TTLA: Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
USSH Media
2023-12-04T03:43:08-05:00
2023-12-04T03:43:08-05:00
//oddbark.com/vi/dao-tao/luan-an/ttla-nghien-cuu-phat-trien-san-pham-du-lich-co-trach-nhiem-tai-phu-quoc-tinh-kien-giang-22246.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
bet365 football
- ĐHQGHN
//oddbark.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ hai - 04/12/2023 03:40
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Xuân Hào 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 08/09/1980 4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4416/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019 của bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội, thời hạn từ 2019 đến ngày 2022. Khóa: QH-2019-X
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
8. Chuyên ngành: Du lịch 9. Mã số: 981010.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Phạm Hùng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
+ Mục tiêu chung
Góp phần phát triển du lịch bền vững thông qua việc gia tăng hơn nữa tính trách nhiệm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch tại Phú Quốc
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng phát triển du lịch nói chung, hiện trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch ở Phú Quốc nói riêng
- Xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở Phú Quốc
- Đề xuất hàm ý chính sách phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở Phú Quốc
+ Đối tượng nghiên cứu:
- Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch có trách nhiệm.
- Các yếu tố tác động đến phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: địa giới hành chính thành phố Phú Quốc, nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng nghiên cứu trong giai đoạn 2017 – 2021 được tổng hợp tại Phòng VHTT, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Chi cục thống kê Phú Quốc và Sở du lịch Kiên Giang. Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 04/2021 – 07/2021. Đối tượng thu thập khảo sát là Lãnh đạo DN (GĐ, PGĐ); Trưởng, phó bộ phận phòng ban; Giám sát/Quản lý/ Điều hành du lịch; Cơ quan quản lý du lịch. Kết quả thu thập sẽ xác định được thực trạng sự Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại điểm đến Phú Quốc. Thảo luận với các chuyên gia (2 lần) từ tháng 9 – 11/2021, điều tra sơ bộ từ tháng 04/2021 – 07/2021 và điều tra toàn bộ tháng 12/21 – 02/2022.
- Về nội dung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại điểm đến thành phố Phú Quốc.
+ Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó:
Nghiên cứu định tính: Được sử dụng như một nghiên cứu thăm dò để xác định các yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại Phú Quốc, qua đó giúp điều chỉnh mô hình nghiên cứu, đồng thời giúp khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng: Được tiến hành thông qua phiếu điều tra có cấu trúc được rút ra từ nghiên cứu định tính, đối tượng khảo sát gồm cán bộ khu phố, cán bộ các tổ chức đoàn thể, người dân địa phương (đại diện các hộ gia đình trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động kinh doanh sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại các điểm khảo sát).
Cụ thể, cơ cấu mẫu xác định được chọn là 418 mẫu được chọn như sau:
Số lượng các nhà quản lý, điều hành hoạt động du lịch được khảo sát điều tra
- Số lượng các nhà quản lý được khảo sát điều tra theo giới tính được định mức trong giới hạn: Nữ từ 30% -40%, Nam từ 40% - 60%.
- Độ tuổi đối tượng được khảo sát điều tra theo tuổi từ 20T – 33T là 20% – 30%; từ 30T – 50T là 30% - 0%; trên 50 T là 20% - 30%
- Số lượng các nhà quản lý được khảo sát gồm: Ban tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp là 5% – 10%; trưởng phó bộ phận phòng ban là 40% - 50% và Giám sát/Quản lý/ Điều hành du lịch 30% - 40% , cơ quan quản lý du lịch
Về loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Cơ sở kinh doanh DV du lịch.
+ Các kết quả chính
- Kết quả kiểm định cấu trúc tuyến Tính Trách Nhiệm cho thấy mô hình có bậc 150 tự do với giá trị thống kê Chi – square là 544,056 (p = 0,000); Chi – square/df = 1,542 < 2và các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu: GFI = 0,901 > 0,9 ; TLI = 0,919 > 0,9; CFI = 0,936 > 0,9 và RMSEA = 0,069 < 0,08.
