1. Họ và tên học viên: Nguyễn Hương Mỹ Hoa
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/12/1999
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Sử dụng mạng xã hội có vấn đề ở người trưởng thành trẻ tuổi
8. Chuyên ngành: Tâm lý học (Định hướng nghiên cứu); Mã số: 8310401.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Diệu Linh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Sử dụng mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, xu hướng này có thể dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn như việc sử dụng mạng xã hội có vấn đề. Nghiên cứu này mở đầu cho những phát hiện khái quát về việc sử dụng mạng xã hội có vấn đề và mối liên hệ với sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 366 người trưởng thành trẻ tuổi từ 18 đến 30 tuổi (Tuổi trung bình = 23.34 tuổi; Độ lệch chuẩn = 3.36; 66,1% là nữ), đã hoàn thành một cuộc khảo sát trực tuyến đánh giá các đặc điểm nhân khẩu học xã hội, việc sử dụng mạng xã hội có vấn đề (MXHCVĐ), cảm nhận cô đơn, nỗi sợ bị bỏ lỡ, sự hỗ trợ xã hội, trầm cảm, lo âu và hài lòng cuộc sống. Thang đo nghiện mạng xã hội Bergen (BSMAS) được sử dụng để đo lường việc sử dụng MXHCVĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 69,1% người trưởng thành trẻ tuổi thuộc nhóm có nguy cơ sử dụng mạng xã hội có vấn đề ở mức trung bình và 13,7% được phát hiện có nguy cơ cao sử dụng MXHCVĐ, tức có khả năng tiến triển thành nghiện mạng xã hội. Bên cạnh đó, những người trưởng thành trẻ tuổi ở nông thôn thường gặp nguy cơ sử dụng MXHCVĐ cao hơn so với ở nội thành và những người có trình độ học vấn càng thấp càng ít bị ảnh hưởng bởi nguy cơ sử dụng MXHCVĐ. Các phân tích sâu hơn cho thấy nỗi sợ bị bỏ lỡ và trầm cảm là hai yếu tố dự đoán việc sử dụng MXHCVĐ. Ngoài ra, khi mức độ nguy cơ sử dụng MXHCVĐ càng tăng thì dẫn đến sự gia tăng của các triệu chứng trầm cảm, lo âu, cảm nhận cô đơn và cả mức độ hài lòng cuộc sống. Các phát hiện này là cơ sở để nghiên cứu đưa ra các biện pháp phòng ngừa và can thiệp phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ sử dụng MXHCVĐ và nâng cao sức khỏe tâm thần cho người trưởng thành trẻ tuổi Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Dựa vào cách tiếp cận Tâm lý học tích cực và phương pháp hỗ trợ hành vi tích cực, nghiên cứu đưa ra gợi ý xây dựng các chương trình can thiệp và phòng ngừa một cách liên tục để phù hợp với từng mức độ nguy cơ sử dụng MXHCVĐ và các vấn đề sức khỏe tâm thần đang xảy ra đồng thời. Bên cạnh đó, ngoài đối tượng hưởng lợi chính là cộng đồng những người đang sử dụng mạng xã hội và có nguy cơ sử dụng MXHCVĐ, các kiến nghị được đề xuất có thể hữu ích cho nhiều nhóm chuyên môn trong việc triển khai các chương trình phòng ngừa và can thiệp, bao gồm các cơ sở giáo dục, tổ chức cộng đồng, trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần, các chuyên gia tâm lý, nhà trị liệu, bác sĩ tâm thần, cùng với nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Khám phá thực trạng sử dụng MXHCVĐ trên các nhóm mẫu như trẻ em hoặc thanh thiếu niên; Thích ứng các công cụ đo lường sử dụng MXHCVĐ khác; Mối liên hệ giữa sử dụng MXHCVĐ với đa dạng các yếu tố tâm lý-xã hội.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Huong My Hoa
2. Sex: Female
3. Date of birth: 12/12/1999
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number 4058/2022/QĐ-XHNV, dated 28/12/2022 from the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Problematic social media use among young adults
8. Major: Psychology; Code: 8310401
9. Supervisors: Dr. Dao Thi Dieu Linh, University of Languages and International Studies, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:
The use of social media has become increasingly popular and an indispensable part of the lives of young adults. However, this trend may lead to various potential risks, such as problematic social media use. This study provides an initial exploration of problematic social media use and its association with mental health in Vietnam. The study sample consisted of 366 young adults aged 18 to 30 years (mean age = 23.34 years; standard deviation = 3.36; 66.1% female), who completed an online survey assessing demographic characteristics, problematic social media use (PSMU), loneliness, fear of missing out (FoMO), social support, depression, anxiety, and life satisfaction. The Bergen Social Media Addiction Scale (BSMAS) was used to measure PSMU. The results indicated that 69.1% of young adults were at moderate risk for problematic social media use, and 13.7% were identified as at high risk, suggesting a potential progression towards social media addiction. Additionally, young adults in rural areas were at higher risk of PSMU than those in urban areas, and individuals with lower educational levels were less affected by the risk of PSMU. Further analysis revealed that FoMO and depression were significant predictors of PSMU. Furthermore, as the risk of PSMU increased, there was a corresponding rise in symptoms of depression, anxiety, loneliness, and life dissatisfaction. These findings provide a foundation for developing appropriate prevention and intervention measures to reduce the risk of PSMU and improve mental health among young adults in Vietnam.
11. Practical applicability:
Based on Positive Psychology and the approach of positive behavior support, the study suggests the development of continuous intervention and prevention programs tailored to different levels of risk for problematic social media use (PSMU) and concurrent mental health issues. In addition, beyond the primary beneficiaries, who are those in the community using social media and at risk of PSMU, the proposed recommendations may also be useful for various professional groups involved in implementing prevention and intervention programs. These groups include educational institutions, community organizations, mental health care centers, psychologists, therapists, psychiatrists, as well as policymakers and administrators.
12. Further research directions:
Exploring the prevalence of problematic social media use (PSMU) in sample groups such as children or adolescents; Adapting other measurement tools for PSMU; Investigating the relationship between PSMU and a variety of psychosocial factors.
13. Thesis-related publications: None