1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Thị Hiền 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/07/1988 4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định 2092/QĐ-XHNV ngày 24/5/2019 của bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Gia hạn thời gian nghiên cứu đến 28/07/2023.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu xung đột giữa cư dân và các bên liên quan tại điểm đến du lịch cộng đồng khu vực miền núi Thanh Hóa.
8. Chuyên ngành: Du lịch 9. Mã số: 981010.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đức Thanh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực thực trạng xung đột giữa cư dân địa phương và các bên liên quan tại các điểm đến du lịch cộng đồng khu vực miền núi Thanh Hoá. Đồng thời đánh giá, kiểm chứng vai trò của các yếu tố tác động đến xung đột giữa cộng đồng và các bên liên quan. Từ đó, đưa ra các hàm ý quản trị giúp những nhà quản lý du lịch kiểm soát xung đột giữa các bên liên quan tại điểm đến du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Sự xung đột giữa cư dân và các bên liên quan tại điểm đến du lịch cộng đồng khu vực miền núi Thanh Hoá.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xung đột giữa cư dân và các bên liên quan.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án được thực hiện theo tư duy quy nạp và kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính giúp vừa để tìm hiểu, làm rõ những nội dung nghiên cứu và phân tích và giải thích các phạm trù liên quan đến các yếu tố tâm lý, hành vi phức tạp của con người. Phương pháp định lượng (khảo sát bằng bảng hỏi) giúp minh chứng và củng cố luận điểm nghiên cứu đưa ra, kiểm định mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột giữa cộng đồng với các bên liên quan.
- Các kết quả chính
+ Luận án đã xây dựng và phát triển thang đo xung đột giữa cư dân và các bên liên quan gồm 21 thành phần được được chia thành 3 nhóm: xung đột giữa cư dân và du khách (10 thành phần), xung đột giữa cư dân và doanh nghiệp du lịch (6 thành phần), xung đột giữa cư dân và chính quyền địa phương (5 thành phần).
+ Luận án đã tổng quát được thực trạng xung đột giữa cư dân và các bên liên quan tại các điểm đến du lịch cộng đồng khu vực miền núi Thanh Hóa. Các nhóm cư dân, doanh nghiệp du lịch, du khách và chính quyền địa phương xung đột về các vấn đề khác nhau, tuỳ thời điểm và tuỳ đối tượng liên quan.
+ Luận án đã kiểm chứng được mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố tiền đề (nhận thức, sự tham gia của cư dân) với xung đột giữa cư dân và các bên liên quan. Kết quả này có nhiều điểm tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời cũng có một số khác biệt nhất định.
- Đóng góp mới của luận án
+ Về mặt lý luận: Đây là một một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam thực hiện phân tích xung đột giữa cư dân và các bên liên quan tại các điểm đến du lịch, đặc biệt trong bối cảnh các điểm đến du lịch cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp được hệ thống lý thuyết, cơ sở lý luận về vấn đề xung đột giữa các bên liên quan tại điểm đến, từ đó chỉ ra một số khoảng trống nghiên cứu về đề tài này. Luận án cũng chứng minh được mối quan hệ giữa các yếu tố: sự tham gia của cư dân (community involvement), cảm nhận về lợi ích (perceived benefit) và cảm nhận về tổn hại (perceived cost) với sự xung đột giữa cư dân và các bên liên quan. Kết quả này có thể hữu ích cho các nghiên cứu trong tương lai về chủ đề thái độ của cư dân tại các địa phương có dự án phát triển du lịch. Ngoài ra, luận án đã bổ sung và phát triển thang đo xung đột giữa cư dân và các bên liên quan. Các thành phần này có thể được kế thừa và sử dụng cho các nghiên cứu sau này về chủ đề xung đột trong phát triển du lịch.
+ Ý nghĩa về thực tiễn: Luận án đã tổng quát được thực trạng xung đột giữa cư dân và các bên liên quan tại các điểm đến du lịch cộng đồng khu vực miền núi Thanh Hoá. Các nhóm cư dân, doanh nghiệp du lịch, du khách và chính quyền địa phương xung đột về các vấn đề khác nhau, tuỳ thời điểm và tuỳ đối tượng liên quan. Luận án đã phần nào phân tích được tâm tư nguyện vọng của cư dân tại các điểm đến du lịch cộng đồng. Tiếp đó, luận án đã đề xuất được các hàm ý quản trị nhằm quản lý xung đột giữa các bên liên quan tại điểm đến du lịch cộng đồng, trong đó khẳng định vai trò của các yếu tố tiền đề: sự tham gia của cư dân và nhận thức/cảm nhận của của người dân địa phương về lợi ích và tổn hại mà du lịch mang lại. Kết quả này có thể hữu ích cho các cơ quan chức năng tại các huyện miền núi Thanh Hoá trong việc quy hoạch các dự án phát triển DLCĐ tại các địa phương.
- Kết luận
+ Kết quả nghiên cứu khẳng định tại các điểm đến DLCĐ, dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, đều tồn tại xung đột giữa cư dân và các bên liên quan. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn phát triển mà mức độ xung đột và loại xung đột có những đặc trưng điển hình.
+ Để quản lý xung đột giữa các bên liên quan tại điểm đến du lịch cộng đồng, cần phải quản lý các yếu tố tiền đề: sự tham gia của cư dân và nhận thức/cảm nhận của của người dân địa phương về lợi ích và tổn hại mà du lịch mang lại.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu về xung đột giữa cư dân và các bên liên quan từ nhận thức, quan điểm của các đối tượng khác (khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, chính quyền). Các nghiên cứu có thể được thực hiện tại các bối cảnh, điểm đến đa dạng hơn (khu vực đô thị, vùng đồng bằng, ven biển,…), điểm đến thuộc các giai đoạn phát triển cao hơn (trưởng thành, quá tải, suy thoái). Qua đó có sự đối chiếu, so sánh với kết quả của luận án.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Duong Thi Hien, Tran Duc Thanh (2021), “An overview of conflict of residents and other stakeholders at community-based tourism destinations”, TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development, pp. 742-752.
2. Duong Thi Hien, Tran Duc Thanh (2022), “Resident perception of conflict with tourism enterprise: An investigation at a mountainous destination in Vietnam”, E-Journal of Tourism Vol. 9 (2), pp. 126-143.
3. Dương Thị Hiền, Trần Đức Thanh (2022), “Quản lý xung đột giữa cư dân và các bên liên quan tại điểm đến du lịch cộng đồng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Văn hóa, giáo dục và du lịch với phát triển kinh tế, tr. 34-41.
4. Dương Thị Hiền (2022), “Bàn về xung đột giữa cư dân và các bên liên quan”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (5), tr. 42-43.
5. Duong Thi Hien, Tran Duc Thanh (2022), “Conflicts between Residents and Other Stakeholders at Community-based Tourism Destinations: A Case Study of Pu Luong Natural Reserve, Vietnam”, Journal of Mekong Societies Vol. 18 (3), pp.43-63 (Indexed in Scopus).
6. Duong Thi Hien, Tran Duc Thanh (2022), “Resident - Tourist Conflict from Local’s Perception: A Case Study at Pu Luong Nature Reserve, Vietnam”, Proceedings of The First International Conference on Social Science and Humanities Issues, pp. 436-457.
7. Dương Thị Hiền, Trần Đức Thanh (2022), “Tìm hiểu xung đột giữa cư dân và doanh nghiệp du lịch tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: Nghiên cứu từ nhận thức của người dân địa phương”, Tạp chí khoa học Đại học Hồng Đức (60), tr.29-36.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Duong Thi Hien
- Sex: Female
- Date of birth: 11/07/1988
- Place of birth: Thai Nguyen
- Admission decision number 2092/QĐ-XHNV dated 24/5/2019 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Changes in academic process: Extended study time to 28/07/2023.
- Official thesis title: Conflicts between residents and other stakeholders at community-based tourism destinations in mountainous area of Thanh Hoa province
- Major: Tourism
- Code: 9810101.01
- Supervisor: Assoc. Prof. Tran Duc Thanh
- Summary of the new findings of the thesis
- Research objectives: 1. To clarify the status quo of conflicts between local residents and other stakeholders at community based tourism destinations in the mountainous area of Thanh Hoa province. 2. To evaluate and verify the role of antecedent factors affecting conflicts between residents and other stakeholders. 3. To propose implications to local tourism authorities to control conflicts between stakeholders at tourist destinations, and reach the goal of sustainable development.
- Research subject: 1. The conflict between residents and tourists, tourism enterprises, tourism local authorities at community-based tourism destinations. 2. Factors affecting the conflict between residents and stakeholders.
