Thông tin luận văn "Phân tích tác động biến đổi xã hội của công nghệ thích hợp với phát triển nông thôn ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến)" của HVCH Vũ Thị Ngọc Loan, chuyên ngành Quản lí Khoa học và Công nghệ.
1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Ngọc Loan
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/01/1979
4. Nơi sinh: Ý Yên, Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Phân tích tác động biến đổi xã hội của công nghệ thích hợp với phát triển nông thôn ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến)
8. Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và Công nghệ; Mã số: 603472
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Ca, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nông thôn Việt Nam về mặt bằng dân trí, điều kiện để tiếp cận với công nghệ mới là rất khó. Tuy vậy, những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển công nghệ cho vùng nông thôn được ban hành, người dân ở vùng nông thôn có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ. Thực sự, nhiều công nghệ dù là giản đơn được đưa về nông thôn cũng mang lại biến đổi xã hội hết sức lớn lao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công nghệ thích hợp mà cụ thể là công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến được ứng dụng triển khai tại nông thôn Việt Nam đã thực sự đã có tác động tích cực về nhiều mặt:
Tác động làm giảm gánh nặng nội trợ cho phụ nữ , thông qua việc tiết kiệm nhiên liệu và thời gian đun nấu, tiết kiệm thời gian trong việc thu lượm củi, đun nấu tiện lợi.
Tác động cải thiện môi trường và sức khoẻ, công trình Khí sinh học đã giúp các địa phương giải quyết một phần cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi, cải tạo nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi, bởi vì thực tế khi chưa có công trình Khí sinh học, việc xử lí chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình đều không vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Bếp đun cải tiến giảm khói bụi, giảm ô nhiễm môi trường và giảm chặt phá rừng. Khảo sát cho thấy, 94 % cho rằng việc sử dụng Bếp đun cải tiến có tác dụng giảm khói bụi, 87% số người được hỏi cho rằng, sử dụng Bếp đun cải tiến còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường và 44% cho rằng nó góp phần làm giảm chặt phá rừng.
Tác động làm thay đổi tập quán của người dân nông thôn, cụ thể sử dụng công nghệ Khí sinh học hộ dân gần như sử dụng Khí sinh học để thay thế hoàn toàn cho các nhiên liệu phục vụ cho hoạt động đun nấu trước đây (dùng củi, rơm rạ, than hoặc khí hoá lỏng). Công trình Khí sinh học trực tiếp mang lại cuộc sống tiện nghi cho người dân như sử dụng chất đốt có chất lượng cao, khu công trình phụ, chuồng trại vệ sinh, sạch đẹp và thuận tiện như cuộc sống ở thành thị...Bên cạnh đó, công trình Khí sinh học giúp người dân sử lí chất thải tránh được ô nhiễm; sử dụng phụ phẩm Khí sinh học giúp người dân thay thế được phân bón; tạo cho các gia đình một hướng phát triển kinh tế gia đình khép kín vì muốn có nhiều chất đốt thì phải chăn nuôi, muốn chăn nuôi phát triển thì phải có thức ăn và nguồn nhiên liệu mà nguồn nhiên liệu này và một phần nguồn thức ăn lại lấy từ công trình Khí sinh học.
Tác động cải thiện vấn đề bình đẳng giới, cụ thể sử dụng Bếp đun cải tiến giúp phụ nữ bảo vệ sức khoẻ, giảm thời gian đi kiếm củi, đun nấu và nam giới cảm thấy thú vị với chuyện bếp núc, vì thế phụ nữ có thời gian chăm lo cho bản thân, tham gia các hoạt động xã hội. Qua đó, thực sự phần nào nâng cao nhận thức của sự cần thiết phải cải tạo nhà bếp, tạo nên một yếu tố văn hoá mới rất tích cực ở nông thôn Việt Nam, nơi sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn rất nặng nề.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, bên cạnh nhiều tác động tích cực mà công nghệ thích hợp đã mang lại cho người dân nông thôn, vẫn còn những hạn chế cần tiếp tục có nghiên cứu cải tiến mẫu cho phù hợp hơn, bởi như Bếp đun cải tiến hiện nay vẫn còn các ý kiến cho rằng: bếp khó nhóm lửa, không đun được nhiều cỡ nồi khác nhau, vẫn còn khói thoát ra theo cửa đun, nên thiết kế cửa phụ để cời tro được dễ dàng hơn; đối với công nghệ Khí sinh học trong tương lai quy mô chăn nuôi của nhiều hộ có thể mở rộng thì kích cỡ công trình Khí sinh học như hiện nay trở nên quá nhỏ; đồng thời còn có nhiều người dân chưa thực sự hiểu và tin về tác dụng của công nghệ thích hợp.
Một số giải pháp nhân rộng công nghệ thích hợp ở nông thôn Việt Nam:
Thứ nhất, tăng cường và đa dạng hoá công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của công nghệ thích hợp. Các hình thức truyền thông chủ yếu là: qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài phát thanh, truyền hình; phát huy vai trò truyền thông của các tổ chức đoàn thể xã hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh...là những tổ chức có khả năng tác động rộng rãi tới các thành viên của mình thông qua hoạt động truyền thông theo nhóm đối tượng.
Thứ hai, mở rộng thị trường, từng bước thương mại hoá trên cơ sở: Tăng cường quảng bá, liên danh, liên kết trong nghiên cứu hoàn thiện các mẫu đã có, thiết kế và đưa ra các mẫu mới phù hợp; Chuyển giao công nghệ; Vận động các thành phần tư nhân cùng tham gia và tổ chức các trung tâm, cơ sở chuyên sản xuất, phân phối mẫu ra thị trường.
Thứ ba, cần có các hoạt động hỗ trợ: Tăng cường liên kết với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ vốn và kĩ thuật cho người dân xây dựng công trình Khí sinh học, Bếp đun cải tiến (đặc biệt là các tổ chức tín dụng, ngân hàng…); thành lập một số mô hình hỗ trợ như quỹ quay vòng vốn, thành lập nhóm phụ nữ tiết kiệm để cung cấp vốn cho gia đình nghèo xây công trình Khí sinh học, xây Bếp đun cải tiến.
Thứ tư, tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính: Nhà nước cần nghiên cứu hoạch định chính sách phù hợp, chú trọng ưu tiên đưa công nghệ thích hợp về nông thôn; nghiên cứu thành lập chương trình quốc gia, như chương trình quốc gia về công nghệ Khí sinh học và Bếp đun cải tiến. Việc thành lập chương trình quốc gia nhằm các mục đích: Phát triển chương trình trên quy mô toàn quốc; Có chủ trương, chính sách của nhà nước để các địa phương dễ dàng triển khai và thực hiện; Có nguồn nhân lực đủ mạnh để chỉ đạo, điều hành và triển khai chương trình.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Vũ Thị Ngọc Loan
2. Sex: Female
3. Date of birth: 15th January 1979
4. Place of birht: Y Yen district, Nam Dinh province
5. Admission decision number: 2551/2007/QD-XHNV-KH&SDH on 2nd November 2007 by the Principal of the University of Social Sciences and Humanity, Vietnam National University, Ha Noi.
6. Changes in academic process: None
7. Thesis title: Analysis of the impacts on the changing of the society by relevant technology to rural development in Vietnam (case study on biogas and improved cookstove)
8. Major: Technology and Science Management; Code: 603472
9. Supervisor: PhD. Tran Ngọc Ca, Council of National Science and Technology Policy
10. Summary of the thesis:
It is difficult to access to the technology in rural areas of Vietnam in regard to intellectual standards of people. Howeve, in the recent years, thanks to proper attention of the Party and the Government, policies for technology development have been released, especially those subjected to rural areas that facilitate rural people’s access to technology. It is indeed that, though being simple, many technologies have brought profound social change when they are applied in rural areas. Outcomes of the research have shown that relevant technologies such as biogas and improved cookstoves that have been carried out in various rural areas of Vietnam archived multi-facet positive impacts:
Release women’s household chores, by saving cooking fuel and time for cooking, collecting fuel-wood, facilitating.
Improvement of health and environment, biogas technology has helped localities solve primary air pollution caused by animal husbandry, ranging from raising animals to repair breeding facilities. In fact, before the application of biogas technology, waste treatment of the households had not been carried out hygienically – the cause of environment pollution. The improved cook-stoves meant to reduce smoke; to lessen deforestation so as to take part in preserving our environment. The survey’s outcomes pointed out that 94% of people said the use of improved cook-stove diminish smoke; while 87% of interviewees claimed that cook-stove also reduce environmental pollution and 44% added it slow down deforestation.
Impacts on changing rural people’s behaviors, i.e., once applying biogas, people mostly use gas as an alternative fuel for previous sources such as wood, straws, charcoal and LPG for cooking activities in the family. There are many benefits using biogas such as the availability of clean and high qualified cooking fuel; the cleanliness of toilets and breeding facilities, which as convenient as those in the city. In addition, biogas help reduce the environment pollution; provide fertilizer for farming which facilitate a circle of economic development because in order to enhance the availability of plenty of gas is demanded, it needs to expand animal heads, so it leads to the increase of food and inputs. These inputs are partly taken from the biogas digester.
Impacts on the encouragement of gender equality, women can improve their health from using improved cook-stove by saving time for fuel collecting and cooking. The time saved shall be spent on taking care of themselves and taking part in social affairs. Men also show their interest using this technology in their kitchen. These benefits create the necessity to upgrade the kitchen, forming a positive cultural factor in rural areas of Vietnam where the discrimination against women is still severe.
However, beside the positive factors brought into life by these technologies, the research also showed out challenges that needs further improvements. For example, there were several ideas stated that the improved cook-stoves make it difficult to start firing; it can not be used with different sizes of pots; smoke are still going out through fire hole; minor hole should be designed for getting the ash out more easily. For biogas, the animal herbs of the families shall be expanded in the future the existing size of biogas digesters would be too small to meet the inputs. In addition, many people are not aware of and believe in the impact of the relevant technology.
There are certain solutions for the expansion of relevant technologies in rural areas of Vietnam:
Firstly, Enhancement and diversification of communication campaigns to raise people’s awareness on the benefits of relevant technologies. The main communication means should be named as mass media (books, news papers, radio, television); mass organization with propaganda functions such as Peasant’s Union, Women’s Union; Veteran’s Union. These organizations have the abilities to reach their members in great amounts through various group communication activities.
Secondly, Development of the market towards gradual commercialization basing on: intensification of advertisement, collaboration in designing new models and improving the existing ones; tranferring of technologies; encouragement of private involvement; and establishment of center and units which are specialized in manufacturing and distributing products to the market.
Thirdly. Support and Subsidies are needed: Collaboration with various domestic and international organizations should be strengthened to assist finance and techniques to families who build biogas digesters and improved cook-stoves (especially the credit units and banks...); Setting up of certain financial models such as revolving funds; Women’s saving group to support finance to poor families in building biogas digesters and improvied cook-stoves.
Fourthly, Continuation of compiling, adding and finalizing policies: Proper and suitable policies should be planned, of which relevant technologies should be prioritized to rural areas; Consideration to upgrade biogas and improved cook-stoves to the national programs. The objectives of these national programs are to carry out the activities nationwide; to release the government’s guidelines for the convenient and smooth conduction by localities; and to have efficient personel for steering and executing the programs.