1. Họ và tên học viên: Danh Thuyền
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 29/12/1995
4. Nơi sinh: Xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 2704/QĐ-XHNV ngày 24/12/2020 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
+ Quyết định số 3542/QĐ – XHNV, về việc kéo dài thời gian học tập của học viên cao học
+ Quyết định số 1671/QĐ-XHNV, về việc kéo dài thời gian học tập của học viên cao học
7. Tên đề tài luận văn: Lễ hội Chôl Chnăm Thmây trong đời sống tinh thần của Người Khmer Kiên Giang hiện nay
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học; Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Thị Minh Thúy
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Người Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có số lượng trên 250.000 người chiếm 12,49% so với các dân tộc khác trong toàn tỉnh. Đối với mỗi dân tộc đều có lễ hội của riêng mình và người Khmer có nhiều lễ trọng kể cả trong đạo và đời đặc biệt là lễ hội Chôl Chnăm Thmây là tết cổ truyền của đồng bào dân tộc đồng thời là lễ hội lớn nhất trong năm. Đến nay nghiên cứu về lễ hội Chôl Chnăm Thmây tại Kiên Giang mới chỉ được đề cập tới trong một số bài tham luận hoặc báo cáo ngắn, chưa đi sâu nghiên cứu trên các địa bàn cụ thể và chi tiết. Do đó, tìm hiểu về đời sống tinh thần của người Khmer trên địa bàn Kiên Giang, đề tài “Lễ Hội Chôl Chnăm Thmây Trong Đời Sống Tinh Thần Của Người Khmer Kiên Giang Hiện Nay” có giá trị khoa học và thực tiễn.
- Luận văn đã tổng quan các quan niệm, khái niệm về đời sống tinh thần, đời sống văn hóa tinh thần, đời sống tín ngưỡng tôn giáo; lễ hội, lễ hội cổ truyền.
- Luận văn đã phân tích lễ hội Chôl Chnăm Thmây trong môi trường sinh hoạt văn hóa tinh thần là ngôi chùa Khmer, chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữa Phật giáo Nam tông Khmer và tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của người Khmer. Từ đó, thấy được vai trò quan trọng của Phật giáo Nam tông thông qua lễ hội Chôl Chnăm Thmây trong đời sống tinh thần của người Khmer; Cũng như vai trò của lễ hội Chôl Chnăm Thmây trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền người Khmer.
- Luận văn đã đề cập khá chi tiết những biến đổi trong lễ hội Chôl Chnăm Thmây hiện nay tại các ngôi chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang như: Các nghi lễ cũng như phần hội tương đối đơn giản, gọn, nhẹ và tiết kiệm, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan vào dịp lễ hội Chôl Chnăm Thmây, hướng người dân phát huy được mặt tích cực trong lễ hội, hạn chế các biểu hiện tiêu cực.
- Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội Chôl Chnăm Thmây hiện nay trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Khmer.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của luận văn là tư liệu tham khảo tin cậy trong hoạch định các chính sách văn hóa đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền trong đời sống tinh thần của các dân tộc ít người, trong trường hợp cụ thể là người Khmer Nam bộ.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo tin cậy cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên của các trường Đại học quan tâm tới văn hóa Khmer.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tuy đã có phần cố gắng để hoàn thành luận văn hoàn chỉnh tốt nhất có thể, nhưng do điều kiện thời gian và không gian nên luận văn chưa đi sâu và mở rộng phạm vi nghiên cứu. Chính vì thế hướng tiếp theo tác giả sẽ mở rộng phạm vị nghiên cứu tại khu vực ĐBSCL để có cái nhìn bao quát và so sánh được những điểm giống và khác nhau trong từng địa bàn sinh hoạt.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Sách: Nghiên cứu Phật giáo (2022), nhiều tác giả. Nxb Khoa học Xã hội (tập 3), bài viết “Chùa Candaransi trong việc giữ gìn phong tục, tập quán, lễ hội của người Khmer”,Tr. 440: Tác phẩm này tác giả đã sơ lược, khái quát về dân tộc Khmer tại thành phố Hồ Chí Minh cụ thể là tại chùa Candaransi, đặc biệt đề cập đến các lễ hội, Tín ngưỡng – Tôn giáo, Phong tục tập quán, Văn học – Nghệ thuật của người Khmer trên địa bàn trong đó có lễ hội Chol-Chnam-Thmay.
