PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN chủ trì hội nghị
Hoạt động thực tập, thực tế mang lại giá trị thiết thực cho quá trình học tập của sinh viên
Trong báo cáo tổng kết hoạt động thực tập, thực tế được trình bày tại Hội nghị, Ths. Phạm Văn Huệ - Phó Trưởng phòng Đào tạo cho biết, hoạt động thực tập thực tế cho sinh viên được nhà trường chú trọng triển khai với việc gia tăng thời lượng học này trong các CTĐT. Từ năm 2015 - 2020, hoạt động thực tập, thực tế trong nước chiếm 89,9%, ở nước ngoài chiếm 10,1%. Từ năm 2020 - 2023, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động thực tập, thực tế trong nước chiếm 95,9% và ở nước ngoài chiếm 4,1%.
Ths. Phạm Văn Huệ - Phó Trưởng phòng Đào tạo trình bày báo cáo Tổng kết công tác thực tập, thực tế tại bet365 football
, ĐHQGHN
Việc thực tập, thực tế sẽ giúp sinh viên được áp dụng các nội dung học tập tại nhà trường và thực tế, trải nghiệm môi trường làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trau dồi vốn sống và kinh nghiệm làm việc.
Theo kết quả khảo sát, 68,5% sinh viên được khảo sát đánh giá hoạt động thực tập, thực tế là quan trọng đối với sinh viên trong quá trình học tập, 76,5% đánh giá thời gian thực tập là hợp lý, 72,2% hài lòng về các cơ sở thực tập, thực tế do khoa/viện giới thiệu. Địa chỉ thực tập, thực tế do nhà trường giới thiệu là những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp uy tín, sinh viên được thực tập đúng với chuyên ngành đào tạo. Trong quá trình thực tập, thực tế, sinh viên được thầy cô quan tâm, giải quyết thắc mắc kịp thời; thời gian của 02 học phần thực tập thực tế và thực tập tốt nghiệp phân bổ hợp lý.
Phản ánh những mong muốn của sinh viên, Ths Phạm Văn Huệ cho biết, sinh viên đề xuất các khoa/viện hỗ trợ tìm kiếm nơi thực tập sớm (từ năm 2), đơn vị thực tập có uy tín. Nhà trường cần tăng số ngày thực tập, tổ chức thêm nhiều chuyến đi thực tế và nội dung thực tập mang tính trải nghiệm nhiều hơn.
TS. Nguyễn Thị Kim Chi - Phó trưởng khoa Khoa học Quản lý đánh giá cao chủ trương của nhà trường trong việc triển khai mạnh mẽ hoạt động thực tập, thực tế của sinh viên và đề xuất các cơ chế mở cho sinh viên trong hoạt đông này
TS. Đặng Kim Khánh Ly - Trưởng khoa Xã hội học đề xuất nhà trường mở rộng quy định về thực tập, thực tế cho sinh viên ở các ngành học đặc thù
Đạng hóa hoạt động thực tập, thực tế dành cho sinh viên VNU-USSH ở nước ngoài
Hoạt động thực tập, thực tế tại nước ngoài đã được triển khai thường niên tại nhiều đơn vị đào tạo của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. Các khoa/viện triển khai thường xuyên hoạt động thực tập, thực tế tại nước ngoài như Khoa Đông Phương học, Quốc tế học, Ngôn ngữ học, Du lịch học, Văn học…Các nước mà nhà trường tổ chức thực tập, thực tế gồm Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Ấn Độ…
Theo PGS.TS Bùi Thành Nam - Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng phòng Đào tạo, nhà trường chủ trương đa dạng hóa hoạt động thực tập, thực tế dành cho sinh viên, trong đó nhấn mạnh tới hoạt động thực tập, thực tế tại nước ngoài. Hoạt động này nhằm rộng mở cho sinh viên trải nghiệm thực tế đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học uy tín trên thế giới, mặt khác thu hút sinh viên quốc tế tới học tập tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. Trong năm 2024, Trường ĐH KHXH&NV có kế hoạch thu hút 1.100 sinh viên quốc tế tới học tập tại nhà trường và tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa ở các địa điểm tại Việt Nam.
PGS.TS. Bùi Thành Nam - Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng phòng Đào tạo nhấn mạnh chủ trương tổ chức thực tập, thực tế cho sinh viên tại nước ngoài
Trao đổi tạo Hội nghị, TS. Vũ Minh Hải - Phòng Hợp tác và phát triển, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN cho biết, theo chỉ đạo của Ban giám hiệu về tăng cường hoạt động thực tập, thực tế cho sinh viên tại nước ngoài, trong thời gian qua, Phòng Hợp tác và phát triển đã thúc đẩy hợp tác cùng nhiều trường đại học lớn trên thế giới để tổ chức hoạt động này. Dự kiến trong năm 2024, Trường ĐH KHXH&NV sẽ triển khai chương trình trao đổi sinh viên với 03 học viện, trường đại học lớn tại Trung Quốc (Học viện Hồng Hà, trường Đại học Khoa học Kỹ thuật và Điện tử Quế Lâm) và Thái Lan với chi phí hợp lý dành cho cán bộ, giảng viên và sinh viên VNU-USSH.
Theo đó, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN sẽ được tham gia chương trình học tập có công nhận tín chỉ tại các trường đại học, học viện, tìm hiểu ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật truyền thống và thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp tại nước sở tại. Việc trao đổi tín chỉ, giao lưu văn hóa với các học viện, trường đại học lớn trên thế giới sẽ là lợi thế lớn của sinh viên trong quá trình học tập, trau dồi, mở mang tri thức và kinh nghiệm sống.
TS. Vũ Minh Hải - Phòng Hợp tác và phát triển, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
Khoa Ngôn ngữ học là đơn vị tiêu biểu trong việc tổ chức các chương trình thực tập, thực tế cho sinh viên tại nhiều trường đại học lớn ở Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc… Theo khảo sát, 100% sinh viên tham gia hoạt động này đều hài lòng với thời gian học tập, kinh phí và những giá trị mà sinh viên nhận được trong quá trình tham gia hoạt động thực tập, thực tế.
PGS.TS. Trần Thị Hồng Hạnh - Phó Trưởng khoa Ngôn ngữ học chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động thực tập, thực tế cho sinh viên tại các trường đại học ở nước ngoài
TS. Vũ Hương Lan - Phó trưởng khoa Du lịch học đóng góp ý kiến trong văn bản Hướng dẫn công tác thực tập, thực tế tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
TS. Nguyễn Hồng Duy - Phó trưởng khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng kiến nghị một số nội dung trong quy định về văn bản, biểu mẫu
TS. Đào Minh Quân - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và CNTT, nguyên Phó trưởng phòng Đào tạo chia sẻ về kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động thực tập, thực tế theo quy định của ĐHQGHN
Kết luận hội nghị, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương chỉ đạo:
1. Các đơn vị đào tạo cần rà soát và gửi ý kiến phản hồi về Văn bản Hướng dẫn thực tập thực tế tại Trường ĐHKHXH&NV cho Nhà trường (qua Phòng Đào tạo) trước ngày 05/4/2024.
2. Phòng Đào tạo, Phòng Hợp tác - Phát triển, Trung tâm hỗ trợ và hợp tác đào tạo và các đơn vị đào tạo tạo thông báo kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác thực tập, thực tế cho sinh viên tại nước ngoài.
3. Tiếp tục điều chỉnh chương trình đào tạo và lịch trình đào tạo đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sinh viên hoàn thành chương trình thực tập, thực tế đáp ứng các quy định, quy chế hiện hành.
4. Các đơn vị đào tạo cần xây dựng kế hoạch thực tập theo năm học và cần thông báo sớm kế hoạch thực tập thực tế tới sinh viên, tránh trùng kỳ thi hết môn, đảm bảo về chuẩn đầu ra của học phần, đảm bảo đúng quy định, quy chế, đúng biểu mẫu. Mở rộng kênh kết nối đối với các cơ sở thực tập, chia sẻ kho dữ liệu về cơ sở thực tập nhằm giúp sinh viên được thực tập, thực tế đúng chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo. Tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi thực tập và tốt nghiệp.
5. Phòng Đào tạo phối hợp với Phòng kế hoạch - Tài chính tham mưu cho Ban Giám hiệu xem xét nguồn kinh phí hỗ trợ bổ sung cho sinh viên, giảng viên hướng dẫn, bộ phận quản lý, giám sát đảm bảo cho công tác thực tập thực tế tốt hơn trong thời gian tới.
Hội nghị Tổng kết công tác thực tập, thực tế nhận được nhiều ý kiến tham góp của lãnh đạo các phòng/trung tâm chức năng và các khoa/viện