1.Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Quế Dương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/01/1973
4. Nơi sinh: Tứ Kỳ - Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/QĐ-XHNV ngày 08/9/2021 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đã gia hạn lần 1
7. Tên đề tài luận văn: Công tác Quản lý Nhà nước về hoạt động Tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Hải Dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học; Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề phức tạp với sự đa dạng của thành phần tham gia cũng như các biến thể và hình thức tổ chức trong thực tiễn; tuy nhiên, nó cũng là yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người. Chính bởi vậy, công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay nói chung và ở Hải Dương nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả quản lý chưa cao, vẫn còn nhiều đối tượng lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, gây rối; vấn đề xây dựng, quản lý tài sản đối với các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đến từ rất nhiều phía. Không chỉ do xu hướng phát triển của những hiện tượng tôn giáo mới trên thực tế mà còn do sự phối hợp chưa thật sự chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành như: cơ quan quản lý tôn giáo, văn hóa, cơ quan quản lý đất đai, chính quyền địa phương nơi có tổ chức/ các tín đồ tôn giáo… Bên cạnh đó, các văn bản pháp lý liên quan đến tôn giáo, quản lý tôn giáo vẫn cần bổ sung, cập nhập và sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động tôn giáo trên thực tiễn. Kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo của cán bộ công tác trong lĩnh vực tôn giáo cần được rèn luyện và nâng cao.
Từ những vướng mắc đề cập, tác giả đề xuất một vài phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở Tỉnh Hải Dương như: điều chỉnh các văn bản pháp lý liên quan tới hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở tỉnh Hải Dương nói riêng; tổ chức tập huấn cho các đối tượng quản lý, đổi mới cách thức quản lý trong các tổ chức quản lý nhà nước; …. Nhìn chung, với đặc thù của công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, các giải pháp cần được thực hiện đồng thời, đồng bộ và cần có sự quan tâm, sát sao của Đảng, Nhà nước cũng như các cơ quan đoàn thể.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn góp phần làm rõ các vấn đề về việc hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước nói chung về tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Hải Dương nói riêng. Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tại tỉnh Hải Dương, để các địa phương khác có thể tham khảo và rút kinh nghiệm để công tác quản lý được hoàn tốt hơn.
Luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các báo cáo viên, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp địa phương.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về các tôn giáo, tín ngưỡng tại Hải Dương nói riêng và trên cả nước nói chung, đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn từng tôn giáo và tín ngưỡng, để các tổ chức tôn giáo phát huy đươc tối đa những giá trị về văn hóa tinh thần cũng như những giá trị về vật chật trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: