Thông tin luận văn "Sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò – Nghệ An hiện nay" của HVCH Đậu Thị Trang, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Đậu Thị Trang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/03/1987
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò – Nghệ An hiện nay
8. Chuyên ngành: Xã hội học. Mã số: 60.31.30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài đã hướng đến giải quyết các câu hỏi nghiên cứu nghiên cứu về đặc điểm phát triển dịch vụ du lịch biển ở Cửa Lò hiện nay, một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đó và những hệ quả của nó đối với kinh tế xã hội địa phương.
Trước hết là về đặc điểm phát triển dịch vụ du lịch biển ở Cửa Lò: hiện nay, đang có sự phát triển nhanh, mạnh. Số lượng các loại hình dịch vụ gia tăng nhanh chóng từ các loại hình dịch vụ truyền thống như lưu trú, ăn uống, bán hàng và mở rộng các loại hình dịch vụ mới như vận chuyển khách bằng xe điện, xe xích lô, các loại hình giải trí mới… nhằm đáp ứng việc phục vụ số lượng lớn du khách về với Cửa Lò hàng năm. Bằng nhiều biện pháp, chính sách như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mở các lớp tập huấn kĩ năng, thực hiện cam kết “5 không”… mà chất lượng các dịch vụ du lịch được nâng cao, được du khách đánh giá tốt và có mức độ hài lòng cao, chất lượng dịch vụ năm sau cao hơn năm trước. Đây là một trong những cách quảng bá cho du lịch Cửa Lò. Chính chất lượng của dịch vụ đã giữ chân và thu hút khách du lịch đến với Cửa Lò ngày càng nhiều. Cũng chính vì lượng khách gia tăng qua các năm đã giúp cho doanh thu từ việc kinh doanh dịch vụ du lịch và các hoạt động du lịch ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự phát triển dịch vụ du lịch tại Cửa Lò vẫn còn một số hạn chế như vào mùa cao điểm còn diễn ra tình trạng quá tải, tính mùa vụ khiến cho tiềm năng của du lịch Cửa Lò được khai thác còn ít, hiệu quả chưa cao.
Thứ hai là về những yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh dịch vụ du lịch tại Cửa Lò. Có rất nhiều yếu có thể có sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, riêng với Của Lò thì có một số yếu tố nổi bật như các chính sách phát triển du lịch dịch vụ của địa phương, nhu cầu du lịch của người dân, tính thời vụ và kinh tế hộ gia đình kinh doanh. Nhờ xác định sớm và đúng hướng về việc lấy việc phát triển làm mũi nhọn kinh tế của địa phương, chính quyền các cấp đã có rất nhiều chủ trương, chính sách giúp cho du lịch của Thị xã ngày càng phát triển. Phải kể đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu du lịch, việc tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh dịch vụ bằng cách cho kí hợp đồng thuê mặt bằng, phương tiện, hỗ trợ về mặt đào tạo kĩ năng… giúp cho các hộ kinh doanh yên tâm làm ăn và kinh doanh có hiệu quả. Nhu cầu du lịch người người dân ngày càng tăng cao cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hôi, và điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển dịch vụ du lịch vì nó liên quan trực tiếp đến doanh thu của các hộ kinh doanh các loại hình dịch vụ này. Tính thời vụ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực, trước tiên là làm cho thu nhập giữa các tháng của các hộ kinh doanh không đồng đều, thứ hai là là tình trạng quá tải dẫn đến chất lượng dịch vụ một số thời điểm không được như mong muốn và thứ ba là việc kinh doanh ít tháng trong một năm khiến cho tiềm năng du lịch chưa được khai thác một cách hiệu quả để tăng trưởng kinh tế cao hơn. Kinh tế hộ gia đình có sự ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi loại hình dịch vụ ở chỗ vốn đầu tư cho mỗi loại hình là khác nhau. Mức độ ảnh hưởng còn thể hiện sự khác biệt giữa những hộ kinh doanh lâu năm và kinh doanh mới.
Cuối cùng là về những hệ quả của sự phát triển dịch vụ du lịch đối với kinh tế xã hội của địa phương. Trước tiên, đối với kinh tế chung của địa phương, việc kinh doanh dịch vụ du lịch đã trở thành một ngành nghề tạo ra thu nhập khá cho người dân, từ đó góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người và kinh tế chung cho toàn Thị xã. Các dịch vụ du lịch phát triển còn giúp cho các ngành nghề khác phát triển theo nhờ việc cung cấp sản phẩm và lao động cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch hoặc các hoạt động phục vụ du lịch. Đối với các hộ gia đình thì kinh doanh dịch vụ du lịch đã mang lại nguồn thu nhập chính, lơi nhuận cao và tăng lên qua các năm. Với cơ cấu lao động của địa phương, nhờ phát triển dịch vụ du lịch mà hàng năm đã tạo thêm nhiều việc làm cho người dân và tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, du lịch đều tăng lên. Tuy nhiên, tính thời vụ của du lịch khiến cho chất lượng lao động trong ngành này còn chưa cao, thời gian rỗi của người dân còn nhiều nhưng chưa được huy động, gây lãng phí sức lao động. Và hệ quả của sự phát triển dịch vụ du lịch đối với môi trường tại Cửa Lò thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, nó giúp cho công tác vệ sinh môi trường được chú trọng hơn, ý thức của người dân và du khách được nâng cao hơn, và điều đó góp phần giữ gìn được môi trường sạch đẹp cho khu du lịch, cảnh quan môi trường được cải thiện. Tuy nhiên, hệ quả tiêu cực và có ảnh hưởng rất lớn đến môi sinh chính là lượng rác thải, chất thải thải ra môi trường từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, từ việc phục vụ một lượng lớn du khách chưa được xử lí triệt để, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và môi trường sinh thái.
