Thông tin luận văn "Quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2010" của HVCH Nguyễn Hương Trà, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Hương Trà
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/02/1988
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số 1883/2010/QĐ-XHNV-SĐH ngày 23/10/2010 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2010
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế ; Mã số: 60 31 40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Quan hệ Trung Quốc – châu Phi từ lâu đã được các học giả nghiên cứu như một trong những trường hợp điển hình về hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển để qua đó thấy được cách thức, bản chất các mối quan hệ của Trung Quốc với những quốc gia này cũng như hiểu rõ hơn về sự trỗi dậy hoà bình của Trung Quốc trong hơn 3 thập kỉ qua.
Quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi trong thập niên đầu của thế kỉ XXI được xây dựng trên cơ sở lợi ích của cả hai chủ thể tham gia, đó là Trung Quốc và châu Phi. Không chỉ là mỏ nguyên liệu dồi dào, Châu Phi còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn, và đồng minh chính trị của Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế. Ngược lại, Trung Quốc dành cho châu Phi không chỉ những hỗ trợ về vật chất mà còn góp phần nâng cao vai trò, vị thế của châu lục này trong các hoạt động chính trị quốc tế.
Hợp tác song phương Trung Quốc – châu Phi càng có điều kiện phát triển sau khi hai bên nhất trí nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược vào năm 2000. Trung Quốc trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của khu vực, là nhà tài trợ hào phóng cho các dự án đầu tư ở lục địa đen. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Trung Quốc trong việc cải thiện hình ảnh châu Phi trong con mắt bạn bè quốc tế. Sự xuất hiện của Trung Quốc không chỉ mang lại diện mạo mới cho châu Phi, mà còn góp phần cải thiện chất lượng sống của một bộ phận dân cư của lục địa này. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không thể bỏ qua những lời chỉ trích của cộng đồng quốc tế và chính bản thân các quốc gia châu Phi về thái độ và cách thức hợp tác mang đậm chất thực dụng và chủ nghĩa quốc gia của mình nếu muốn tiếp tục là đối tác tốt của châu Phi.
Tóm lại, đi sâu nghiên cứu, phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với châu Phi nói chung, và 3 quốc gia Nam Phi, Sudan, Angola nói riêng trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, luận văn nhằm cung cấp một góc nhìn trong tổng thể chiến lược phát triển của Trung Quốc, đặc biệt có liên quan đến lĩnh vực hợp tác kinh tế để từ đó đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình hợp tác phát triển với các quốc gia châu Phi.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đưa ra một số đề xuất trong quan hệ kinh tế Việt Nam – châu Phi trong tương lai.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam – châu Phi trong những năm tới.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
2010, Khoá luận tốt nghiệp: Trung Đông và châu Phi trong chính sách năng lượng hướng ra bên ngoài của Trung Quốc trong thập niên đầu của thế kỉ XXI.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Huong Tra 2. Sex: Female
3. Date of birth: 16/02/1988 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 1883/2010/QĐ-XHNV-SĐH Dated 23/10/2010
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: China – Africa economic relations after the Cold War until 2010
8. Major: International Relations 9. Code: 60 31 40
10. Supervisors: Prof.Dr. Pham Quang Minh, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
The relationship between China and Africa has been studied by the scholars as one of the typical cases of cooperation between China and other developing nations, so, we can know the way and the nature of their relations with these countries, as well as having a better understanding of the Chinese peaceful rise since more than three decades.
During the first decade of the twenty-first century, China - Africa economic relations was based on the interests of both China and Africa. Africa provides not only an abundant material resource for China but also a vast consumer market and a political ally on the international forums. In contrast, in additional to bring a material support, China has also enhanced the role and position of Africa in the international politics.
Bilateral Cooperation China-Africa had more conditions to develop after they agreed to enhance the relations into strategic partnership in 2000. China has become one of the most important partners and generous donors for the continent's investment projects. We cannot deny the role of China in improving the image of Africa in the eyes of international community. The emergence of China not only brought a new look to Africa, but also contributed to improving the local population’s quality of life. However, the international community and the African countries themselves also criticize the Chinese behaviour and the cooperative way characterized by pragmatism and nationalism.
In summary, studying the economic relationship between China and Africa in general, and with 3 countries, namely South Africa, Sudan, Angola, in particular during the first decade of the twenty-first century, the thesis aims to provide a perspective of the overall development strategy of China, particularly related to the economic field in order to offer some suggestions for Vietnam in the process of developing the cooperation with Africa countries.
12. Practical applicability: Offer some recommendations in Vietnam – Africa economic relation in the future.
13. Further research directions: Prospects for agricultural cooperation between Vietnam and Africa in the coming years.
14. Thesis-related publications:
2010, Graduate Thesis, Middle East and Africa in the Chinese energy policies during the first decade of the 21st century.