1. Họ và tên học viên: TẠ THÀNH GIÁO
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 26/04/1988
4. Nơi sinh: Quốc Oai – Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Vai trò của Giáo lý Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh đối với đời sống tinh thần tín đồ ở thành phố Hà Nội
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học ứng dụng Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thụ - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
“Tôn giáo nội sinh là một phần bản sắc văn hóa của dân tộc, nó phản ánh chân thực những giá trị hiện hữu của dân tộc đó. Thông qua đó, nó tác động trực tiếp lên đời sống đạo đức, tinh thần, niềm tin, hành vi ứng xử, lý tưởng sống của một con người nói riêng và một cộng đồng cùng đức tin tôn giáo nói chung.
Đạo Cao Đài là một tôn giáo nội sinh được chính thức thành lập vào ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần (1926) tại Hoà Thành - Tây Ninh. Trải qua gần 100 năm hình thành và phát triển ở trong nước và ở một số quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống trên thế giới, 92 năm truyền bá giáo pháp ra thủ đô Hà Nội đến nay đã khẳng định được vai trò, vị thế và tính thực tiễn của hệ thống tư tưởng giáo lý của tôn giáo này.
Giáo lý Cao Đài là kết tinh từ sự giao thoa của nền tư tưởng Tam Giáo (Nho - Phật – Lão) ở phương Đông và nền tư tưởng Thiên Chúa Giáo (Do Thái – Ki tô – Islam) ở phương Tây, hòa quyện cùng với niềm tin tín ngưỡng bản địa của người Việt. Chính vì vậy, Giáo lý Cao Đài vừa chứa đựng trong mình những nét giá trị tư tưởng mang tính phổ quát của phương Tây nhưng cũng vừa hàm chứa trong mình những nét giá trị mang tính bản sắc của dân tộc Việt.
Năm 1930 đã có tín đồ theo Đạo Cao Đài tại Hà Nội do ông Lễ Sanh Ngọc Hòa Thanh truyền Đạo cho một nhóm nhỏ tín đồ khi ông được điều chuyển công tác làm việc tại sở bưu điện Hà Nội. Năm 1933 với việc chính thức bổ nhiệm Giáo Hữu Thượng Tuất Thanh truyền Đạo khu vực Bắc Kỳ, Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh đã chính thức đặt nền móng cho sự phát triển của Đạo Cao Đài tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc. Nền Đạo Cao Đài từ đó phát triển lan rộng khu vực nội thành và truyền sang một số tỉnh lân cận. Năm 1943 Đạo Cao Đài có mặt tại thôn Đặng Giang do ông Đặng Tiến Khanh truyền về, được gia đình ông Nguyễn Đình Hỷ tiếp nhận và truyền bá cho nhiều người tin theo, đặt nền móng cho sự ra đời của Họ Đạo Đặng Giang sau này. Năm 1952 Đạo Cao Đài truyền về thôn Phúc Đức do ông Nguyễn Văn Bẫy chia sẻ cho bốn người khác, năm người này tìm đến Thánh Thất Thăng Long 29 Lý Thường Kiệt để tìm hiểu và nhập môn rồi về chia sẻ cho nhiều gia đình trong làng tin theo. Họ Đạo Phúc Đức nhanh chóng được thành lập.
Năm 1954 hiệp định Genever được ký kết, chia đôi lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, ông Cao Triều Phát cùng nhiều chức sắc các chi phái Cao Đài tập kết ra Bắc. Ngày 24/01/1955 ông Cao Triều Phát triệu tập cuộc họp thành lập Hội Thánh Cao Đài Duy Nhất tại 48 Hòa Mã, hợp nhất tòan bộ các chi phái Cao Đài tại miền Bắc. Việc hợp nhất này chỉ mang tính hình thức, trên thực tế thì các phái vẫn sinh hoạt riêng rẽ và có nghi thức thờ cúng riêng. Cơ sở 29 Lý Thường Kiệt vẫn do bà Khâm châu Hương Dư và ông Đầu tộc Thái Thái Thanh dẫn dắt, tín đồ Cao Đài Tây Ninh ở các tỉnh thành phía Bắc hàng năm vẫn tập chung về đây cúng lễ rất đông. Cơ sở 48 Hòa Mã do ông Cao Triều Phát và Tô Văn Pho điều hành một nhóm nhỏ tín đồ thuộc Ban Chỉnh Đạo và một số chức sắc chi phái khác tập kết ra Bắc. Hội Thánh Cao Đài Duy Nhất của ông Cao Triều Phát chỉ tồn tại được 2 năm sau khi ông mất năm 1956 thì tổ chức này cũng tan rã theo.
Năm 1975, sau khi một số chức sắc lãnh đạo Thánh Thất Cao Đài Thăng Long quy vị, một số khác thì di cư vào Nam, ông Tô Văn Pho một chức sắc Cao Đài thuộc Ban Chỉnh Đạo tiến hành sát nhập cơ sở Đạo Cao Đài Tây Ninh tại 29 Lý Thường Kiệt về 48 Hòa Mã. Từ đây, toàn bộ các cơ sở Đạo ở miền Bắc chịu dưới sự điều hành của Ban Chỉnh Đạo.
Năm 1982 Giáo hữu Ngọc Hậu Thanh trở về từ Tòa thánh Tây Ninh, ông cho triệu tập các chức việc và đồng Đạo ở Họ Đạo Phúc Đức tìm kế sách để phục hưng nền Đạo, nhưng phải đến năm 1998 ngôi Thánh Thất đầu tiên được xây dựng theo mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh ở khu vực miền Bắc mới được thành hình, tạo tiền đề cho các cơ sở đạo khác ở miền Bắc tách khỏi sự chi phối của Ban Chỉnh Đạo để trở về Tổ đình tòa thánh Tây Ninh. Năm 1999 ông được Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh bổ nhiệm chức Đại diện Hội đồng chưởng quản tại tỉnh Hà Tây (sau là Đại Diện Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tại Hà Nội). Ngày 18/11/2008 (21/10/Mậu Tý) Thánh Thất Đặng Giang được khởi công xây dựng sau 10 năm nỗ lực vận động của ông Lễ Sanh Thái Lợi Thanh. Đây là Thánh Thất thứ 2 được xây dựng theo mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh tại khu vực Hà Nội.
Đạo Cao Đài ở Hà Nội những năm qua trong cương vị là một tổ chức tôn giáo trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam cấp thành phố, cấp huyện và xã đều tham gia tích cực trong các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, … Đời sống người tín đồ ngày càng được cải thiện, hàng năm số lượng tín đồ vẫn không ngừng tăng lên trong các báo cao tổng kết thường niên của các Họ Đạo, không có các tệ nạn xảy ra trong con em nhà Đạo. Hiện tại có nhiều tín đồ Cao Đài thuộc 2 Họ Đạo đang phục vụ trong các lĩnh vực thuộc cơ quan nhà nước. Điều này minh chứng thêm một điều Giáo lý Cao Đài phù hợp với lối sống đạo đức, tinh thần của người dân khu vực phía Bắc, Giáo lý Cao Đài đã đang và từng bước thấm nhuần lên đời sống tinh thần của người tín đồ, nó có tác động tích cực tới tư duy, hành vi ứng xử, đạo đức, văn hóa của người tín đồ trong khu vực thành phố Hà Nội”.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Bài luận văn này có thể giúp cho Hội thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham khảo và áp dụng những đề xuất thúc đẩy sự phát triển chất lượng nguồn nhân lực chức sắc Cao Đài, đồng thời cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các chuyên gia khi nghiên cứu về Đạo Cao Đài có thể hiểu được những tác động ảnh hưởng của Giáo lý Cao Đài đến đời sống của người dân ở khu vực thủ đô Hà Nội.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Người viết kỳ vọng sau đề tài nghiên cứu này sẽ mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài về “Đạo Cao Đài ở vùng châu thổ sông Hồng” với cương vị là một nghiên cứu sinh.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (nếu có bài báo, đề nghị ghi đầy đủ thông tin liên quan)
Bài viết “Cơ Quan Phước Thiện của Đạo Cao Đài” Hội thảo quốc tế tổ chức tại trường Đại học KHXH&NV, tháng 12/2022, đang xin phép xuất bản.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: TA THANH GIAO
2. Sex: Male
3. Date of birth: 26/04/1988
4. Place of birth: Quoc Oai district – Hanoi city
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV, Dated: December 28th, 2022
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: The role of the Tay Ninh Holy See in the spirit of adepts in Hanoi
8. Major: Religious Code: 8229009.01
9. Supervisors: Doctor NGUYEN HUU THU
10. Summary of the findings of the thesis:
“The endogenous religion is a part of national cultural idenitity, it truly reflects the nation’s existing values. In that way, it directly impacts the morals spirit, beliefs, behaviors, and ideal of life of a person in particular, as well as a religions community in the general.
Caodaism is an endogenous religion officially founded on October 15th, the year of the tiger (1926) in Hoa Thanh, Tay Ninh. Up to now, through nearly 100 years of forming and developing domestically and in some countries where the Vietnamese community is living in the world, as well as 92 years of spreading doctrine to Hanoi capital, that has confirmed the role, position, and realistism of this religious thoughts systems.
Caodaist doctrine is the crystallization of the interference of Three Religions’ thoughts (Confucianism, Buddhism and Taoism) in the East and Catholic thoughts (Jewishness, Christianity and Islam) in the West, blending with the indigenous religious beliefs of the Vietnamese people.
