1. Họ và tên học viên: VÕ HOÀNG NHÂN 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 08/07/1981 4. Nơi sinh: Cần Thơ
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ/XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Những đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với đạo pháp và dân tộc”
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học định hướng nghiên cứu Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hồng Yến - bet365 football
– Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Ni trưởng Huỳnh Liên đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc trong hơn 40 năm (1947-1987). Những đóng góp của Ni trưởng trong công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam nói chung, trên mọi bình diện của đời sống giáo phái Khất Sĩ và Giáo đoàn Ni giới Khất Sĩ nói riêng, đều rất đáng kể. Cuộc đời của Ni trưởng là đóa hoa sen toả ngát dâng đời, là tấm gương thanh cao, đạo hạnh, mẫu mực nghiêm trì giới luật và xiển dương chính Pháp theo tinh thần nhập thế và phụng sự. Ni trưởng là người tiên phong trong cuộc vận động vì hòa bình, sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ, giáo dục và phát triển con người, đặc biệt là các em nhỏ. Ni trưởng đã có nhiều nỗ lực góp một phần công sức của mình cho công cuộc giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước giai đoạn 1945-1975. Đặc biệt, sau khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập, bước vào thời kỳ phục hồi sau chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở ba miền Bắc, Trung, Nam, Ni trưởng Huỳnh Liên không chỉ tích cực thực hiện tốt bổn phận của mình trong các hoạt động Phật giáo của tông phái Khất sĩ mà còn đi đầu trong công tác cứu trợ, độ nhân, phong trào xã hội, thành lập và tổ chức chính quyền địa phương.
Tại các tỉnh thành miền Nam, là người đứng đầu và lãnh đạo Ni đoàn Khất sĩ, Ni trưởng Huỳnh Liên cùng Giáo đoàn đã truyền bá Phật pháp sâu rộng trong quần chúng, xây dựng các cơ sở của Giáo hội. Nhiều Đạo tràng, tịnh xá được thành lập, nhất là trùng tu và sửa chữa, khan trang tịnh xá Ngọc Phương - trở thành trung tâm hoạt động của hệ phái Khất sĩ, đồng thời nơi đây cũng đánh dấu một thời in dấu cho những bước chân dấn thân, hành đạo gắn đời của Ni trưởng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong nối truyền mạch nguồn Phật pháp, Ni trưởng với hạnh nguyện từ bi, đức độ, tinh tấn vững vàng, được ví như chiếc “Thuyền sen” vân du cả hai miền Trung và Nam hoằng dương chính Pháp, đào tạo Tăng tài cho hệ phái và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh hoằng pháp, “độ sinh” cũng là một hạnh nguyện mà cả cuộc đời Ni trưởng luôn đau đáu hi sinh, trưởng dưỡng. Đối với các công tác từ thiện xã hội, Ni trưởng là đầu tàu, gương mẫu, vận động chư Ni, Phật tử đóng góp sức người, sức của cho công tác an sinh xã hội, “cứu khổ, cứu nạn chúng sinh”, giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó, trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa, ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai, hạn hán, lũ lụt, thăm hỏi gia đình chính sách, người có công với cách mạng, mua công trái xây dựng Tổ quốc, khám chữa bệnh miễn phí cho Tăng Ni, Phật tử…
Trong công tác xã hội, Ni trưởng Huỳnh Liên luôn đấu tranh cho hoà bình và sự tiến bộ của phụ nữ. Thường xuyên được các cấp chính quyền giao phó, Ni trưởng đã tham dự nhiều diễn đàn lớn như: Đại hội Phụ nữ Quốc tế tại Cộng hòa Dân chủ Đức (1977), Đại hội tôn giáo thế giới vì hòa bình về vấn đề giải trừ quân bị và chống chiến tranh hạt nhân tổ chức tại Moscow (1976). Ni trưởng cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương, Phó Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm lại, Ni trưởng Huỳnh Liên đã có những đóng góp vô cùng to lớn với Đạo và Đời, có thể kể đến như là: xây dựng, phát triển và hoà hợp giữa Phật giáo với dân tộc Việt Nam trong kháng chiến; kiến quốc, xây dựng nền hòa bình, độc lập dân tộc, và đi lên Chủ nghĩa xã hội. Ni trưởng là ngọn đuốc sáng soi đường chỉ lối cho Ni giới Phật giáo Việt Nam nói chung, Ni giới Khất sĩ nói riêng, không chỉ về những bài học thấm nhuần tinh thần mến đạo, phụng đời, yêu nước, thương nòi, mà còn về ý thức và trách nhiệm của người tu sĩ Phật giáo đối với Đạo pháp và Dân tộc.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể vận dụng trong hoằng pháp, giáo trình cho các trường Phật học, giảng dạy cho Phật tử và thanh thiếu niên khi tham gia khóa tu mùa hè.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tư tưởng Phật học của Ni trưởng Huỳnh Liên qua thi thơ.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Vo Hoang Nhan 2. Sex: Male
3. Date of birth: 08/07/1981 4. Place of birth: Can Tho
5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV, Dated: 28/12/2021
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Contributions of Nun Huynh Lien to Dharma and the nation.