- Research methods: The thesis applied a mix methodology of qualitative and quantitative research methods. The qualitative method is used to identify theoretical foundations and clarify contents that relate to human’s psychological factors and complex behaviors. Quantitative method (survey by questionnaire) is conducted to prove the research theory, test research model and hypotheses on factors affecting conflicts between residents and other stakeholders.
- The main results: 1. The thesis has proposed a scale to measure conflict between residents and other stakeholders including 21 components, divided into 3 groups: conflicts between residents and visitors (10 components), conflicts between residents and tourism businesses (6 components), conflicts between residents and local authorities (5 components). 2. The thesis has synthesized the issue of conflicts between residents and other stakeholders at community based tourism destinations in mountainous area of Thanh Hoa province. These parties have tensions over different issues, depending on the development stage and involved object. 3. The thesis has verified the interaction relationship between antecedent factors (community involvement, perceived benefits and perceived costs) with conflicts between residents and other stakeholders. This result has certain similarities and differences in comparison with previous studies.
- Thesis new contributions
+ Theoretical significance: This is one of the first studies that analyzes conflicts between residents and other stakeholders at tourist destinations, especially in the context of community-based tourism destinations in Vietnam. The study results have systematically reviewed studies on the issue of conflict between stakeholders at tourist destinations; thereby, identifying some research themes and research gaps related to this topic. The thesis also proves the relationship between the antecedent factors: community involvement, perceived benefit and perceived cost with the conflict between residents and other stakeholders. This result may be useful for future studies on the topic of residents' attitudes at tourist destinations. In addition, the thesis has developed a scale of conflict between residents and other stakeholders. These components can be inherited and applied for future studies on the topic of tourism stakeholder’s conflict.
+ Practical significance: The thesis has synthesized the status quo of conflicts between residents and other stakeholders at community based tourism destinations in mountainous area of Thanh Hoa province. Residents clashed with tourism enterprises, tourists and local authorities over different issues depending on the development stage and involved object. The thesis has partly analyzed residents’ thoughts and aspirations about tourism developing projects. Then, the thesis has proposed implications for managing conflicts between stakeholders at community-based tourism destinations, which confirms the role of the antecedent factors: community involvement and perception. This result may be useful for tourism authorities in planning and promoting CBT development projects at the mountainous districts of Thanh Hoa province.
- Conclusions: 1. The study result confirmed that at each CBT destination, in any stage of development, conflicts exist between residents and other stakeholders. However, depending on the development stage, the level of conflict and the type of conflict have typical characteristics. 2. To manage the conflict between residents and other stakeholders, it is necessary to manage antecedent factors: resident’s involvement, perceived benefit and perceived cost.
- Further research directions
Further studies of conflict between stakeholders from perceptions of tourists, tourism enterprises, authorities should be concerned. Also, more studies should be carried out in the more diverse contexts, thereby, to compare and confirm the results of this study.
- Thesis-related publications
1. Duong Thi Hien, Tran Duc Thanh (2021), “An overview of conflict of residents and other stakeholders at community-based tourism destinations”, TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development, pp. 742-752.
2. Duong Thi Hien, Tran Duc Thanh (2022), “Resident perception of conflict with tourism enterprise: An investigation at a mountainous destination in Vietnam”, E-Journal of Tourism Vol. 9 (2), pp. 126-143.
3. Duong Thi Hien, Tran Duc Thanh (2022), “Managing conflicts between residents and stakeholders at community-based tourism destinations”, Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development, pp. 34-41.
4. Duong Thi Hien (2022), “Discuss conflicts between residents and stakeholders”, Vietnam Tourism Magazine (5), pp. 42-43.
5. Duong Thi Hien, Tran Duc Thanh (2022), “Conflicts between Residents and Other Stakeholders at Community-based Tourism Destinations: A Case Study of Pu Luong Natural Reserve, Vietnam”, Journal of Mekong Societies Vol. 18 (3), pp.43-63 (Indexed in Scopus).
6. Duong Thi Hien, Tran Duc Thanh (2022), “Resident - Tourist Conflict from Local’s Perception: A Case Study at Pu Luong Nature Reserve, Vietnam”, Proceedings of The First International Conference on Social Science and Humanities Issues, pp. 436-457.
7. Duong Thi Hien, Tran Duc Thanh (2022), “Uncovering conflicts between residents and tourism enterprises at Pu Luong Natural reserve: A study from local's perception”, Scientific Journal of Hong Duc University (60), pp.29-36.