1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Hương: 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/09/1994
4. Nơi sinh: Minh Tân, Đông Hưng, Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/2021/QĐ-XHNV Ngày 08 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp tâm lý cho một trẻ vị thành niên có biểu hiện lo âu liên quan đến các vấn đề học đường.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng (định hướng ứng dụng); Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thy Cầm, công tác tại Bệnh viện Bạch Mai
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thứ nhất, luận văn hệ thống các nghiên cứu về lo âu và các vấn đề học đường; đồng thời xây dựng cơ sở lý luận để làm rõ các khái niệm về lo âu và các biểu hiện lo âu có căn nguyên từ vấn đề học đường, khái niệm trẻ vị thành niên và đặc trưng tâm lý lứa tuổi; liệu pháp nhận thức hành vi và các kỹ thuật sử dụng chính.
Thứ hai, nội dung trọng tâm của luận văn tập trung báo cáo tiến trình đánh giá và can thiệp cho một trường hợp biểu hiện lo âu có căn nguyên từ vấn đề học đường dựa vào liệu pháp nhận thức hành vi. Luận văn sử dụng các kỹ thuật trị liệu để thực hiện các mục tiêu chính trong tiến trình can thiệp: (1) Nâng đỡ, bình ổn cảm xúc và giảm các triệu chứng lo âu; (2) Can thiệp nhận thức, cảm xúc, hành vi của thân chủ; (3) Xây dựng các mối quan hệ gắn bó, xây dựng lịch sinh hoạt lành mạnh; (4) Dự phòng triệu chứng lo âu trở lại. Sau tiến trình can thiệp 12 buổi, đánh giá hiệu quả can thiệp dựa trên các công cụ đánh giá (thang đo DASS-21 và thang lo âu học đường) và các hoạt động chức năng của thân chủ, cho thấy sự thuyên giảm đáng kể các biểu hiện của lo âu. Từ đó nhận định liệu pháp nhận thức hành vi có hiệu quả trong trị liệu thân chủ có biểu hiện lo âu.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Liệu pháp Nhận thức hành vi có khả năng ứng dụng và mang lại hiệu quả cao trong thực hành trị liệu cho thân chủ có biểu hiện lo âu. Luận văn trình bày quy trình theo các phiên làm việc của một ca lâm sàng, đánh giá, lập kế hoạch trị liệu và tiến trình trị liệu chi tiết.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thu Huong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 29/9/1993 4. Place of birth: Minh Tan hamlet, Dong Hung district, Thai Binh province.
5. Admission decision number: 1811/2021/QĐ-XHNV Dated 08/09/2021
6. Changes in academic process: N/A
7. Official thesis title: Psychological intervention for a adolescent who has anxiety related to school issues.
8. Major: Clinical Psychology Code: 8310401.02
9. Supervisors: PhD. Vu Thy Cam – Bach Mai Hospital
10. Summary of the findings of the thesis:
Firstly, the thesis systematized studies on anxiety disorder and school issues problems; simultaneously, built a theoretical basis to clarify the concepts of anxiety and anxiety symptoms that related to school issues, the meaning of adolescents and its psychological characteristics; Cognitive behavior therapy and key techniques.
Secondly, the main content of the thesis focuses on reporting the assessment and intervention process for a case of anxiety disorder caused by school issues based on cognitive-behavior therapy. The thesis uses therapeutic techniques to achieve the main goals in the intervention process: (1) Supporting, stabilizing emotions and reducing anxiety symptoms; (2) Intervention with the client's perception, emotions, and behavior; (3) Improving quality of relationships, building a healthy schedule of activities; (4) Prevention the return of anxiety disorder. After 12 sessions of intervention process, the evaluation of the intervention effectiveness could be based on assessment tools (DASS-21 scale and School anxiety scale) and client functioning, showing a significant reduction in symptoms of anxiety. Therefore, it is recognized that Cognitive Behavior Therapy is effective in treating clients with anxiety disorder.
11. Practical applicability, if any:
Cognitive Behavior Therapy is highly applicable and effective for clients with anxiety disorder. The thesis presents the process according to the working sessions of a clinical case, assessment, treatment planning and detailed treatment process.
12. Further research directions, if any: No
13. Thesis-related publications: No