8. Major: Religious 9. Code: 8229009.01
10. Supervisors: Dr. Tran Thi Hong Yen - University of Social Sciences and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis:
Abbess Huynh Lien devoted her entire life to the Dharma and the nation for over 40 years (1947–1987). The contributions of Abbess Huynh Lien in the campaign for the unity of Vietnamese Buddhism in general and in all aspects of the life of the Vietnam Buddhist Mendicant Sect and the Mendicant Nuns in particular, are very significant. Her life was like a blooming lotus flower, a noble example of moral conduct, strict observance Vinaya rules, and the propagation of the true Dharma with a spirit of integrating and serving. The Abbess was a pioneer in the campaign for peace, progress, and the development of women, education, and human development, especially for children. She made substantial efforts to contribute to the liberation of South Vietnam and the reunification of the country during the period from 1945 to 1975. In particular, after the Vietnamese people achieved independence and entered the phase of post-war recovery and the construction of socialism in the North, Central, and South regions, Abbess Huynh Lien not only actively fulfilled her duties in the Buddhist activities of the Vietnam Buddhist Mendicant sect but also took the lead in relief work, humanitarian assistance, social movements, and the establishment and organization of local authorities.
In the provinces of the South, Abbess Huynh Lien, as the leader of the Mendicant sect, propagated the Dharma extensively among the masses and built the sect facilities. Many temples and monasteries were established, especially the restoration and renovation of the Ngoc Phuong Monastery, which became the center of activities for the Mendicant sect. And it also marked a significant period in the life and dedication of the Abbess to the cause of liberating the Vietnamese people. In the provinces of the South, Abbess Huynh Lien, as the leader of the Mendicant sect, propagated the Dharma extensively among the masses and built the sect facilities. Many temples and monasteries were established, especially the restoration and renovation of the Ngoc Phuong Monastery, which became the center of activities for the Vietnam Buddhist Mendicant sect. And it also marked a significant period in the life and dedication of the Abbess to the cause of liberating the Vietnamese people.
In the propagation of the Dharma, with compassionate aspiration, virtuous qualities, and firm determination, Abbess Huynh Lien was likened to a “lotus boat” that traverses both the Central and Southern regions, propagating the true Dharma and training monastic talents for the sect and the Vietnamese Buddhist community. In addition to propagating the Dharma, “alleviating suffering” was also a compassionate aspiration that Abbess Huynh Lien devoted her entire life to. In terms of social charitable work, Abbess Huynh Lien was a leader, a role model and mobilized monks and Buddhist followers to contribute their efforts and resources to social welfare activities, “rescuing suffering"beings” helping the poor, orphaned children, lonely elderly, and those in need; supporting to overcome disasters, droughts and floods; visiting families of policy beneficiaries and revolutionaries; buying sovereign bonds and providing free medical treatment for monks and Buddhists, etc.
In social work, Abbess Huynh Lien always fought for peace and the advancement of women. Frequently entrusted by authorities at all levels, the Abbess had attended many major forums, such as the International Women's Congress in the German Democratic Republic (1977), the World Congress of Religions for Peace on disarmament and the anti-nuclear war held in Moscow (1976). The Abbess also held many important positions, such as Vice Chairman of the Vietnam Women's Union, Vice Chairman of the Ho Chi Minh City Patriotic Buddhist Liaison Committee, and Commissioner of the Vietnam Fatherland Front Committee in Ho Chi Minh City.
In short, Abbess Huynh Lien has made enormous contributions to Religion and Life, such as building, developing and harmonizing Buddhism with the Vietnamese people during the resistance war; national construction and building peace, national independence and socialism. The Abbess is like a blazing torch, illuminating the way for the Vietnamese Buddhist nuns in general and the Vietnam Buddhist Mendicant nuns in particular, not only for the lessons imbued with the spirit of piety, serving life, patriotism, and love for the race but also about the consciousness and responsibility of Buddhist monks towards the Dharma and the Nation.
12. Practical applicability, if any: It can be applied in propagating the Dharma, developing curricula for Buddhist schools, and teaching Buddhist practitioners and youth during summer retreats.
13. Further research directions, if any: The Buddhist philosophy of Abbess Huynh Lien through her poetry.
14. Thesis-related publications: None