- Kết quả kiểm định cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình Phát triển Sản Phẩm Du Lịch Có Trách Nhiệm có bậc 183 tự do với giá trị thống kê Chi – square là 443,345 (p = 0,000); Chi – square/df = 1,542 < 2v à các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu: GFI = 0,917 > 0,9 ; TLI = 0,938 > 0,9; CFI = 0,951 > 0,9 và RMSEA = 0,058 < 0,08. Như vậy, ta có thể kết luận là mô hình này thích hợp với dữ liệu thu thập từ khảo sát.
- Đóng góp mới của luận án
+ Về mặt lý luận: Du lịch có trách nhiệm giúp tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tính toàn vẹn môi trường, tạo sự công bằng xã hội, tăng cường lao động, phát huy các giá trị và tôn trọng văn hóa địa phương, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, hàm lượng văn hóa và giá trị đạo đức cùng giá trị trải nghiệm cao hơn. Với những đặc thù của khu vực nghiên cứu, luận án tiếp cận đánh giá sự phát triển du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý du lịch, nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến.
+ Ý nghĩa về thực tiễn: Có Sáu nhóm yếu tố còn lại gồm: 1/ Cầu du lịch (5 tiêu chí), 2/ Tài nguyên du lịch (5 tiêu chí), 3/Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (6 tiêu chí), 4/ Nguồn nhân lực du lịch (4 tiêu chí), 5/ Marketing du lịch (5 tiêu chí) và 6/ Tính có trách nhiệm (5 tiêu chí). Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đối với phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại Phú Quốc giữ vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu của luận án và là cơ sở để tác giả đề xuất một số khuyến nghị với mong muốn phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại thành phố Phú Quốc tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của nó.
+ Kết luận
- Kết quả của việc giám sát được đánh giá và thực thi, chỉ cần theo dõi những tác động của du lịch đối với cộng đồng và những lợi ích du lịch mang lại tính bền vững trong cộng đồng sẽ làm nên sự thành công trong quá trình hoạt động và phát triển điểm tham quan du lịch và các sản phẩm du lịch có trách nhiệm.
- Cho dù đáp ứng được nhu cầu nào thì các sản phẩm cần phải dựa trên hiểu biết tốt về quy mô, tính chất và đặc điểm của thị trường để đảm bảo đáp ứng được mong đợi của thị trường và đảm bảo được tính bền vững lâu dài. Để đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng cần tiến hành nghiên cứu thị trường để nắm được số lượng và đặc điểm của du khách có nhu cầu về hàng hóa hay dịch vụ cụ thể.
- Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được đánh giá, kiểm định trên cơ sở dữ liệu điều tra với cỡ mẫu là 418. Mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thị trường, các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 yếu tố: 1/ Cầu du lịch (CDL) 2/ Tài nguyên du lịch (TNDL), 3/ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSKT), 4/ Nguồn nhân lực du lịch (NNL), 5/ Marketing du lịch (MKDL) và 6/ Tính có trách nhiệm (TTN), là các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm của TP.Phú Quốc.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Các yếu tố đưa vào nghiên cứu mới chỉ giải thích được 62,5% sự biến động của phát triển du lịch có trách nhiệm, còn lại 37,5%, là do các yếu tố khác nhưng chưa được tác giả đề cập đưa vào nghiên cứu. vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo nên bổ sung thêm các yếu tố để đánh giá phát triển du lịch có trách nhiệm có kết quả cao hơn. Đồng thời, nghiên cứu được thực hiện tại Phú Quốc, khu vực có tính chất đặc thù về địa hình, khí hậu và đặc điểm riêng về dân cư, dân tộc nên có thể chưa làm rõ được những khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch có trách nhiệm và nội hàm của nó. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai nên mở rộng phạm vi nghiên cứu để có kết quả tốt hơn.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Ai Huu Tran, Hao Ngo Xuan (2021), “Green tourism-sustainable tourism development in Phu Quoc Island district”, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, ISSN Online: 2349-4182, pp. 21-24
- Ai Huu Tran, Hao Ngo Xuan (2021), “International economic integration to develop sustainable tourism in Sapa, Vietnam”, Psychology and Education Journal, ISSN: 1553-6939, pp. 7160-7171
- Hao Ngo Xuan, Ai Huu Tran (2021), “Sustainable Development of in rural mountainous areas, Viet Nam”, European Journal of Molecular & Clinical, Online ISSN: 2515-8260, pp. 3048-3060
- Hao Ngo Xuan, Ai Huu Tran (2021), “Industry 4.0: Phu Quoc Island sustainable tourism development”, Design Engineering, ISSN: 8394-8410, pp. 8394-8410
- Ngo Xuan Hao, Nguyen Pham Hung, Tran Huu Ai (2022), “Responsible tourism research and benefits solutions digital”, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, ISSN Online: 2349-4182, pp. 52-57
- Ngo Xuan Hao, Nguyen Pham Hung, Tran Huu Ai (2022), “Research on tourists’ perception of responsible tourism in Phu Quoc City”, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, ISSN Online: 2349-4182, pp. 46-51
- Ngo Xuan Hao, Nguyen Pham Hung, Phạm Xuan Hau (2023), “Smart tourism - Access to responsible tourism development in Phu Quoc destination”, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, ISSN Online: 2349-4182, pp. 6-10
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Ngo Xuan Hao
- Sex: Male
- Date of birth: 08/09/1980
- Place of birth: Nghe An
- Admission decision number 4416/2019/QĐ-XHNV dated 26/11/2019 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Changes in academic process: No
- Official thesis title: Research and develop responsible tourism products in Phu Quoc, Kien Giang province
- Major: Tourism
- Code: 9810101.01
- Supervisor: Assoc. Prof. Nguyen Pham Hùng
- Summary of the new findings of the thesis
- Research objectives:
Contribute to sustainable tourism development through further increasing responsibility in the production and consumption of tourism products in Phu Quoc
Specific research goals
+ Overview of research projects related to responsible tourism product development
+ Survey and evaluate the current status of tourism development in general, and the current status of production and consumption of tourism products in Phu Quoc in particular
+ Build and test a model of factors affecting the development of responsible tourism products in Phu Quoc
+ Proposing policy implications for responsible tourism product development in Phu Quoc
- Research subject:
- Responsible production and consumption of tourism products.
- Factors affecting responsible tourism product development.
- Research methods:
To achieve the research goals and carry out the above research tasks, the thesis uses a combination of qualitative and quantitative research methods, including:
Qualitative research: Used as an exploratory study to identify factors believed to influence responsible tourism product development in Phu Quoc, thereby helping to adjust the research model, At the same time, it helps to discover, adjust and supplement observed variables to suit the research context.
Quantitative research: Conducted through a structured survey drawn from qualitative research, survey subjects included neighborhood officials, officials of mass organizations, and local people (representatives). households directly or indirectly participating in responsible tourism product business activities at survey locations).
Specifically, the determined sample structure selected is 418 samples selected as follows:
Number of managers and operators of tourism activities surveyed
- The number of surveyed managers by gender is determined within the limits: Female from 30% - 40%, Male from 40% - 60%.
- The age of the surveyed subjects according to age from 20T - 33T is 20% - 30%; from 30T - 50T is 30% - 0%; over 50 T is 20% - 30%
- The number of managers surveyed includes: Board of Directors and Enterprise Directors is 5% - 10%; Deputy head of department is 40% - 50% and Tourism Supervision/Management/Operation 30% - 40%, tourism management agency
Regarding business type: Joint Stock Company, Limited Company, Private Enterprise, Tourism service business establishment.
- The main results:
- The results of testing the Linear Responsibility structure show that the model has 150 degrees of freedom with a Chi-square statistical value of 544.056 (p = 0.000); Chi – square/df = 1.542 < 2 and other criteria to evaluate the level of suitability are all satisfactory: GFI = 0.901 > 0.9 ; TLI = 0.919 > 0.9; CFI = 0.936 > 0.9 and RMSEA = 0.069 < 0.08.
- The results of linear structure testing show that the Responsible Tourism Product Development model has 183 degrees of freedom with a Chi-square statistical value of 443.345 (p = 0.000); Chi – square/df = 1.542 < 2v and other indicators of suitability are all satisfactory: GFI = 0.917 > 0.9 ; TLI = 0.938 > 0.9; CFI = 0.951 > 0.9 and RMSEA = 0.058 < 0.08. Thus, we can conclude that this model is suitable for data collected from the survey.
- Thesis new contributions
+ Theoretically: Responsible tourism helps economic growth, ensures environmental integrity, creates social justice, strengthens labor, promotes values and respects local culture, create tourism products with higher quality, cultural content, ethical values and experiential value. With the characteristics of the research area, the thesis approaches the assessment of responsible tourism development as an approach to tourism management, aiming to maximize economic, social, and environmental benefits and reduce Minimize costs to destinations.
+ Practical significance: Yes The remaining six groups of factors include: 1/ Tourism demand (5 criteria), 2/ Tourism resources (5 criteria), 3/ Tourism technical facilities ( 6 criteria), 4/ Tourism human resources (4 criteria), 5/ Tourism marketing (5 criteria) and 6/ Responsibility (5 criteria). Determining the influencing factors and the degree of influence of each factor on the development of responsible tourism products in Phu Quoc plays a very important role in the thesis's research and is the basis for the author's work. The author proposes a number of recommendations with the desire to develop responsible tourism products in Phu Quoc city commensurate with its potential and strengths.
- Conclusions:
- The results of monitoring are evaluated and implemented, simply monitoring the impacts of tourism on the community and the benefits tourism brings about sustainability in the community will make the process successful. operation and development of tourist attractions and responsible tourism products.
- Regardless of the need, products need to be based on a good understanding of the size, nature and characteristics of the market to ensure they meet market expectations and ensure sustainability. Castle. To ensure consumer demand, it is necessary to conduct market research to understand the number and characteristics of tourists who need specific goods or services.
- The concepts in the research model are evaluated and tested on the basis of survey data with a sample size of 418. The research model is consistent with market data, the hypotheses in the research model are consistent. Accepted. Research results show 6 factors: 1/ Tourism demand (CDL) 2/ Tourism resources (TNDL), 3/ Tourism technical facilities (CSKT), 4/ Tourism human resources ( Human Resources), 5/ Tourism Marketing (MKDL) and 6/ Responsibility (TTN), are factors that influence the development of responsible tourism products in Phu Quoc City.
- Further research directions
The factors included in the study only explain 62.5% of the variation in responsible tourism development, the remaining 37.5% is due to other factors but have not been mentioned by the author. study. Therefore, future studies should add more factors to evaluate responsible tourism development with higher results. At the same time, the research was conducted in Phu Quoc, an area with specific terrain, climate, and unique characteristics of population and ethnicity, so differences in factors affecting affects responsible tourism development and its connotations. Therefore, future studies should expand the scope of research to get better results.
- Thesis-related publications
- Ai Huu Tran, Hao Ngo Xuan (2021), “Green tourism-sustainable tourism development in Phu Quoc Island district”, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, ISSN Online: 2349-4182, pp. 21-24
- Ai Huu Tran, Hao Ngo Xuan (2021), “International economic integration to develop sustainable tourism in Sapa, Vietnam”, Psychology and Education Journal, ISSN: 1553-6939, pp. 7160-7171
- Hao Ngo Xuan, Ai Huu Tran (2021), “Sustainable Development of in rural mountainous areas, Viet Nam”, European Journal of Molecular & Clinical, Online ISSN: 2515-8260, pp. 3048-3060
- Hao Ngo Xuan, Ai Huu Tran (2021), “Industry 4.0: Phu Quoc Island sustainable tourism development”, Design Engineering, ISSN: 8394-8410, pp. 8394-8410
- Ngo Xuan Hao, Nguyen Pham Hung, Tran Huu Ai (2022), “Responsible tourism research and benefits solutions digital”, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, ISSN Online: 2349-4182, pp. 52-57
- Ngo Xuan Hao, Nguyen Pham Hung, Tran Huu Ai (2022), “Research on tourists’ perception of responsible tourism in Phu Quoc City”, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, ISSN Online: 2349-4182, pp. 46-51
- Ngo Xuan Hao, Nguyen Pham Hung, Phạm Xuan Hau (2023), “Smart tourism - Access to responsible tourism development in Phu Quoc destination”, International Journal of Multidisciplinary Research and Development, ISSN Online: 2349-4182, pp. 6-10