Thông tin luận văn "Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định (Nghiên cứu trường hợp làng nghề cơ khí Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định)" của HVCH Nguyễn Quỳnh Trang, chuyên ngành Quản lí Khoa học & Công nghệ.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Quỳnh Trang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/4/1986
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 24/10/2008 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định (Nghiên cứu trường hợp làng nghề cơ khí Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định)
8. Chuyên ngành: Quản lí Khoa học & Công nghệ; Mã số: 603472
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Ca, Chánh văn phòng Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nam Định là một tỉnh thuần nông với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nam Định đã ưu tiên tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển.
Làng nghề là một thế mạnh của trong phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định. Nhiều làng xã đã giàu lên nhờ phát triển làng nghề, đời sống của người dân được cải thiện, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng được đầu tư. Tuy nhiên, trước sức ép của cạnh tranh và vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, làng nghề muốn tồn tại phải tiến hành đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Nhưng trong thực tế, đổi mới công nghệ tại các làng nghề lại vấp phải rất nhiều các rào cản.
Đó là các rào cản từ nhận thức yếu kém, không đầy đủ về đổi mới công nghệ; quy mô sản xuất nhỏ, phân tán không đều, mặt bằng sản xuất manh mún; trình độ nhân lực thấp thể hiện ở trình độ quản lí yếu kém của chủ doanh nghiệp và thiếu lao động kĩ thuật có trình độ cao; thiếu vốn cho đổi mới công nghệ; thiếu thông tin về công nghệ và đổi mới công nghệ; thiếu các chính sách đủ mạnh để thúc đẩy đổi mới công nghệ tại làng nghề; và cuối cùng là do sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lí nhà nước đối với các làng nghề.
Đề tài chọn làng nghề cơ khí Xuân Tiến để nghiên cứu trường hợp, vì đây là một trong những làng nghề tiêu biểu của tỉnh Nam Định. Thông qua việc nghiên cứu trường hợp tại làng nghề Xuân Tiến, sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về những khó khăn mà các làng nghề tỉnh Nam Định đang phải đối mặt.
Sau khi nhận diện các rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề của tỉnh Nam Định, luận văn đề xuất một số giải pháp để có thể thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các làng nghề của tỉnh Nam Định.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đổi mới công nghệ tại các làng nghề.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Xây dựng và đưa ra các biện pháp cụ thể có tính ứng dụng cao để thực thi đổi mới công nghệ tại các làng nghề.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Quynh Trang 2. Sex: Female
3. Date of birth: April 2nd, 1986 4. Place of birth: Nam Dinh
5.Admission decision number: 1355/2008/QD-XHNV-KH&SDH, Dated: 24/10/2008 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University-Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title:
Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định (Nghiên cứu trường hợp làng nghề cơ khí Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định)
Identify obstacles on technology innovation in Nam Dinh craft villages (Case study for Xuan Tien Mechanical Craft village, Nam Dinh province)
8. Major: Science and Technology Management 9. Code: 60342
10. Supervisors: Dr. Tran Ngoc Ca - Director of Secretariat, National Council for S&T Policy (NCSTP)
11. Summary of the findings of the thesis:
Nam Dinh is a pure agriculture province with more than 80% population living on agriculture production. In order to reform the local’s rural economy in the drive of industrialisation and modernisation, Nam Dinh has given priority to develop its craft villages.
Craft villages development is strength of Nam Dinh’s industrial development. Many communes and villages have got rich thanks to craft expansion; living standard of local farmers has been ameliorated remarkably, and health service, education and infrastructure have been invested progressively. However, under pressure of competition and serious environmental pollution, it is necessary for such villages to implement technology innovation to improve product’s quality, increase productivity and protect the environment. In fact, there is variety of obstacles on technology innovation in craft villages.
Those come from weak and incomplete cognition of technology innovation; small scale of production, irregular dispersal, fragmented site plan, poor quality of human resource generally and manager particularly; capital shortage; lack of information about technology and technology innovation; lack of powerful policy to encourage technology innovation in craft villages; and finally the inconsistence, asynchronous state management for craft villages.
The thesis chooses case study in Xuan Tien Mechanical Craft village as it is one of representative craft village of Nam Dinh province. The case of Xuan Tien craft village provides a detailed picture of common difficulties to the local craft producers.
After identify obstacles on technology innovation in Nam Dinh craft villages, the thesis suggests some solutions to encourage technology innovation in Nam Dinh craft villages.
12. Practical applicability, if any:
Provides recommendations and proposal to policy makers and managers for renovating technology in craft villages
13. Further research directions, if any:
Develop and provide specific and applicative solutions to renovate technology in craft villages.
14. Thesis-related publications: None