In 1930, Caodaists appeared in Hanoi after Deacon (Lễ Sanh) Ngọc Hòa Thanh had spread the Caodaism doctrine to a small group of adepts when he was transferred to the Hanoi Post Office. In 1933, by officially assigning Priest (Giáo Hữu) Thượng Tuất Thanh to spread the Caodaism doctrine to Tonkin, the Tay Ninh Holy See officially laid the foundation for developing Caodaism in Hanoi and other northern provinces. Since then, Caodaism has spread and been widely developed in the inner area and some neighboring provinces. In 1943. Caodism was spread in the Đặng Giang village by Đặng Tiến Khanh, and Nguyễn Đình Hỷ’s family received and spread it to the many other followers, forming the Đặng Giang religious family in the future. In 1952, Nguyễn Văn Bẫy spread Caodaism to four other men in the Phúc Đức village, and then all five of them went to the Thăng Long Holy Temple at 29 Ly Thuong Kiet street to learn about and enter Caodaism befor sharing it with many other families in the village to follow. The Phúc Đức religious family was quickly formed.
In 1954, after signing the Geneva Acords, Vietnam was separated into two zones along the 17th parallel, so Cao Triều Phát and many dignitaries of Caodaism sectarians went to gather in the North. On October 24th, 1955, Cao Triều Phát convened a meeting to establish Unique Caodaism at 48 Hoa Ma street and to unify all Caodaism sectarians in the North. However, this unfying was just a formality, and in fact, these sectarians still operated separatelywith their own rituals. The 29th Ly Thuong Kiet group was led by Diocese Head (Khâm Châu) Hương Dư and Parish Chief (Đầu Tộc) Thái Thái Thanh Tay Ninh Caodaism adepts in the nothers provinces had often gathesed here to perform the rituals annually. The 48 Hoa Ma group was operaed by Cao Triều Phát and Tô Văn Pho, this was a small group of adepts Caodai Rectification Group (Ban Chỉnh Đạo) and some dignitaries of other sectarians gathered in the North. Cao Triều Phát’s Unique Caodaism only lasted for two years after his death in 1956, before it was ended.
In 1975, after some leader-dignitaries of the Thang Long Holy Temple returned to their positions, some others went to the South, and then Tô Văn Pho, a Caodaism dignitary of Caodaism Rectification Group, merged both the 29 Ly Thuong Kiet group and the 48 Hoa Ma into one at 48 Hoa Ma. Since then, all of the Caodaism groups in the North have been operated by Caodaism Rectification Group.
In 1982, Priest Ngọc Hậu Thanh came back from the Tay Ninh Holy See and called dignitaries and adepts in the Phúc Đức religious family to find a way to restore the religious background. However until 1998, the first Holy Temple was built like the Tay Ninh Holy See’s model in the North, forming the premise for the other religious groups in the North to take apart from the operation of Caodai Rectification Group as well as to return to the Tay Ninh Holy See. In 1999, the Tay Ninh Holy See assigned him to the representation position of Management Council (Hội Đồng Chưởng Quản) in Ha Tay province (after that was the representation of the Tay Ninh Holy See in Hanoi). On November 18th, 2008 (it was October 21th, the year of the rat), the Dang Giang Holy Temple was built after ten years that Deacon Thái Lợi Thanh had attempted to call for. This is the second Holy Temple built like the Tay Ninh Holy See’s model in Hanoi.
In recent years, as a religious organization of the Vietnamese Fatherland Frent at province district, and commune levels, Caodaism has actively taken part in grantitude, poverty reduction, environment protection movements, etc. The lives of adepts are improving better and better, the number of adepts continues to increase annually in the annual summary reports of religious families, and no evils are occurring in the religious families’ children. Nowadays, there are many Caodaists from to religious families working in various fields of state agencies. This further proves the Caodaism doctrine is appropriate to the ethics and spirit of the northern people’s lifestyle, the Caodaism doctrine has gradually penetrated the spirit of adepts, and it also impacts actively the thinking, behavious, morals and culture of adepts living in the Hanoi”.
11. Practical applicability, if any:
This thesis is useful for the Tay Ninh Holy See in reference to and applying to the thesis’ suggestions to help promote the human resources quality development Caodaism dignitaries, and it can also be used as a source of reference documents for Caodaism experts in researching to understand the Caodaism doctrine’s effects on Hanoi people.
12. Further research directions, if any:
This writer hopes that this research will open up further research directions for the topic of “Caodaism in the Red River Delta” as a postgraduate student.
13. Thesis-related publications:
The article about the internatinonal conference of “The Charity body of Caodaism” which was held at the VNU University of Social Sciences and Humanities in December 2022, is waiting for a publishing license.