INFORMATION ON MASTER THESIS
1. Student's name: Danh Thuyen
2. Sex: Male
3. Date of birth: December 29, 1995
4. Place of birth: Dinh Hoa commune, Go Quao district, Kien Giang province
5. Student recognition decision No. 2704/QD-XHNV dated December 24, 2020 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in the training process:
+ Decision No. 3542/QD – XHNV, on extending the study time of graduate students
+ Decision No. 1671/QD – XHNV, on extending the study time of graduate students
7. Thesis title: Chol Chnam Thmay Festival In The Spiritual Life Of The Khmer People In Kien Giang provice Today
8. Major: Religious Studies; Code: 8229009.01
9. Scientific instructors: Assoc. Dr. Do Thi Minh Thuy
10. Summary of the results of the thesis:
- Khmer people in Kien Giang province has over 250,000 people, accounting for 12.49% compared to other ethnic groups in the province. For each ethnic group, there are festivals of their own, and the Khmer people relatively have many solemn ceremonies, both in religion and in life, especially Chol Chnam Thmay festival, which is called the traditional Tet of the ethnic minorities and also the festival of the Khmer people biggest meeting of the year. Therefore, research on this topic is practical and practical to learn about Khmer religious festivals in the area. Up to now, no author has studied this topic separately, but only short papers or reports, but it is impossible to describe in detail, so the Chol Chnam Thmay topic in the spiritual life of Khmer people is essential that the author wants to aim for.
- The thesis has reviewed the concepts and concepts of spiritual life, spiritual cultural life, religious belief life; festival, traditional festival.
- The thesis has analyzed the Chol Chnam Thmay festival in the cultural and spiritual environment of the Khmer temple, showing the close connection between Khmer Theravada Buddhism and folk beliefs in the spiritual life of the Khmer people. From there, we can see the important role of Theravada Buddhism through the Chol Chnam Thmay festival in the spiritual life of the Khmer; As well as the role of the Chol Chnam Thmay festival in preserving and promoting traditional Khmer cultural values.
- The thesis has mentioned in detail the changes in the current Chol Chnam Thmay festival at temples in Kien Giang province such as: the rituals as well as the festival are relatively simple, compact, light and economical, eliminating customs and superstitions on the occasion of the Chol Chnam Thmay festival, directing people to promote the positive side of the festival, limiting negative manifestations.
- The thesis has made some recommendations to preserve and promote the values of the current Chol Chnam Thmay festival in the religious and religious life of the Khmer.
11. Practical applicability:
- The research results of the thesis are a reliable reference base in planning cultural policies for the preservation and promotion of traditional cultural values in the spiritual life of ethnic minorities, in the specific case of the Southern Khmer.
- The research results of the thesis are reliable references for researchers and students of universities interested in Khmer culture.
12. Further research directions:
- Although there have been efforts to complete the thesis as complete as possible, but due to time and space conditions, the thesis cannot go in depth and expand the scope of research. Therefore, in the next direction, the author will expand the scope of research in the Mekong Delta region to have a general view and compare the similarities and differences in each living area.
13. Published works related to the thesis:
- Book: Nghien Cuu Phat giao (2022), many authors. Social Sciences Publishing House (volume 3), article "Candaransi Pagoda in preserving the customs and festivals of the Khmer people", page. 440: In this work, the author briefly outlines about the Khmer people in Ho Chi Minh City, specifically at Candaransi Pagoda, especially mentioning festivals, Beliefs - religions, Customs and habits, etc. Literature - Art of the Khmer people in the area, including Chol-Chnam-Thmay festivals.