Thông tin luận văn "Kinh tế Trung Quốc dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của Mĩ từ năm 2007 đến năm 2009" của HVCH Nguyễn Thị Thanh Loan, chuyên ngành Châu Á học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Loan
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17/01/1980
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: Không rõ
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Kinh tế Trung Quốc dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của Mĩ từ năm 2007 đến năm 2009
8. Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 603150
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Võ Đại Lược - Giám đốc Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương - VAPEC
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Khái quát và hệ thống hóa một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến cải cách kinh tế, trong đó tập trung chủ yếu vào những cơ sở lí luận và thực tiễn về cải cách kinh tế ở Trung Quốc để đối phó với tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Mĩ.
- Luận văn chủ yếu tập trung tìm hiểu, phân tích và đánh giá về những thay đổi về mặt cơ cấu kinh tế hay những cải cách kinh tế chủ yếu do áp lực của cuộc khủng hoảng này tạo ra nhằm giải đáp một số câu hỏi cụ thể như sau:
+ Tại sao Trung Quốc phải thực hiện cải cách kinh tế?
+ Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành cải cách kinh tế như thế nào để ứng phó, khắc phục và vượt qua cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng đến như vậy? Mục tiêu và nội dung cơ bản của chương trình cải cách kinh tế là gì? Dựa vào những cơ sở lí thuyết, thực tiễn và khuôn khổ thể chế nào để tiến hành cải cách? Theo phương pháp, mô hình gì?
+ Chính phủ đã tập trung vào cải cách những khu vực chủ yếu nào trong nền kinh tế? Tại sao lại tập trung chủ yếu vào các khu vực đó? Nội dung cải cách cụ thể ở mỗi khu vực là gì? Kết quả ra sao? Triển vọng đến đâu? Cần phải tiếp tục thúc đẩy cải cách theo hướng nào và tập trung vào những vấn đề gì?
- Cung cấp những thông tin hữu ích, những bài học kinh nghiệm và những gợi ý mang tính tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách cải cách kinh tế của Việt Nam và những ai quan tâm đến vấn đề này.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kinh nghiệm Trung Quốc ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, không chỉ cho trước mắt mà cho cả lâu dài. Việc đánh giá đúng bản chất của cuộc khủng hoảng; phân tích một cách toàn diện và sâu sắc các giải pháp ứng phó trường hợp của Trung Quốc sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm rất hữu ích cho việc hoàn thiện chiến lược và đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Thi Thanh Loan
2. Sex: Female
3. Date of birth: 17/01/1980
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: Missing
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Chinese ecomony under the impact of financial crisis in the United State from 2007 to 2009
8. Major: Asia Study
9. Code: 603150
10. Supervisors:
Prof. Dr Vo Dai Luoc - Director of Centre Modern Economic Matters Tranning - VAPEC
11. Summary of the findings of the thesis:
- Depict a systematic summary of some theoretical and practical issues regarding the economic reform policy with a concentration into China when coping with the adverse impact of the financial crisis in the United State.
- The thesis mainly focuses on research, analysis and evaluation of the changes in terms of economic structure or major economic reforms resulting from the crisis in order to answer the questions as follows:
+ Why does China have to carry out economic reform?
+ How did Chinese government carry out the economic reform to cope with the crisis so quickly? What are the objectives and main contents of the economic reform strategy? Under what principal theories, practices and regime was the economic reform carry out? What method and model was used?
+ In which areas of the economy did the government mainly make the reform? Why did they focus on these areas? What are the specific contents of reform areas? What are the results? What are the prospects? Which direction to move the reform onward? And which issues should be focused on?
- Provide useful information, practical lessons and suggestions of reference to Vietnam economic reform policy makers and any interested parties.
12. Practical applicability:
China’s experience in coping with the global financial crisis brings significant theortical and practical implications, in both short term and long term period.
The evaluation of the crisis nature, added with a deep and thorough analysis about China case study against the crisis generates valuable experience for Vietnam in its effort to improve strategies and economic- social development policies.
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None