Thông tin luận văn "Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình: So sánh nông thôn - đô thị (Nghiên cứu trường hợp phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân và xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh - Hà Nội)" của HVCH Trần Thị Minh Giang, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Minh Giang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/01/1987
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/ QĐ-XHNV - KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình: So sánh nông thôn - đô thị (Nghiên cứu trường hợp phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân và xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh - Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Quý Thanh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài “Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình: So sánh nông thôn – đô thị” (Nghiên cứu trường hợp phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân và xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh - Hà Nội) qua quá trình nghiên cứu thu được một số kết quả nghiên cứu như sau:
Mô tả cơ cấu sử dụng quỹ thời gian vợ và chồng trong gia đình nông thôn và đô thị ở 5 nhóm hoạt động chính: Ngủ, Công việc cá nhân, Công việc gia đình, Công việc kiếm thu nhập và giải trí. Theo đó, có sự chênh lệch khá rõ nét giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn và đô thị trong việc sử dụng thời gian cho các hoạt động. Người chồng ở cả gia đình nông thôn và gia đình đô thị, ở cả ngày thường và ngày nghỉ đều có thời gian hoạt động ngủ, công việc cá nhân và giải trí cao hơn người vợ. Ngược lại, với nhóm hoạt động công việc gia đình người vợ lại dành thời gian nhiều hơn hẳn người chồng của mình. Riêng hoạt động kiếm thu nhập thì trong gia đình nông thôn, người vợ dành thời gian cho việc kiếm thu nhập cao hơn người chồng còn gia đình đô thị thì ngược lại: người chồng dành thời gian kiếm thu nhập cao hơn người vợ.
Phân tích các yếu tố tác động đến việc sử dụng cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng
+ Các yếu tố thuộc về cá nhân như: tuổi, độ tuổi khi kết hôn, nghề nghiệp,vị trí công tác, trình độ học vấn, nơi cư trú
+ Các yếu tố thuộc về hộ gia đình như: số lượng thành viên, số con, người giúp việc, người ốm, người già, các vật dụng trong gia đình, thu nhập v.v.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một thực tế về sự chênh lệch trong việc sử dụng thời gian của vợ và chồng trong gia đình và có thể đưa ra những biện pháp thiết thực khắc phục tình trạng trên.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Đề tài gợi mở những hướng nghiên cứu sâu hơn về cơ cấu quỹ thời gian.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Trần Thị Minh Giang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 10/01/1987 4. Place of birth: Vĩnh Phúc
5. Admission decision number: 1355/2008/ QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 24/10/2008 of Rector – University of social Sciences and Humanities, VNU Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title:
Analyzing the structure of time funds of husband and wife in the family: comparison of rural-urban areas
(A case study in Khuong Trung ward, Thanh Xuan District and Trang Viet commune, Me Linh District, Ha Noi)
8. Major: Sociology Code: 60 31 30
9. Supervisors: Vice Professor, Dr. Nguyen Quy Thanh
10. Summary of the findings of the thesis:
After carrying out the thesis “Analyzing the structure of time funds of husband and wife in the family: comparison of rural-urban areas” (A case study in Khuong Trung ward, Thanh Xuan District and Trang Viet commune, Me Linh District, Ha Noi), the major findings were analyzed and discussed:
- Description of the structure of using time funds of husband and wife in rural and urban families in five main groups: sleep, the individual work, the housework, work for income and entertainment. Accordingly, there is a pretty clear difference between husband and wife in rural and urban families in the use of time for the activities. The husband in both rural families and urban families, on both weekdays and weekends has more sleeping time and individual work and entertaining than the wife. Conversely, for the group of housework activities the wives have to spend more time than their husbands. For income earning activities, in rural family, the wives spend much more time earning income than the husbands,but in the urban family is the opposite: the husbands spend more time earning income than their wives.
- Analysis of the factors affecting the use of structural time funds of husband and wife
+ The individual factors such as: age, age at marriage, occupation, work location, educational level, place of residence
+ The elements of the household such as: the number of members, number of children, the servants, the sick, the elderly, family items, income etc.
11. Practical applicability:
Through the results of the study, the thesis gives a real difference in the use of time of husband and wife in the family and can offer practical measures to remedy the situation.
12. Further research directions:
The study suggests further research directions of the allocation of time funds
13. Thesis-related publications: None