1. Họ và tên học viên: Nguyen Thi Kim Hanh, 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: Ngày 07 tháng 01 năm 1977
4. Nơi sinh: Thành Phố Hồ Chí Minh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1412/QĐ-XHNV Ngày 03 tháng 06 năm 2022 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Từ xưng hô trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
8. Chuyên ngành: Việt Nam học; Mã số: 8310630.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Lan Hương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10.
Tóm tắt các kết quả của luận văn:
(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)
Luận văn tập trung làm rõ các nội dung liên quan đến hình thức, mô hình, đặc điểm sử dụng từ xưng hô, các cặp từ xưng hô trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu ngữ liệu kĩ thuật số. Các kết quả khảo sát cho thấy, vị thế giao tiếp, các mối quan hệ liên nhân và hoàn cảnh giao tiếp có ảnh hưởng quan trọng đến việc nhận diện và sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp, giúp người nói đạt được các mục đích giao tiếp cụ thể.
Trong xu hướng hội nhập và giao tiếp liên văn hoá, việc dạy cách sử dụng từ xưng hô nhằm gia tăng mức độ thân thiết, tình cảm theo tư duy và văn hoá của người Việt là rất cần thiết đối với học viên người nước ngoài.
Các kết quả từ luận văn cũng cho thấy các bạn học viên người nước ngoài và các thầy cô vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn vì nội dung giảng dạy từ xưng hô còn thiếu và nhiều nội dung phi chính tắc chưa được chú ý một cách thỏa đáng. Đây là một trong những cơ sở để luận văn đề xuất việc các giáo trình dạy tiếng Việt nên giới thiệu chuyên sâu hơn về từ xưng hô trong tiếng Việt, tập trung vào những loại bài tập nhỏ có chọn lọc, phù hợp với khả năng của người học. Nếu có thể truyền tải những tri thức giúp người học sử dụng đúng và linh hoạt các cách xưng hô khác nhau trong giao tiếp sẽ là chìa khóa để họ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng người bản ngữ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về từ xưng hô và cặp từ xưng hô trong ngôn ngữ học ứng dụng. Luận văn cũng là một gợi ý để các nhà giáo dục học phát triển các nghiên cứu sâu hơn về các phương pháp giảng dạy từ xưng hô cho người nước ngoài học tiếng Việt như một ngoại ngữ, trong nhiều bối cảnh giao tiếp khác nhau, đặc biệt là các bối cảnh giao tiếp liên văn hóa
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
Đối với nghiên cứu tương lai, chúng tôi đề nghị so sánh và nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm văn hóa thể hiện trong cách xưng hô của người Việt Nam và khả năng áp dụng trong các môi trường giao tiếp khác nhau, không chỉ trong phạm vi sinh hoạt hàng ngày mà còn trong các nghi thức ngoại giao hoặc phi chính tắc khác.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (không có)
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Thi Kim Hanh. 2. Sex: Female
3. Date of birth: January 7, 1977. 4. Place of birth: Ho Chi Minh City
5. Admission decision number: 1412/QĐ-XHNV. Dated: June 3, 2022
6. Changes in academic process: None
(List the forms of change and corresponding times)
7.
Official thesis title: Terms of address in Vietnamese teaching curricula for foreigners
8. Major: Vietnamese Studies 9. Code: 8310630.01
10. Supervisors: PhD. Vu Lan Huong, University of Social Sciences and Humanities
(Full name, academic title and degree)
11.
Summary of the findings of the thesis:
(Summarize them with stress on the new findings, if any)
This thesis concentrates on clarifying contents related to the forms, the linguistic models, and the characteristics of the usage of terms of address separately and as in pairs, which are presented in some of the Vietnamese textbooks designed to teach foreigners. The thesis uses a methodology of digial corpus-based studies. The survey results show that communication position, interpersonal relationships, and communication situation factors have an important impact on the identification and use of the terms of address during communication, which help the speakers achieve their specific communicative goals. With trends toward integration and intercultural communication, teaching terms of address aiming at increasing the degree of friendliness and warmth according to the culture and the Vietnamese way of thinking is necessary for foreign learners.
The results from this thesis show that foreign students and teachers continue to face many difficulties because of the content in textbook for teaching terms of address is lacking. In addition, materials tend to ignore non-canonical contents and contexts. For these reasons, this thesis proposes that Vietnamese language textbooks should introduce more in-depth Vietnamese terms of address, focusing on small and selective exercises appropriate to the learner's abilities. If knowledge can be conveyed to help learners correctly and flexibly use different forms of address in communication, it will be the key for them to better integrate into the native speaker community.
12.
Practical applicability, if any:
The thesis can be used as a reference for research projects on terms of address and paired terms of address in the field of applied linguistics. The thesis is also a suggestion for educators to develop further research on methodologies of teaching terms of address to foreigners learning Vietnamese as a second language in many different communication contexts, which especially also includes intercultural communication
13.
Further research directions, if any:
For future research, we suggest comparing and researching in-depth the cultural characteristics which are expressed in the way Vietnamese people address each other, as well as the possibilities of applying the terms of address in different communication environments, not only in the scope of daily activities but also in other situations including diplomatic protocol, or in other non-canonical situations.
14. Thesis-related publications: None
(List them in chronological order)