bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Điều chỉnh CTĐT bậc đại học: Kiên định yếu tố Hàn lâm, Hiện đại và Liên ngành

Thứ sáu - 29/03/2024 10:05
Đây là những từ khóa trong chiến lược phát triển của Trường ĐH KHXH&NV trong thời gian tới được nhấn mạnh tại Hội nghị Tổng kết công tác điều chỉnh chương trình đào tạo (CTĐT) bậc đại học được tổ chức sáng nay ngày 29/3/2024.
Hội nghị có sự tham dự của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV cùng lãnh đạo phòng Đào tạo, các phòng/trung tâm chức năng và các khoa/viện của nhà trường.
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác điều chỉnh chương trình đào tạo (CTĐT) bậc đại học
Báo cáo tổng kết tại hội nghị, PGS.TS Bùi Thành Nam - Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng phòng Đào tạo cho biết, trong 17 năm qua nhà trường đã có 06 lần điều chỉnh CTĐT nhằm đổi mới hoạt động đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học, xã hội và xu hướng phát triển các CTĐT liên ngành của thế giới.
Theo PGS.TS Bùi Thành Nam, điểm mới trong việc điều chỉnh CTĐT năm 2023 là việc giảm số tín chỉ để tiệm cận ngưỡng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp sinh viên có kế hoạch hoàn thành chương trình học tập trong 4 năm. Bên cạnh đó, để đáp ứng mục tiêu điều chỉnh một số học phần theo hướng liên ngành, các Khoa/Viện trong toàn trường cần có kế hoạch sử dụng chung nguồn lực nhân sự và một số môn học trong CTĐT giữa các đơn vị.
Trong quá trình điều chỉnh, nhà trường đã được ĐHQGHN ủy quyền ban hành CTĐT, tiến độ triển khai việc điều chỉnh được nhanh chóng, kịp thời so với nhu cầu thực tế. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban giám hiệu nhà trường trong việc điều chỉnh CTĐT, còn có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các phòng/trung tâm với các khoa/viện. Do vậy, Trường ĐH KHXH&NV là đơn vị đầu tiên trong ĐHQGHN hoàn thành việc điều chỉnh CTĐT.
PGS.TS Bùi Thành Nam nhấn mạnh, “Hàn lâm, Hiện đại và Liên ngành” là những từ khóa nằm trong chiến lược phát triển mà Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN kiên định thực hiện trong thời gian tới. Do đó, việc điều chỉnh CTĐT là nhiệm vụ thường xuyên và các đơn vị đào tạo cần ở trong tâm thế luôn luôn sẵn sàng.
PGS.TS Bùi Thành Nam - Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng phòng Đào tạo trình bày báo cáo tổng kết công tác điều chỉnh CTĐT
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đánh giá cao việc điều chỉnh CTĐT rất kịp thời của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của người học và xã hội. Việc điều chỉnh CTĐT đã trở thành một công việc thường xuyên của Viện như việc bổ sung các học phần chung trong khối ngành và nhóm ngành để nâng khả năng liên thông giữa các CTĐT, tăng các tín chỉ về thực tập, thực tế nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tiễn kỹ năng mềm, , đáp ứng yêu cầu của các ngành học như Báo chí, Quan hệ công chúng.
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông
 
TS. Phạm Hoàng Giang - Trưởng khoa Triết học chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng CTĐT Triết học quản trị vừa đảm bảo tính chất của ngành học khoa học cơ bản vừa đảm bảo tính hiện đại, liên ngành
TS. Nguyễn Thị Anh Thư - Phó Trưởng khoa Tâm lý học s xây dựng CTĐT xuyên suốt các bậc học từ Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ và đào tạo bằng đại học thứ 2
Theo TS. Phạm Huy Cường - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, việc điều chỉnh 100% CTĐT là nỗ lực rất lớn của nhà trường nhằm đảm bảo các yêu cầu về đảm bảo chất lượng CTĐT theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và ĐHQGHN.
Kết luận Hội nghị, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương chỉ đạo giao cho Phòng Đào tạo làm đầu mối chủ động xây dựng kế hoạch điều chỉnh, xây dựng CTĐT bậc đại học giai đoạn 2022 -2027 theo lộ trình điều chỉnh giữa giai đoạn (2015-2016) và cuối giai đoạn (2028-2029).
Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương nhấn mạnh, các khoa/viện cần tăng cường chủ động xây dựng các CTĐT mới, tiếp tục rà soát các chương trình đào tạo đang tổ chức đào tạo theo hướng vừa đảm bảo tính chuyên sâu của ngành, vừa đảm bảo tính hiện đại và liên ngành. Trong giai đoạn 2024-2028, nhà trường phấn đấu ban hành mới ít nhất 04 CTĐT. Cần có các chính sách tư vấn, hỗ trợ người học ngay từ khi còn là người học tiềm năng đến khi học tập tại trường, các nhóm sinh viên có điểm học tập thấp hoặc chậm tiến trình học tập, sinh viên học chương trình đào tạo thứ hai.
Sự đồng lòng, chung sức, tập trung trí tuệ và tâm huyết của các đơn vị toàn trường trong việc đổi mới CTĐT sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, mang lại các sản phẩm đào tạo uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu của nhà trường.

Tác giả: Thuy Dzung – USSH Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây