bet365 football - Nền tảng chính thức

Ngôn ngữ      

TTLV: Phản biện xã hội của báo trực tuyến qua một số sự kiện tiêu biểu

Thứ năm - 08/09/2011 05:03
Thông tin luận văn "Phản biện xã hội của báo trực tuyến qua một số sự kiện tiêu biểu (Khảo sát sự kiện mưa lũ ở Hà Nội năm 2008 và Dự án đường sắt cao tốc trên Vnexpress.net và Tienphong.vn)" của HVCH Phan Văn Kiền, chuyên ngành Báo chí học.
Thông tin luận văn "Phản biện xã hội của báo trực tuyến qua một số sự kiện tiêu biểu (Khảo sát sự kiện mưa lũ ở Hà Nội năm 2008 và Dự án đường sắt cao tốc trên Vnexpress.net và Tienphong.vn)" của HVCH Phan Văn Kiền, chuyên ngành Báo chí học. 1. Họ và tên học viên: Phan Văn Kiền 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 23 tháng 03 năm 1985. 4. Nơi sinh: Nghệ An. 5. Quyết định công nhận học viên số 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Phản biện xã hội của báo trực tuyến qua một số sự kiện tiêu biểu (Khảo sát sự kiện mưa lũ ở Hà Nội năm 2008 và Dự án đường sắt cao tốc trên Vnexpress.net và Tienphong.vn) 8. Chuyên ngành:Báo chí học ; Mã số: 60.32.01. 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trong luận văn này, chúng tôi đã thực hiện được một số công việc chủ yếu sau: Làm rõ được những đặc trưng mang tính lợi thế của báo trực tuyến trong quá trình phản biện xã hội. Những đặc trưng này là cơ sở để báo trực tuyến có thể tạo nên một sức mạnh tổng hợp bằng nhiều loại hình báo chí cộng lại. Đó là một lợi thế rất lớn, đặc biệt là trong quá trình các trang báo trực tuyến thực hiện phản biện xã hội. Làm rõ được khái niệm phản biện xã hội là gì? Những đặc trưng của phản biện xã hội cũng như các tính chất của phản biện xã hội trên báo chí. Từ việc làm rõ được những đặc trưng này, quá trình nghiên cứu về phản biện xã hội và những đặc trưng của quá trình phản biện xã hội trong loạt bài ở các chương sau đó sẽ có một cơ sở lí thuyết để vận dụng. Từ chương 1 của luận văn, toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài được soi rọi dưới một hệ thống lí thuyết rõ ràng, mạch lạc. Luận văn cũng đã khái quát được quá trình thông tin cũng như quá trình phản biện xã hội trong hai loạt bài về lũ lụt tại Hà Nội và về dự án đường sắt cao tốc. Hai quá trình này trên thực chất nằm trong một quá trình chung là phản biện những vấn đề mà hai loạt bài này đặt ra. Từ việc nghiên cứu trên tổng thể về hai quá trình của hai loạt bài này, chúng tôi nhận thấy, hai quá trình diễn ra với hai mục đích khác nhau, nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết và diễn ra song song với nhau. Quá trình thông tin về hai sự kiện là cơ sở, tiền đề, là “dẫn chứng” thuyết phục nhất cho quá trình phản biện xã hội của hai trang báo. Ngược lại, quá trình phản biện xã hội giúp cho quá trình thông tin của toà soạn có chiều sâu, có sức nặng và có ý nghĩa xã hội cao, ngoài ý nghĩa thông tin đơn thuần của nó. Việc nhìn nhận tổng quan về hai sự kiện trên hai trang báo trực tuyến này là cơ sở để chúng tôi tìm ra những đặc trưng của quá trình thông tin cũng như quá trình phản biện xã hội của mỗi loạt bài trên hai trang báo trực tuyến. Trong chương 3 của luận văn, trên cơ sở nhìn nhận tổng quan của chương 2 và vận dụng các lí thuyết ở chương 1 cũng như trong phần phương pháp luận nghiên cứu, chúng tôi đã đi tìm những nghệ thuật của quá trình thông tin cũng như quá trình phản biện xã hội của loạt bài trên hai trang báo trực tuyến. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, những phân tích và đặc trưng này cũng có những hạn chế nhất định của nó như chưa có điều kiện phân tích, áp dụng thật cụ thể, thật chi tiết các đặc trưng của lí thuyết để vận dụng triệt để vào nghiên cứu trong hai loạt bài cũng như hai trang báo. Tuy nhiên, những nghệ thuật được chỉ ra trong chương 3 này đủ sức nặng để khu biệt hoá quá trình phản biện xã hội cũng như quá trình thông tin của báo trực tuyến, cụ thể là trong hai loạt bài về mưa lũ tại Hà Nội và về dự án đường sắt cao tốc. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Góp một cách nhìn sâu hơn để hai trang báo trực tuyến được khảo sát nói riêng và các báo trực tuyến nói chung phát huy những thế mạnh và có những cải tiến phù hợp hơn với vị thế và mức độ ảnh hưởng của mình. Làm rõ hơn một hướng đi đúng đắn mang tính xu hướng cho báo chí hiện đại Việt Nam nói chung trong việc truyền tin và sáng tạo tác phẩm. Đối với các nhà quản lí báo chí và các phóng viên trực tiếp thực hiện tác phẩm, kết quả của luận văn sẽ gợi mở nhiều hướng đi thú vị trong quá trình đối diện với thực tế thông tin và xử lí chúng. Đối với các nhà nghiên cứu truyền thông nói chung và sinh viên báo chí truyền thông, kết quả của luận văn sẽ bổ sung thêm một case study thú vị trong nghiên cứu về tính phản biện xã hội của báo trực tuyến cũng như chức năng của báo chí hiện đại. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Từ những kết quả của luận văn và mạch nghiên cứu thống nhất của tác giả từ khoá luận tốt nghiệp đại học đến nay, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về phản biện xã hội của báo chí truyền thông Việt Nam hiện đại ở những mức sâu hơn. Đồng thời, tác giả sẽ chú trọng nghiên cứu về kênh thông tin bằng hình ảnh, từ đó phát triển các nghiên cứu về truyền thông hình ảnh. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Những yếu tố cản trở quá trình phản biện xã hội của báo chí Việt Nam hiện đại. Sách “Báo chí, những vấn đề lí luận và thực tiễn” tập 7, NXB ĐHQGHN 2010. Trang 333 – 346 Phản biện xã hội trên báo chí và những tính chất của nó. Tạp chí Quản lí Nhà nước về thông tin truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), số tháng 5/2011, trang 48 - 51. Tính chất của phản biện xã hội trong loạt bài “Đêm trước Đổi mới” trên báo Tuổi Trẻ. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn số 3/2011, trang 77 – 84.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Phan Van Kien 2. Sex: Male 3. Date of birth: March 23, 1985 4. Place of birth: Nghe An Province 5. Admission decision number: 1355/2008/QD-XHNV-KH&SDH. Dated: October 24, 2008. 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Social criticism of online newspaper through events. (Survey on the following events: Floods causing rain in Hanoi (2008) and Project in high speed train on the online newspaper: Vnexpress.net and tienphong.vn) 8. Major: Journalism Study 9. Code: 60.32.01. 10. Supervisors: Associate Professor, Ph.D. Nguyễn Thị Minh Thái 11. Summary of the findings of the thesis: This thesis has achieved the following results: - Explain the advantages of online newspaper in the process of social criticism. That is a basis for creating a general advantages of online newspaper. - Explain the concept of social criticism, characteristics, nature of social criticism on journalism. That is the theoretical basis for the study of the chapters behind. This thesis has shown the process of information and process of social criticism in series of articles on floods causing rain in Hanoi and the high-speed train project. Research results showed that the two processes are closely related and take place in parallel. The process of information is a basis, premise, citing for the process of social criticism. Process of social criticism to help process of infomation to depth, high social significance. - Chapter 3 of this thesis have shown the art of the social criticism of the two series of articles on floods causing rain in Hanoi and the high-speed train project. The analysis has limitations such as not applying specific, detailed features of the theory to use in research for 2 series and 2 page online newspaper. However, the art of social criticism is analyzed in chapter 3 of this thesis was to distinguish the two processes is cohesively. It is the processes information and processes of social criticism. 12. Practical applicability: This thesis may help the online newspaper Vnexpress.net and Tienphong.vn develop their strengths and improvements are consistent with the fact. This thesis can help manager the press and journalists in the processing of information and perform the work 13. Further research directions: Research on the social criticism of media in modern Vietnam deeper level. Research on the channel information in images. 14. Thesis-related publications: 1. These factors hinder the process of social criticism of modern journalism Vietnam, in the book "The Press, the theoretical issues and practice", Volume 7, publisher of the National University of Hanoi, 2010, from page 333 to page 346. 2. Social criticism in the press and its nature, in the journal of issue of state management over the press and media, the May, 2011, from page 48 to page 51. 3. Nature of social criticism in a serie of articles “on the eve of the innovation” on Tuoi Tre Newspaper, in the journal of science of Vietnam national university, Ha Noi. Volume 2 (2011), from page 106 to page 115.

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây