Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chụp ảnh cùng các nhà khoa học ĐHQGHN
Bản thảo bộ Quốc sử gồm 25 tập thông sử và 5 tập biên niên sự kiện lịch sử, là kết quả triển khai Đề án KHXH cấp Quốc gia “Nghiên cứu biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam”, với sự tham gia của gần 300 nhà khoa học, bắt đầu thực hiện từ năm 2014. Trong số 30 tập của bộ Quốc sử, có 16 tập là do các nhà khoa học của ĐHQGHN làm Chủ nhiệm, Chủ biên/ Đồng chủ biên; có 10 tập do các đơn vị trong ĐHQGHN là cơ quan chủ trì. Gần như toàn bộ các cán bộ nghiên cứu sử học của ĐHQGHN đã được huy động tham gia công trình này.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: chưa có nhiệm vụ KH&CN nào sau bước nghiệm thu cấp cơ sở lại có lễ bàn giao như Đề án Quốc sử. Trong số hàng nghìn đề tài, nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước đã nghiệm thu, nếu tính về số nhà khoa học tham gia, kinh phí thực hiện, hay trang bản thảo… Đề án Quốc sử chưa phải là lớn nhất. Tuy nhiên, Đề án này lại có nhiều điểm đặc biệt, thu hút sự quan tâm rộng rãi bởi ý nghĩa trân trọng quá khứ, nhìn nhận về các thời đại đã qua của lịch sử đất nước.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, quá trình triển khai nghiên cứu bộ Quốc sử hay Bách khoa thư... mới hoàn thành nghiệm thu cấp cơ sở. Sẽ còn những công đoạn tiếp theo để đi đến hoàn thiện, xuất bản. Tuy nhiên, kết quả được bàn giao ngày hôm nay là sự ghi nhận những đóng góp không mệt mỏi của các nhà khoa học, trong đó có cố GS Phan Huy Lê. "Các nhà khoa học đã tạo nên sản phẩm là kết tinh của "hồn thiêng sông núi" để tồn tại mãi với thời gian", Phó Thủ tướng nói.
Đề án bắt đầu được thực hiện từ năm 2014, do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan phê duyệt và tổ chức thực hiện. Bộ máy quản lý gồm Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và Ban Chủ nhiệm Đề án. Các nhiệm vụ thuộc Đề án là đề tài KHXH cấp Quốc gia. Đây là Đề án khoa học đầu tiên được thực hiện bằng phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng theo Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT- BKHCN-BTC ngày 30/12/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính.
Ban Chủ nhiệm Đề án và Hội đồng khoa học của Đề án chủ yếu là các cán bộ khoa học của ĐHQGHN như: Cố GS Phan Huy Lê, GS.TSKH Vũ Minh Giang, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, GS.TS Nguyễn Văn Khánh, PGS.TS Vũ Văn Quân…
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết, đây là một Đề án đặc biệt lớn về quy mô, phạm vi nghiên cứu, nhận được sự quan tâm của giới học giả trong, ngoài nước và đông đảo người dân. Trong các Chương trình, Đề án nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn, đây là Đề án đầu tiên thực hiện việc xây dựng Thể lệ biên soạn để bảo đảm sự thống nhất, quán triệt các nguyên tắc biên soạn của công trình. Thể lệ xác định rõ yêu cầu chung của công trình, mối quan hệ giữa các tập và quy định cụ thể về bố cục nội dung và các quy định trong cách trình bày của mỗi tập, bảo đảm ngay từ khi bắt đầu thực hiện. Ban Biên soạn của các đề tài theo đó đã cùng triển khai trên một quỹ đạo thống nhất.
Tại buổi lễ tiếp nhận, các thành viên Ban Chủ nhiệm Đề án đại diện cho các nhóm đề tài (thời kỳ cổ - trung đại, thời kỳ cận - hiện đại và biên niên sự kiện lịch sử) đã báo cáo về quá trình thực hiện cũng như nội dung của từng tập trong toàn bộ Lịch sử Việt Nam. Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết sau khi tiếp nhận bản thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức thẩm định chuyên gia, đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước đối với các đề tài thuộc Đề án.
"Các đề tài sẽ tiếp tục được hoàn thiện theo ý kiến chuyên gia và kết luận của Hội đồng khoa học, đối chiếu giữa các tập Thông sử, Biên niên, để bảo đảm chất lượng biên soạn, tính thống nhất của bộ Quốc sử trước khi biên tập xuất bản" và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020 theo lộ trình đề ra.
Sản phẩm thuộc Bộ Lịch sử Việt Nam do cán bộ khoa học của ĐHQGHN làm Chủ nhiệm, Chủ biên/ Đồng chủ biên:
TT |
Tên đề tài |
Chủ nhiệm (CN), Chủ biên (CB), đồng chủ biên (ĐCB) |
Cơ quan chủ trì |
1. |
LSVN – Tập 1 (thời kỳ nguyên thủy) |
ĐCB: PGS.TS Hán Văn Khẩn |
Viện Khảo cổ học, Viện HLKHXHVN |
2. |
LSVN – Tập 2 (thế kỷ VII TCN đến năm 179 TCN) |
CB: GS Phan Huy Lê |
Hội Khảo cổ học VN |
3. |
LSVN – Tập 3 (179 TCN - 905) |
CN-ĐCB: GS.TS Nguyễn Văn Kim CB: GS.TSKH Vũ Minh Giang ĐCB: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc |
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
4. |
LSVN – Tập 5 (1009 - 1226) |
CN-CB: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc |
Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN |
5. |
LSVN – Tập 6 (1226 – giữa thế kỷ XIV) |
CN-ĐCB: TS Phạm Đức Anh CB: GS.TSKH Vũ Minh Giang |
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
6. |
LSVN – Tập 10 (Đàng Ngoài từ 1593 đến 1771) |
CN-ĐCB: GS.TS Hoàng Anh Tuấn CB: PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ |
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
7. |
LSVN – Tập 12 (1771 - 1802) |
CN-CB: GS Phan Huy Lê
|
Hội Khoa học Lịch sử VN |
8. |
LSVN – Tập 13 (1802-1858) |
CN-CB: PGS.TS Vũ Văn Quân |
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
9. |
LSVN – Tập 14 (1858-1884) |
CN-CB: GS.TS Đỗ Quang Hưng |
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
10. |
LSVN – Tập 17 (1919-1930) |
CN-ĐCB: PGS.TS Trần Viết Nghĩa CB: GS.TS Nguyễn Văn Khánh |
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
11. |
LSVN – Tập 18 (1930-1939) |
CN-CB: GS.TS Phạm Hồng Tung |
Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN |
12. |
LSVN – Tập 19 (1939-1945) |
ĐCB: PGS.TS Vũ Quang Hiển |
Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh |
13. |
LSVN – Tập 24 (1986-2000) |
CN-ĐCB: PGS.TS Nguyễn Đình Lê |
Học viện Chính trị Khu vực I |
14. |
LSVN – Tập 25 (2000-2015) |
CN-CB: GS.TS Phùng Hữu Phú |
Hội đồng Lý luận TW |
15. |
Biên niên sự kiện LSVN – Tập II (1400 - 1771) |
CN-ĐCB: PGS.TS Đặng Hồng Sơn CB: PGS.TS Vũ Văn Quân |
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
16. |
Biên niên sự kiện LSVN – Tập III (1771 - 1858) |
CN-CB: PGS.TS Phan Phương Thảo |
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
ĐHQGHN bên cạnh những thành tựu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao,không ngừng gia tăng số lượng công bố quốc tế, sản phẩm chuyển giao và thương mại hóa, xếp hạng đại học…, sứ mệnh và trách nhiệm quốc gia còn được thể hiện trong việc xây dựng, triển khai các nhiệm vụ KH&CN lớn mang tầm quốc gia và dấu ấn thời đại. Cùng với Đề án Nghiên cứu biên soạn Bộ Lịch sử Việt Nam, ĐHQGHN đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ KH&CN quan trọng khác như: Chương trình Tây Bắc, Nhiệm vụ Quốc chí, Dự án Kinh điển phương Đông, Dự án Phát triển Trung tâm tư liệu Việt Nam học… Những nhiệm vụ đó góp phần khẳng định tiềm lực, uy tín, vị thế của ĐHQGHN. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn