Thông tin luận văn "Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum" của HVCH Trịnh Thị Hà Oanh, chuyên ngành Báo chí học.
1. Họ và tên học viên: Trịnh Thị Hà Oanh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 7/01/1987
4. Nơi sinh: Thanh Hoá
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Ngày14/10/2009 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Dương Xuân Sơn thay thế PGS.TS Vũ Quang Hào hướng dẫn học viên làm đề tài Luận văn.
7. Tên đề tài luận văn: Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum
8. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Dương Xuân Sơn, bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Xây dựng và phát triển các chương trình phát thanh tiếng dân tộc là vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược thông tin lâu dài nhằm cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum. Các chương trình phát thanh tiếng dân tộc là phương tiện truyền thông hiệu quả và ưu thế nhất để cung cấp thông tin, tri thức, tuyên truyền các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số. Góp phần quan trọng trong việc cung cấp tri thức, nâng cao dân trí cho công chúng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường sự đoàn kết, nhất quán về tư tưởng, chính trị và tinh thần trong nhân dân.
Trong giới hạn của Luận văn Thạc sĩ, chúng tôi đã khảo sát toàn bộ nội dung các chương trình phát thanh tiếng Banahr, Jẻ Triêng và Xê Đăng. Từ đó phân tích vai trò của chương trình đối với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum, những ưu điểm mà chương trình đã làm được cũng như những khuyết điểm đang tồn tại. Đưa ra hướng đi cho chương trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum phù hợp với tình hình thực tế và bắt kịp với xu hướng của phát thanh hiện đại. Bằng các phương pháp nghiên cứu dựa trên tài liệu thực tế, chúng tôi đã phân tích và xác định vai trò cũng như những ưu, khuyết điểm của chương trình phát thanh tiếng Banahr, Jẻ Triêng và Xê Đăng trên sóng phát thanh của Đài PT-TH Kon Tum về các mặt: nội dung, hình thức, thời lượng phát sóng, hình thức kết cấu cũng như các chuyên mục thực hiện trong chương trình.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Vấn đề đưa thông tin đến với đồng bào dân tộc thiểu số thông qua chương trình phát thanh tiếng dân tộc là một hướng đi hết sức thiết thực và hiệu quả. Với hướng nghiên cứu Luận văn, chúng tôi đã xác lập bức tranh toàn diện về phát thanh tiếng dân tộc tại Kon Tum. Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả của chương trình phát thanh tiếng Banahr, Xê Đăng, Jẻ Triêng trong đời sống người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Trinh Thi Ha Oanh
2. Sex: Female
3. Date of birth: 07/01/1987, 4. Place of birth: Kon Tum
5. Admission decision number: 1528/2009/ QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated 14/10/2009
6. Changes in academic process: Change instructors, Assoc.Prof.Dr Duong Xuan Son replaces Assoc.Prof.Dr Vu Quang Hao.
7. Official thesis title: Radio in local language for Kon Tum native people
8. Major: Journalism Studies.
9. Code: 60 32 01
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr Duong Xuan Son.
11. Summary of the findings of the thesis: Founding and developing radio programs in local language is an important part of the long-term information strategy to improve the physical and spiritual life of Kon Tum minorities. Radio programs in local language is the most effective mean of media to provide information, knowledge, policies of the Party, and governmental laws to the minorities in the country, playing an important role in providing and improving knowledge for the people of the minor ethnics, strengthening the solidarity and unity in political thoughts and spirits among the people. Within the limitation of this thesis for master’s degree, by researching methods based on reality documents, we examined all of the radio programs in Banahr, Je Trieng and Xe Dang language in the content, form, broadcasting duration, structure style as well as the shows in the program. Thereby, we analyzed how the programs affected Kon Tum minorities in their lives, determined the pros and cons of the programs, then figured out a way to make those radio programs suitable with the reality situation and the modern radio trend
12. Posibility to apply the programs in reality:
Providing information to the minorities through radio programs in local language is a very practical and effective move. Within the researching direction, we recognized a general view about radio in Kon Tum local languages. By applying the survey results to the reality, we offered several suggestions and solutions to improve the role and the effectiveness of radio programs to Kon Tum minorities’ lives.