Tóm lại, sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò hiện nay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và để lại nhiều hệ quả đối với kinh tế xã hội và các lĩnh vực khác tại Cửa Lò. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực do sự phát triển này mang lại, nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương và phát triển du lịch một cách bền vững.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đã đưa lại một cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển hệ thống dịch vụ du lịch hiện nay tại Cửa Lò, thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ và một số hệ quả đối với kinh tế xã hội của địa phương do sự phát triển dịch vụ du lịch biển tại đây mang lại. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng và người dân địa phương, đặc biệt là các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch để dịch vụ du lịch tại đây ngày càng phát triển tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Những kết quả nghiên cứu này có thể góp phần giúp cho các nhà quản lí và hoạch định chính sách có thêm cái nhìn cụ thể hơn để đưa ra kế hoạch và giải pháp phát triển dịch vụ du lịch, du lịch biển phù hợp và có tính bền vững.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu xu hướng phát triển của dịch vụ du lịch tại Cửa Lò trong tương lai; Tính thời vụ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển tại Cửa Lò; Tác động của việc phát triển dịch vụ du lịch biển đối với sự phân công lao động trong gia đình; Tác động của việc phát triển dịch vụ du lịch biển đối với việc định hướng nghề nghiệp cho con cái trong gia đình.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Trainee’s full name: Dau Thi Trang 2. Sex: Female
3. Date of birth: March 10th, 1987
4. Place of birth: Nghe An
5. Decision on trainee recogization NO\o. 1528/QD-XHNV-KH&DK, dated October 14th, 2009 by Rector of College of Social Science and Humanity, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in training process: Non
7. Name of thesis topic: Current Development of Sea Tourism Service System at Cua Lo – Nghe An
8. Major: Sociality Code: 60.31.30
9. Scientific guide: PhD. Nguyen Thi Van Hanh - College of Social Science and Humanity, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of thesis results:
The topic directed to solve research questions about feature of current sea service development at Cua Lo, some elements affecting that development and its impacts on local society and economy.
First of all, Feature of sea tourism service development: now is rapidly, strongly developing. Number of service types is rapidly increased from traditional services as residence, eating and drinking, selling, extending new services as transport passenger by tram, pedicab, and new entertainment forms aiming at to meet great volume of tourists to Cu lo every year. By many measures, policies of the local authority and business households’ effort and tourist services quality is improved, well evaluated and pleasured. Service quality held their feet and attracted tourists go to Cu Lo more and more. Due to increase in tourists in last years, it helps revenue from tourist business and tourist activities increase more and more. However, Cua Lo tourist service development still maintains some limits, for example in height season, it still takes place overloaded status, seasonality that makes Cua Lo tourist potentiality be exploited less, lowly effective.
Secondly, elements affecting Cua Lo tourist service business. Have many elements can have various effects on developing service forms. First of all, it is local’s tourist development policy. Owning to defining early and in correct direction, taking tourist development is economic key, levels’ local authority has had very many lines, policies helping Town’s tourism more and more develop. It must mention infrastructure investment into tourist area and creating a good condition for business households feel secure to work and trade in effectively. Besides, people’s demand of tourism more and more increasing is also element effecting strongly tourist service development because it directly relates business households’ revenue for these service forms. The next, seasonality brings negative impact. Firstly, it makes their incomes among months not be equitable, secondly, it causes the status overloaded, leading service quality at some points not to being as expectation and thirdly, the business made in few months in each year orders tourist potentiality not to be exploited effectively for higher economic growth. Household economic element has a various affect on each service form that investment in every form is different. Impact level also shows difference between senior business households and new ones.
Finally, an impact of tourist development for local’s society and economy. Firstly, for local’s general economy, tourist service business has become high income business for inhabitant, thence it contributes to increasing per capita income and general economy for the whole Town. Developed tourist service also helps other lines grow owning to supplying product and labour for tourist service business bases or tourist serving activities. For household business, tourist service business has brought main revenue source, high profit and increased in years. With local’s labour structure, thanks to tourist service development, it creates more jobs for inhabitants every year and labour rate in the service, tourism also increases. However, tourist seasonality makes labour quality in this industry not high; inhabitant’s free time is much but not mobilized, wasting labour. For environment, tourist service development helps environmental sanitation take care more, inhabitant’s awareness is improved more, and that contributes to keeping environment fresh and green for tourist area, environmental landscape is bettered. Yet, its negative impact and great affect on human ecology is that volume of sewage, waste into environment from tourist business bases, from serving great quantity of tourists is not strictly processed, causing harmful effect on inhabitant’s health and ecological environment.
In summary, Development of Cua Lo sea tourist service system brings positive impacts but still exist some limit in need of overcoming so that it develops sustainably in the future.
11. Applicability in reality: Research result brings overview of development of current Cua Lo sea tourist service system, showing the elements affect services‘ development and some impacts on local’s society and economy due to sea tourist growth here. Concurrently, the topic gives some suggestions so that tourist service here is more and more developing, meeting higher and higher demand of tourists. These research results can contribute to helping managers and policy makers have specific version to bring a plan and solution to tourist service, sea tourist development properly and sustainably.
12. The next research directions: Research development trend of Cua Lo toursit service in the future; its effect on labour assignment in family; its effect on occupation orientation for their children in family, etc.
13. The works declared related to the thesis: None