cooperation”, Journal of Political Theory of the People's Public Security (65), pp.76-80.
- Quach Thi Hue (2021), “Priorities in the security policy of US President Joe Biden”, Journal of Political Theory (8), pp.127-132.
- Nguyen Thi Oanh, Quach Thi Hue (2021), “The role of the US in the India-Pakistan territorial dispute”, Journal of Political Theory (526), pp.140-146.
- Quach Thi Hue (2021), “Future of ASEAN and India–ASEAN Relations”, ASEAN and India–ASEAN Relations: Navigating Shifting Geopolitics, Routledge Publications, Taylor & Francis Group, pp.243-259.
- Quach Thi Hue (2021), “The similarity of strategic interests of India and the US in the Indo-Pacific region”, International relations in the Indo-Pacific region Free and Open, World Publishing House, Hanoi. pp. 223-238.
- Pankaj Jha, Quach thi Hue (2022), “India’s maritime diplomacy in Southeast Asia: Exploring synergies”, Maritime Affairs: Journal of the National Maritime Foundation of India, Routledge Publications, Taylor & Francis Group Vol. 17(2), pp.78-90, published online 11 January 2022. .
9. Quach Thi Hue, Le Huy Tuan, (2022), “Adjustment of India’s foreign policy and its implications for Vietnam”, Journal of Party History, No. 3/2022, ISSN 0936-8477, pp. 77-82.
10. Quach thi Hue, (2022), “India’s foreign policy towards Southeast Asia before Prime Minister Narendra Modi”, Jindal Journal of International Affairs Vol.1(6), 6/2022, ISSN 2249-8095, pp. 20-34.