bet365 football - Nền tảng chính thức

   

TTLV: Chính sách phát triển sản nghiệp văn hoá Trung Quốc

Thứ hai - 08/10/2012 05:26
Thông tin luận văn "Chính sách phát triển sản nghiệp văn hoá Trung Quốc từ năm 1979 đến năm 2009" của HVCH Trần Thị Thuý, chuyên ngành Châu Á học.
Thông tin luận văn "Chính sách phát triển sản nghiệp văn hoá Trung Quốc từ năm 1979 đến năm 2009" của HVCH Trần Thị Thuý, chuyên ngành Châu Á học. 1. Họ và tên học viên: Trần Thị Thuỷ 2. Giới tính: NỮ 3. Ngày sinh: 10/09/1985 4. Nơi sinh: Bình Thuận 5. Quyết định công nhận học viên số 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày: 14/10/2009 của Hiệu trưởng bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Chính sách phát triển sản nghiệp văn hoá Trung Quốc từ năm 1979 đến năm 2009 8. Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 60.31.50 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trước hết, luận văn đi sâu phân tích sự cần thiết phải phát triển sản nghiệp văn hoá ở Trung Quốc thông qua việc tìm hiểu xu thế thế giới cũng như soi chiếu tình hình sản nghiệp văn hoá nước này thời kì trước cải cách mở cửa. Từ đó, luận văn tập trung phân tích đánh giá hệ thống chính sách phát triển sản nghiệp văn hoá Trung Quốc từ năm 1979 đến năm 2009. Đồng thời, để đánh giá sự tác động của những chính sách này đối với sự phát triển của sản nghiệp văn hoá Trung Quốc, luận văn còn đi sâu làm rõ những thành tựu và hạn chế của ngành nghề văn hoá nước này trong 30 năm cải cách và mở cửa. Cuối cùng, luận văn mạnh dạn đề xuất một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng trong quá trình hoạch định chính sách phát triển công nghiệp văn hoá của mình. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Trung Quốc là quốc gia gần gũi với nước ta về địa lí, tính chất nền kinh tế và chế độ chính trị. Mặc dù, so với các quốc gia phát triển, ngành nghề văn hoá ở đây có tuổi đời hình thành và hưng thịnh chưa lâu song về cơ bản, Trung Quốc sớm bắt kịp với xu thế thời đại và đạt được không ít thành tựu với nhóm ngành này. Một trong những nhân tố quan trọng, mang tính quyết định để dẫn đến thành công đó chính là từ hệ thống chính sách sản nghiệp văn hoá mà nước này đã miệt mài xây dựng trong suốt 30 năm qua (1979 - 2009). Vì vậy, thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu những chính sách này, chúng ta sẽ rút ra những bài học quý báu để ứng dụng vào thực tiễn nhằm phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong luận văn này, tác giả đã phân tích khái quát hệ thống các chính sách phát triển của Chính phủ Trung Quốc đối với toàn ngành sản nghiệp văn hoá trong 30 năm cải cách mở cửa. Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu chính sách cho từng ngành cụ thể như điện ảnh, xuất bản, báo chí hay các ngành mới xuất hiện thì vẫn còn là nhiều khiêm tốn và thiếu sót. Do vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi là tập trung nghiên cứu chính sách cũng như hiện trạng phát triển của các ngành nghề cụ thể trong sản nghiệp văn hoá Trung Quốc để từ đó, giúp cho công trình vừa có cái nhìn tổng thể vừa có cái nhìn chi tiết đối với vấn đề nghiên cứu. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Trần Thị Thuỷ, Văn hoá Trung Quốc năm 2010 và phương hướng phát triển năm 2011, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4/2011, tr.54-64 Trần Thị Thuỷ, Những vấn đề nổi bật trong Nghị quyết Trung ương 6 Khoá XVII ĐCS Trung Quốc về cải cách thể chế văn hoá, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 11/2011 Trần Thị Thuỷ, Chiến lược “Đi ra ngoài” của công nghiệp văn hoá Trung Quốc 10 năm đầu thế kỉ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8/2012, tr.48-62

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : TRAN THI THUY 2. Sex: Female 3. Date of birth: 10/09/1985 4. Place of birth: Binh Thuan 5. Admission decision number: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Decision of Dean of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi dated 14/10/2009 6. Changes in academic process: No 7. Official thesis title: China’s policy on cultural industries development from 1979 to 2009 8. Major: Asian Studies 9. Code: 60.31.50 10. Supervisor: Prof. Dr. Do Tien Sam, Director of Institute of Chinese Studies, Vietnam Academy of Social Sciences 11. Summary of the findings of the thesis: First of all, the thesis provides a deep analysis of the necessity to develop cultural industries in China by understanding international trend as well as China’s situation of cultural industries in the pre-Reform period. Accordingly, the thesis focuses on assessing China’s policy system of cultural industries development from 1979 to 2009. At the same time, in order to assess these policies’ impacts on the development of Chinese cultural industries, the thesis clarifies achievements and limitations of cultural industries in China during 30 years of reform and opening up. Finally, the thesis proposes some lessons of experience which Vietnam can apply to its own policy planning on cultural industries development. 12. Practical applicability, if any: China is a country close to Vietnam in terms of geography, the nature of economy and political regime. However, compared to developed countries, cultural industries in China have been formed and flourished not for long. China has soon caught up with trend of the times and gained considerable achievements though. One of the important factors leading to this success is China’s policy system of cultural industries which this country has developed unceasingly during the last 30 years (1979 – 2009). Therefore, by doing research on these policies, we will draw precious lessons to apply to Vietnam’s practice in developing cultural industries. 13. Further research directions, if any: In this thesis, the author has provided a general analysis on the policy system of Chinese government in cultural industries during 30 years of reform and opening up. However, a deep understanding of each specific industry such as film, publication, media or emerging industries is still meager. Thus, our further researches will focus on policies and development situation of specific cultural industries, so as to help the work have both a general and detailed perspective on the issue in question. 14. Thesis-related publications: Tran Thi Thuy, Chinese culture in 2010 and development orientation in 2011, Chinese Studies Review, No 4/2011, p.54-64 Tran Thi Thuy, Notable issues in the Decision of the 6th Central Committee, Chinese Communist Party 17th in the reform of cultural, Chinese Studies Review, No 11/2011 Tran Thi Thuy, Out-going strategy of China’s cultural industries in the first 10 years of the 21st century, Chinese Studies Review, No 8/2012, p.48-62

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây